Ryan XF2R-1 Dark Shark, 1946. Là một nỗ lực tiếp theo để cải tiến Bell P-59 cho phép nó cất cánh từ boong tàu sân bay. Kết quả Ryan XF2R-1 Dark Shark được lai kết hợp giữa động cơ cánh quạt và động cơ phản lực, có thể tự do tăng tốc lên 800 km/h. Các thử nghiệm đã thành công, nhưng “cá mập đen” không may mắn sau khi kết thúc chiến tranh, dự án đã bị đóng lại vì một lý do thiếu triển vọng cho công nghệ tuabin và chỉ dừng lại ở giai đoạn tiền sản xuất.
|
Ryan XF2R-1 Dark Shark, 1946 |
Bell P-59 Airacomet, 1942. Máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của Mỹ, P-59 được ví như đi trước thời đại. Trong quá trình thử nghiệm P-59 cùng các loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt cùng thời, Mỹ nhận ra rằng chiếc chiến đấu cơ phản lực đời mới của họ thực chất lại không có gì quá vượt trội so với các loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt. P-59 đạt tốc độ 660 km/h ở độ cao 10 km, nhưng tăng tốc chậm, không thể mang đủ vũ khí, cộng với động cơ không đáng tin cậy nhất. Do đó, tất cả những chiếc P-59 được tạo ra chỉ được sử dụng để huấn luyện phi công, chứ không phải trong chiến đấu.
|
Bell P-59 Airacomet, 1942 |
Convair XF2Y Sea Dart, 1953. Máy bay chiến đấu phản lực thủy phi cơ. Người Mỹ cho rằng máy bay của Nhật Bản có hiệu quả trong Thế chiến II, Hoa Kỳ muốn tạo ra phản ứng siêu âm của riêng mình. Tuy nhiên, nguyên mẫu thiếu sức mạnh và sự ổn định, mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định. Dự án đã bị hủy bỏ vào năm 1957.
|
Convair XF2Y Sea Dart, 1953 |
Lockheed XF-90, 1949. Máy bay này được tạo ra như một máy bay chiến đấu tầm xa có khả năng hộ tống máy bay ném bom. Lockheed lấy thiết kế từ chiếc Lockheed P-80 Shooting Star, nhưng thay vì một động cơ duy nhất và cánh thẳng, nó lại được trang bị hai động cơ phản lực J34. XF-90 cho thấy khả năng cơ động tốt, mẫu đầu tiên không đạt được lực đẩy cần thiết khi cất cánh và lượng nhiên liệu dự phòng. Những mẫu tiếp theo không giải quyết được vấn đề quá tải, khiến cho dự án phải khép lại.
|
Lockheed XF-90, 1949 |
North American F-107, 1956. Không quân Mỹ cần một máy bay ném bom chiến đấu cỡ lớn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và F-107 là một trong những lựa chọn dựa trên chiếc F-100 thành công trước đó. Các thử nghiệm đã thành công, nhưng quân đội đã chọn mẫu F-105 Thunderchief để thực hiện mục tiêu trên.
|
North American F-107, 1956 |
Convair XFY-1 Pogo, 1954. Công ty Convair quyết định tạo ra một nguyên mẫu máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng được các nhà khoa học và quân đội thảo luận từ đầu kỷ nguyên hàng không. XFY-1 Pogo đã chứng minh là thành công trong tất cả các thử nghiệm, nhưng kết quả là dự án đã bị đóng cửa. Tuy nhiên, các ghế phóng được sử dụng trên XFY-1 Pogo với độ trễ trong việc mở dù đã trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các máy bay chiến đấu khác.
|
Convair XFY-1 Pogo, 1954 |
Northrop YA-9, 1972. Được thiết kế như một chiếc máy bay không quá phức tạp - đơn giản, rẻ tiền và có khả năng mang súng máy Gatling 30 mm. YA-9 được đem so sánh với máy bay chiến đấu Fairchild Republic A-10 Thunderbolt II nổi tiếng. Mặc dù, YA-9 đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu, nhưng nó cần phải được sửa đổi một chút và A-10 Thunderbolt II đã ngay lập tức được lựa chọn để sản xuất hàng loạt.
|
Northrop YA-9, 1972 |
Vought XF8U-3 Crusader III, 1958. Máy bay chiến đấu này là sự kế thừa cho Vought F-8 Crusader đã được chứng minh vào cuối thập niên 1950. Nhưng đối thủ của XF8U-3 Crusader III là F-4 Phantom huyền thoại, kết quả là F-4 Phantom đã giành chiến thắng. Mặc dù tốc độ và tính linh hoạt không đến nỗi tồi, nhưng giới chuyên gia quân sự vẫn thích đội bay gồm 2 phi công, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, được đánh giá cao hơn ở tốc độ và khả năng cơ động mà XF8U-3 Crusader III không thể hiện được.
|
Vought XF8U-3 Crusader III, 1958 |
Boeing X-32A/B, 2000. Được cho là một trong cuộc cạnh tranh máy bay chiến đấu chung với X-35 của Lockheed. X-32 được trình bày theo hai kiểu đó là mẫu cơ sở và mẫu cất cánh ngắn - hạ cánh thẳng đứng. Nhưng đối thủ của X-32 có thể chuyển đổi giữa các chế độ cất cánh và hạ cánh khác nhau bất cứ lúc nào, do đó dự án X-32 buộc phải hủy bỏ.
|
Boeing X-32A/B, 2000 |
General Dynamics F-16XL, 1982. Việc thay thế General Dynamics F-111 Aardvark cần một máy bay có khả năng hỗ trợ hỏa lực mạnh. F-16 được lấy làm cơ sở, nhưng với hình dạng cánh được sửa đổi để có thể mang nhiều vũ khí hơn và vẫn ổn định ở tốc độ cao. Nhưng đáng tiếc là chiếc F-16XL không thể cạnh tranh với các tiêm kích hạng nặng 2 động cơ.
|
General Dynamics F-16XL, 1982 |