Điểm sáng Việt Nam

Đã 72 năm công cuộc xây dựng một nước Việt Nam mới - như Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945. Cả quãng đường dài đó, thời gian thực để thực hiện "kiến quốc" cũng đã hơn 40 năm, còn lại là thời gian thực hiện "kháng chiến" để giành độc lập tự do cho một Tổ quốc thống nhất.
Điểm sáng Việt Nam
Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng

Ở thời điểm hiện tại, khi Việt Nam đã, đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, trước những thách thức của thời đại, cần nhìn nhận thấu đáo về mô hình tăng trưởng để phát triển bền vững cho đất nước.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong GDP ngày càng tăng. Một số ngành như năng lượng, cơ sở hạ tầng đường bộ - hàng không có bước đột phá lớn. Thành tựu về xóa đói, giảm nghèo, đột phá về nông nghiệp (bao gồm cả thủy sản - chăn nuôi) và an ninh lương thực cũng như ổn định xã hội là những thành công được đông đảo quần chúng nhân dân cảm nhận hàng ngày và bạn bè quốc tế coi là "điểm sáng Việt Nam". Đặc biệt đáng tự hào khi chúng ta đạt được những điều đó trong bối cảnh vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh 30 năm và cấm vận bao vây kinh tế gần 20 năm…

Tiếp tục tinh thần nhìn thẳng vào sự thật của Đại hội đổi mới (1986) phải thừa nhận: Việt Nam đã lỗi hẹn với lời hứa cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Đây chính là thời gian thích hợp nhất để Việt Nam nhìn lại mình và chuẩn bị kỹ bước đi tiếp theo. Có lẽ, chúng ta cần thêm 15 năm nữa với nỗ lực vượt bậc thì mới đạt được các mục tiêu mà Cương lĩnh 1991 của Đảng đã đề ra. Lúc đó các nước quanh ta cũng sẽ có những tiến bộ. Như vậy mục tiêu đuổi kịp và vượt các nước trong "top 4" của ASEAN ngày càng khó khăn. Có thể nói, bối cảnh quốc tế đặt ra với nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng khốc liệt không kém giai đoạn 1945. Ngoài các yếu tố địa chính trị, khí hậu, địa kinh tế... với tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ và áp lực toàn cầu hóa, có thể nêu ra ba yếu tố cơ bản đòi hỏi chúng ta phải có tư duy và hành động mới.

Một là, quan niệm về một nền kinh tế hiện đại bền vững đã thay đổi. Các nước tiên tiến trên thế giới (nhóm các nước OECD) đã tự thay đổi mô hình tăng trưởng truyền thống nhờ sử dụng các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế như lao động, tài nguyên...

Hai là, rủi ro và khủng hoảng diễn ra thường xuyên với quy mô thiệt hại ngày càng lớn hơn. Để khắc phục tình trạng này, chính sách phát triển kinh tế vĩ mô của các quốc gia trong nhóm OECD đã có bước phát triển vượt bậc cả về lý thuyết và điều hành, mà chúng ta hay dùng khái niệm chính sách và biện pháp xử lý điều hành kinh tế phi truyền thống để miêu tả. Chính việc sử dụng khái niệm như vậy, vô hình trung, đã che khuất đột phá về lý thuyết kinh tế vĩ mô.

Ba là, khoảng cách tuyệt đối về trình độ phát triển giữa các nhóm quốc gia ngày càng tăng lên. Một bên là nhóm các nước có nền khoa học - kỹ thuật hiện đại, có khả năng phát triển hay tiếp thu công nghệ mới để làm động lực cho tăng trưởng kinh tế - ổn định xã hội; một bên là nhóm các quốc gia không đủ năng lực cả về quản trị quốc gia lẫn khoa học công nghệ để hấp thu khoa học công nghệ mới mà vẫn dựa vào lý thuyết và công cụ cũ như vốn, lao động, tài nguyên.

Nếu so sánh với nhóm bốn nước dẫn đầu khu vực hiện nay, ngoài các khó khăn chung của kinh tế thế giới, Việt Nam còn phải xử lý tốt ba thách thức vừa nêu trên. Việt Nam phải quay trở lại thời kỳ có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất là 7% và phải duy trì trong toàn bộ thời gian từ nay đến năm 2030. Thách thức này sẽ ngày càng lớn, bởi sau khoảng 20 năm nữa, lợi thế "dân số vàng" của Việt Nam sẽ không còn nữa. Do đó, giải pháp cấp bách và lâu dài là Việt Nam phải tái cơ cấu nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới phù hợp với đặc điểm riêng của mình, nhưng đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập trong tình hình mới.

Điểm sáng Việt Nam
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng ổn định, bền vững

Cùng đó, Việt Nam phải chọn con đường riêng là xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững không dựa vào kế hoạch hóa (tức là không dựa vào nhận thức, trình độ chủ quan của một số người). Nền kinh tế không được phép chỉ dựa vào nguồn lực nhà nước mà phải phân chia rõ nhà nước chỉ được phép làm gì để bảo đảm hiệu quả tiền thuế của dân, còn lại là để xã hội đầu tư thực hiện và nộp thuế theo quy định. Mặt khác, nền kinh tế phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ thành công của việc thực hiện phương châm "đi tắt đón đầu", "đi thẳng vào công nghệ cao qua các hình thức chuyển giao công nghệ phù hợp" của ngành viễn thông, chúng ta phải quán triệt nhận thức: Nền kinh tế phải biết thị trường nội địa, thị trường quốc tế cần gì (về giá, mẫu mã, thời gian giao hàng), từ đó xác định rõ khả năng đáp ứng của Việt Nam. Câu trả lời từ thị trường chính là định hướng phát triển của kinh tế nước ta. Từ hoạch định vĩ mô, phải dự báo được xu thế phát triển của thị trường theo hướng "công nghệ xanh" gắn với phát triển bền vững và vấn đề thực phẩm an toàn.

Với đặc thù của Việt Nam, phải tập trung gắn phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động với vấn đề nông nghiệp, trước mắt có nguồn lao động với giá nhân công phù hợp để phục vụ công nghiệp, đồng thời nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, đưa nông nghiệp đi đầu trong "phát triển xanh", tạo đột phá trong an ninh lương thực, an toàn thực phẩm. Chỉ có như vậy mới xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển bền vững với ổn định xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong phân phối địa tô khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, đất đô thị.

Bên cạnh các vấn đề mô hình tăng trưởng, cần tập trung xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hay nói cách khác là xây dựng bộ máy chính quyền hiện đại "của dân, do dân, vì dân" với mỗi cán bộ công chức là một công bộc trung thành của dân.

Tập trung phân định rõ vai trò nhà nước và vai trò thị trường bảo đảm nền kinh tế vận hành theo quy luật cơ bản của kinh tế thị trường tạo ra lợi nhuận cho xã hội. Nhà nước sẽ điều tiết lợi nhuận đó bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên tham gia thị trường, giữ vững động lực phát triển kinh tế chính là phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để làm được nhiệm vụ này, vai trò nhà nước trong kiến tạo, giám sát và điều tiết thị trường thông qua luật pháp là rất quan trọng, quyết định sự thành công của cả quá trình. Không gian kinh tế phải là chủ đạo, ưu tiên trong quá trình chỉ đạo phát triển đất nước, không vì không gian hành chính mà hạn chế không gian kinh tế.

Thực hiện thành công các mục tiêu mà Cương lĩnh 2011 của Đảng đã chỉ ra là nhiệm vụ quan trọng, trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Đây là vấn đề thiết yếu và vô cùng quan trọng, cần nghiêm túc xem xét việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ này trong những năm vừa qua ngay tại Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng lần thứ 12 để Đảng thực hiện lời hứa với dân tộc, đất nước…
TS. Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân gặp gỡ Hội hữu nghị Việt Nam - Bulgaria và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria.
Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đang lấy ý kiến Quốc hội, vấn đề phân cấp, phân quyền được nhiều đại biểu quan tâm.
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 24-28/11) theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11 (IPTP 11).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Tin cùng chuyên mục

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm đã củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho phát triển quan hệ Việt Nam-Malaysia.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 23/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm và xây dựng ngành hóa chất của chúng ta mang tính hiện đại hơn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Trường Đại học Quốc gia Malaya nhân chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21-23/11/2024.
Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy hai nước.
Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao và trân trọng những trăn trở, tâm huyết, trách nhiệm của bà con kiều bào nhằm góp phần xây dựng đất nước Việt Nam.
Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư mong muốn bà con tuân thủ các quy định pháp luật sở tại và hợp đồng lao động, nêu cao hình ảnh người Việt Nam.
Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Góp ý tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng đề nghị phải đổi mới tư duy, cách làm.
Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Tại phiên họp tổ Quốc hội sáng 23/11, ĐBQH cho hay, cần những quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Sáng ngày 23/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đi thị sát, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.
Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Chuyến công tác tại Brazil và CH Dominica của Thủ tướng khẳng định tầm nhìn chiến lược và sẵn sàng tham gia, đóng góp trách nhiệm trước vấn đề toàn cầu.
Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất cần phải có quy định phát triển công nghiệp bán dẫn trong Luật Công nghiệp công nghệ số.
Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sáng 23/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã trình bày trước Quốc hội Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi).
Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, chiều 22/11, Phu nhân Ngô Phương Ly đã đến thăm Viện Tim quốc gia Malaysia.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động