Dịch vụ công trực tuyến trong xuất nhập khẩu: Giảm thời gian, chi phí
Xuất nhập khẩu 22/05/2019 06:18 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhằm nâng cao năng lực dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngay từ năm 2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1989/QĐ-BCT về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, liên tục cải tiến quy trình cấp phép, nâng cấp hệ thống điện tử với mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc khai báo, giảm thiểu thời gian xử lý và cấp phép hồ sơ; giảm thời gian, chi phí, giấy tờ trong quá trình làm thủ tục.
![]() |
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hàng hóa xuất nhập khẩu |
Tính đến hết năm 2018, Bộ Công Thương đã triển khai 47 dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở cấp độ 3 và 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương tại địa chỉ http:// online.moit.gov.vn. Đây đều là những thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ nhiều, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng trong năm 2018, số hồ sơ xuất nhập khẩu được xử lý trực tuyến là 1.484.656. Trong đó, một số dịch vụ công trực tuyến xuất nhập khẩu tiêu biểu như: Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 1.432.934 hồ sơ; khai báo hóa chất nhập khẩu: 50.893 hồ sơ. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến xuất nhập khẩu bên cạnh việc xuất phát từ nhu cầu nội tại về phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư và kinh doanh trong nước, còn cho thấy cố gắng của Bộ Công Thương đối với các cam kết hội nhập khu vực, nâng cao vị thế của quốc gia, tạo thuận lợi thương mại quốc tế.
Là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc cấp C/O qua internet, bà Phạm Thị Hải – Trưởng đại điện Công ty CP Tôn Đông Á - đánh giá, việc cấp C/O qua internet đã giúp hàng hóa của doanh nghiệp được thông quan nhanh chóng, giảm thiểu thời gian, chi phí... Đặc biệt, việc cấp C/O qua internet còn giúp minh bạch nguồn gốc xuất xứ, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã kết nối 11 dịch vụ công trực tuyến với NSW bao gồm: Cấp giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; cấp giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; cấp giấy phép nhập khẩu tự động mô-tô phân khối lớn; cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D; cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô; khai báo hóa chất; thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp; thủ tục nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại; thủ tục đề nghị cấp văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN; thủ tục thông báo chỉ tiêu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá.
Cũng trong năm 2018, Bộ Công Thương đã xử lý 164.152 hồ sơ điện tử thông qua NSW. Riêng đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã gửi sang SW và ASW 117.377 hồ sơ điện tử. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo kế hoạch của Bộ Công Thương, từ nay đến năm 2020, toàn bộ các thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ kết nối vào NSW. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh đạt 1,52 tỷ USD

Nguồn cung được bổ sung với tín hiệu tích cực, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Cơ chế “xanh hóa” của EU và sự thích ứng của doanh nghiệp Việt

Dư địa nào cho xuất khẩu viên nén gỗ Việt?

8,49 tỷ USD được chi để nhập khẩu sắt thép sau 10 tháng đầu năm 2023
Tin cùng chuyên mục

Đến nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD

Giá Arabica tăng mạnh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam kỳ vọng tăng cao dịp cuối năm

8 thương nhân được phân giao nhập khẩu 107 nghìn tấn đường

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023

Tháng 10/2023, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tăng

Những thay đổi về chính sách từ các thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam

Nguồn cung thiếu hụt, xuất khẩu cà phê tiếp tục có cơ hội tăng

Xuất khẩu tuần 20/11-26/11: Xuất khẩu tôm sang Mỹ khả quan, xuất khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh

Làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Giá xuất khẩu cà phê bình quân tháng 10/2023 sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục

Gia tăng tỷ lệ cao su chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc

Trung Quốc chiếm tới 99% thị trường xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng hồi phục những tháng cuối năm

Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Đông, châu Phi: Đâu là lực cản?

Hệ thống thông quan tự động đã hoạt động trở lại bình thường

Việt Nam - Vương quốc Anh: Tận dụng tốt các FTA để tăng thu hút FDI

Khánh Hòa: Xuất khẩu chính ngạch lô tổ yến đầu tiên sang Trung Quốc

Chuyển đổi xanh được xem là tất yếu và sống còn cho doanh nghiệp xuất khẩu
