Khu du lịch Thác Bản Giốc

Điểm sáng phát triển kinh tế bền vững

Việc Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Thác Bản Giốc và quy hoạch chi tiết khu trung tâm du lịch Thác Bản Giốc được coi là tiền đề, cơ hội để kêu gọi, thu hút đầu tư, khai thác phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện Trùng Khánh cũng như tỉnh Cao Bằng.
Điểm sáng phát triển kinh tế bền vững
Khu du lịch Thác Bản Giốc đang hướng tới trọng điểm du lịch quốc gia

Đòn bẩy phát triển kinh tế

Trước cơ hội này, huyện Trùng Khánh đã xác định mục tiêu phát triển du lịch là đòn bẩy phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian tới. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh - Trưởng Ban quản lý Khu du lịch Thác Bản Giốc cho biết, địa phương đã đề xuất đưa vào kế hoạch đầu tư công một số danh mục dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục dựng làng nghề truyền thống để tạo ra sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm sớm đưa Trùng Khánh thành điểm sáng về du lịch của Cao Bằng; xây dựng Khu du lịch Thác Bản Giốc trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Đặc biệt, sản phẩm du lịch cộng đồng đang khá phát triển được xem là thế mạnh du lịch của địa phương, sau khi tỉnh Cao Bằng phê duyệt và cho huyện Trùng Khánh tiếp nhận dự án “Tăng cường sinh kế cho người dân tộc thiểu số thông qua du lịch cộng đồng” do tổ chức Helvetas (Thụy Sỹ) tài trợ. Ông Hùng đánh giá, hiện dự án đang được triển khai khá hiệu quả tại xóm Lũng Niếc (xã Đàm Thủy) và có những chuyển biến nhất định trong dân, trở thành sản phẩm du lịch thu hút du khách nhất của địa phương.

Hướng tới sự phát triển bền vững

Tuy nhiên, phát triển du lịch tại Thác Bản Giốc còn một số vướng mắc. Đó là, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết vùng lõi (có diện tích 200 héc-ta là khu hợp tác chung với phía Trung Quốc) mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chưa được công bố cụ thể nên chưa có cơ sở để kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng. Ngoài ra, hệ thống thu gom rác thải, xử lý môi trường chưa được đầu tư, hoạt động quảng bá du lịch chưa được quan tâm – ông Hùng nhấn mạnh.

Điểm sáng phát triển kinh tế bền vững
Vào tháng 10/2017, lần đầu tiên sẽ diễn ra Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc để quảng bá du lịch của Trùng Khánh

Trước những tồn tại hiện nay, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào Khu du lịch Thác Bản Giốc, địa phương đã đề xuất tháo gỡ một số khó khăn. Đó là: Sớm công bố Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Thác Bản Giốc để có căn cứ pháp lý quản lý đầu tư xây dựng; tạo cơ chế thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư; Ủy ban điều phối Khu hợp tác khai thác chung Thác Bản Giốc cần sớm đi vào hoạt động, ban hành quy chế hoạt động phù hợp; bố trí kinh phí hợp lý để xúc tiến, quảng bá; bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc.

Trong lộ trình trở thành điểm sáng về mô hình phát triển kinh tế du lịch bền vững, ông Hùng cho biết thêm, địa phương rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. “Trùng Khánh đang đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nên vừa kết hợp tuyên truyền vừa lồng ghép, hỗ trợ người dân di dời chuồng trại, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan môi trường du lịch. Đồng thời, kêu gọi nguồn xã hội hóa thực hiện các công trình du lịch; từng bước thay đổi nhận thức của bà con thông qua các dự án, sản phẩm du lịch cộng đồng tiêu biểu” - ông Hùng chia sẻ.

Hàng năm, lượng khách du lịch đến Khu du lịch Thác Bản Giốc không ngừng tăng cao. Năm 2016, lượng khách du lịch tăng lên đến 180 nghìn lượt người, và năm 2017 ước đạt khoảng 200 nghìn lượt khách.
Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao