Dịch chuyển phát triển năng lượng xanh- Xu hướng không thể đảo ngược

Chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược mà Việt Nam không thể đứng ngoài.
Tăng tốc chuyển dịch năng lượng xanh cùng chương trình "Năng lượng và Cuộc sống 2023" Diễn đàn “Thúc đẩy tiến trình phát triển năng lượng xanh, sạch và bền vững tại Việt Nam”

Nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng bền vững

Thời gian qua đã có nhiều chủ trương, chính sách, định hướng quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển như: Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triểnnăng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; và đặc biệt ngày 15/05/2023 Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Dịch chuyển phát triển năng lượng xanh- Xu hướng không thể đảo ngược

Tại Diễn đàn “Thúc đẩy tiến trình Phát triển Năng lượng xanh, sạch và bền vững tại Việt Nam" diễn ra sáng nay 27/9, TS. Mai Duy Thiện - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam nhấn mạnh, việc phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược mà Việt Nam không thể đứng ngoài, cũng là một cơ hội để phát triển, tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh, sạch và bền vững.

Thảo luận tại diễn đàn, ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương nêu, Việt Nam là một nền kinh tế năng động, với nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là điện năng ngày càng tăng cao. Giai đoạn 2011-2020, điện thương phẩm của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân là 9,6 %/năm. Dự kiến giai đoạn 2021-2030, mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân sẽ đạt 8,52 % đến 9,36 %.

Theo đó, xu thế phát triển hiện nay của các nền kinh tế trên thế giới là thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, sạch, giảm phát thải nhằm hướng đến mục tiêu trung hòa carbon. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chỉ ra, cam kết của Việt Nam tại COP26 được thể hiện thông qua Quy hoạch điện VIII, việc điều chỉnh lại cơ cấu nguồn điện theo từng giai đoạn tới năm 2045. Theo đó, Chương trình nguồn điện tập trung đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo so với trước đây (điện gió trên bờ tăng từ 16.000 MW (11%) vào năm 2030 tới 56.000 MW (14,4%) vào năm 2045; điện gió ngoài khơi tăng từ 7.000 MW (4,8%) vào năm 2030 lên tới 64.500 MW (16,6%) vào năm 2045; điện mặt trời quy mô lớn tăng từ khoảng 8.700 MW (6%) vào năm 2030 lên tới 76.000 MW (19,6%) vào năm 2045). Tỷ trọng điện năng của các nguồn năng lượng tái tạo (tính cả thủy điện) trong tổng điện năng sản xuất đạt 33,4% năm 2030 và 54,3% năm 2045, giúp tăng tính chủ động trong việc cung cấp điện, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.

pháp thực hiện quy hoạch ngành năng lượng, đáp ứng cam kết Net zero

Cam kết tại COP26 cũng được thể hiện thông qua việc điều chỉnh lại cơ cấu nguồn điện theo từng giai đoạn tới năm 2050. Không xây dựng mới nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030. Các nhà máy nhiệt điện than đã hết đời sống kinh tế và công nghệ cũ sẽ dừng hoạt động (dự kiến sau 40 năm vận hành), định hướng chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu sinh khối/amoniac sau 20 năm vận hành. Đến năm 2050, dừng sử dụng than cho phát điện.

Quy hoạch điện VIII xác định, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 121.757-145.989 MW (không bao gồm điện mặt trời mái nhà, nguồn cấp phụ tải riêng và đồng phát), trong đó: thủy điện 27.353-28.946 MW (tỷ lệ 19,8-22,5%); nhiệt điện than 30.127-36.327 MW (20,6-29,8%); nhiệt điện khí trong nước và LNG 30.330-39.430 MW (24,9-27%); năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, ...) 21.871-39.486 MW (18-27%); nhập khẩu điện 4.076-5.000 MW (3,3-3,4%).

Các nhà máy nhiệt điện than dự kiến đốt kèm nhiên liệu sinh khối hoặc amoniac sau 20 năm vận hành với tỷ lệ đốt kèm bắt đầu từ 20%, tăng dần dần lên 100%. Định hướng tới năm 2050 sẽ không còn nhà máy nhiệt điện sử dụng than trong hệ thống điện; Các nhà máy điện khí dự kiến đốt kèm hydro từ sau năm 2030, bắt đầu từ tỷ lệ 20%, tăng dần dần lên 100%. Trong tương lai, nếu công nghệ được hoàn thiện, giá thành hydro giảm thì sẽ xây dựng các nhà máy điện thế hệ mới sử dụng hoàn toàn hydro. Định hướng đến năm 2050, phần lớn các nhà máy nhiệt điện khí sẽ chuyển sang sử dụng hydro.

Theo Quy hoạch điện VIII, khối lượng hydro cần thiết để thay thế nguồn LNG nhập khẩu đến năm 2035 khoảng 0,7-1,4 triệu tấn, năm 2045 khoảng 9,5-11,3 triệu tấn, năm 2050 khoảng 16-17,4 triệu tấn. Ước tính sơ bộ cho thấy tiềm năng năng lượng tái tạo trong nước đảm bảo sản xuất đủ hydro xanh cho sản xuất điện.

Ông Bùi Quốc Hùng nhìn nhận với chương trình phát triển nguồn như vậy, phát thải khí CO2 đạt đỉnh 250 triệu tấn vào năm 2035, sau đó giảm dần xuống 175 triệu tấn vào năm 2045 và ước đạt 42 triệu tấn vào năm 2050. Việc phát thải cơ bản đáp ứng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Tuy nhiên, bên cạnh các thuận lợi về vị trí địa lý, tiềm năng năng lượng gió, mặt trời của Việt Nam và xu hướng giá điện gió, điện mặt trời trên thế giới đang giảm, thì nhiều thách thức đang đặt ra cho việc chuyển dịch cơ cấu nguồn điện. Cụ thể, đầu tư các dự án năng lượng tái tạo có nhu cầu về vốn lớn, rủi ro cao, công suất và sản lượng phụ thuộc thời tiết, khí hậu, khả năng thu hồi vốn lâu do suất đầu tư và giá điện cao hơn nguồn năng lượng truyền thống. Do vậy, thách thức lớn nhất đối với phát triển năng lượng tái tạo nằm ở vốn đầu tư và khả năng thu xếp vốn của chủ đầu tư, trong đó, rào cản tài chính là yếu tố cản trở việc thực hiện một dự án kinh tế do thiếu tiếp cận với nguồn tài chính phù hợp.

Thách thức hiện hữu là năng lực và trình độ công nghệ trong nước còn hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế thiết bị. Tỷ lệ nội địa hóa công nghệ ngành năng lượng thấp, thiếu cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy nội địa hóa công nghệ. Bên cnahj đó, bộc lộ một số bất cập trong công tác quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng và khai thác các dự án điện gió điện mặt trời; phát triển chưa đồng bộ với hệ thống truyền tải dẫn đến nghẽn mạch phải giảm phát.

Ngoài ra, mặc dù việc bổ sung quy hoạch nguồn điện được tính toán đồng bộ quy hoạch lưới, tuy nhiên, tiến độ triển khai nhiều công trình lưới điện đã có trong quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt còn chậm dẫn đến quá tải cục bộ tại một số khu vực.

8 giải pháp “gỡ” điểm nghẽn

Về giải pháp, ông Bùi Quốc Hùng đề xuất, Chính phủ cần sớm phê duyệt các kế hoạch thực hiện quy hoạch làm cơ sở cho việc triển khai các dự án năng lượng. Nên có các cơ chế về giá cho các loại hình năng lượng tái tạo, nâng cao năng lực và trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ. Đồng bộ các quy định và luật để thúc đẩy sử dụng hiệu quả, phát triển thị trường năng lượng mới và tái tạo. Và cuối cùng là cần xem xét nghiên cứu xây dựng và trình ban hành Luật Năng lượng tái tạo.

Dịch chuyển phát triển năng lượng xanh- Xu hướng không thể đảo ngược
Ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương phát biểu tại diễn đàn

Để giải quyết những thách thức này, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đưa ra 8 giải pháp:

Thứ nhất, Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt, tuy nhiên Chính phủ cần sớm phê duyệt các Kế hoạch thực hiện các quy hoạch trên để làm cơ sở cho việc triển khai các dự án Năng lượng.

Thứ hai, Quy hoạch không gian biển cũng phải ban hành đồng bộ với các Quy hoạch trên.

Thứ ba, các Quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia cho năng lượng tái tạo cũng cần sớm ban hành để có cơ sở áp dụng, thực hiện. Đồng thời xem xét nghiên cứu xây dựng và trình Ban hành Luật năng lượng tái tạo.

Thứ tư, cần có các cơ chế về giá cho các loại hình năng lượng: than, khí LNG, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,...

Thứ năm, cần nâng cao năng lực và trình độ công nghệ của ngành năng lượng; nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ năng lượng. Tiếp theo cần cải thiện hành lang pháp lý, đồng bộ các quy định và luật để thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng, phát triển thị trường năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, đẩy mạnh trình độ khoa học công nghệ để vận hành, làm chủ các công nghệ liên quan đến năng lượng sạch, ít phát thải…

Thứ sáu, cần có các tiêu chuẩn và chứng chỉ để đảm bảo rằng thiết bị được sản xuất hoặc mua sắm từ nước ngoài phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành. Việc ban hành các tiêu chuẩn cần thiết nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp đang vận hành nhà máy đã tuân thủ luật pháp hiện hành. Việc chưa có các tiêu chuẩn cần thiết cũng gây ra sự nhầm lẫn và các nhà sản xuất năng lượng tái tạo phải đối mặt với những khó khăn không cần thiết.

Thứ bảy, phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện; thực hiện đầu tư phát triển điện lực cân đối giữa các vùng, miền trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi vùng, miền; hạn chế tối đa việc xây dựng mới các đường dây truyền tải điện liên miền.

Thứ tám, tăng cường việc liên kết lưới điện với các nước trong khu vực nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo trong nước có hiệu quả.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: 66 cở sở, công trình đạt danh hiệu Năng Lượng Xanh năm 2023

Hà Nội: 66 cở sở, công trình đạt danh hiệu Năng Lượng Xanh năm 2023

Tối 8/12, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng Năng Lượng Xanh năm 2023 cho 66 cơ sở, công trình xây dựng.
Thị trường dầu hướng tới tuần giảm thứ 7 do dư nguồn cung

Thị trường dầu hướng tới tuần giảm thứ 7 do dư nguồn cung

Thị trường dầu hướng tới tuần giảm thứ 7 liên tiếp do lo ngại về thặng dư nguồn cung toàn cầu.
Tháng 12: Đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế, Lễ Noel và Tết Dương lịch 2024

Tháng 12: Đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế, Lễ Noel và Tết Dương lịch 2024

Trong tháng 12/2023, EVN sẽ tiếp tục bảo đảm cung ứng đủ điện, trong đó sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện trong các kỳ nghỉ Lễ Noel và Tết Dương lịch 2024.
Chuyển dịch năng lượng thúc đẩy nền kinh tế xanh

Chuyển dịch năng lượng thúc đẩy nền kinh tế xanh

Sáng 8/12 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Chuyển dịch năng lượng Việt Nam: Xu Hướng định hình tương lai xanh.
Cập nhật hồ thủy điện 8/12/2023: Bắc Trung Bộ lưu lượng nước về nhiều, hồ Hương Điền điều tiết xả tràn

Cập nhật hồ thủy điện 8/12/2023: Bắc Trung Bộ lưu lượng nước về nhiều, hồ Hương Điền điều tiết xả tràn

Hồ thủy điện ngày 8/12/2023: Mực nước hồ chứa thủy điện khu vực Bắc Trung Bộ cao, tăng nhẹ so với hôm qua, hồ Hương Điền điều tiết nước xả tràn 21 m3/s.

Tin cùng chuyên mục

Bổ sung thêm 2 máy biến áp cho trạm biến áp 500kV Đức Hoà

Bổ sung thêm 2 máy biến áp cho trạm biến áp 500kV Đức Hoà

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã triển khai lắp thêm 2 máy biến áp mới nhằm nâng công suất cho trạm biến áp (TBA) 500kV Đức Hoà
Vì sao Brazil gia nhập OPEC+?

Vì sao Brazil gia nhập OPEC+?

Brazil sẽ gia nhập OPEC+ với mong muốn cùng các thành viên ủng hộ và thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, hướng tới chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Bàn giải pháp phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII

Bàn giải pháp phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII

Chiều 7/12 tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII.
Giá xăng dầu ngày 7/12/2023: Xăng giảm từ 509-668 đồng/lít; giá dầu giảm

Giá xăng dầu ngày 7/12/2023: Xăng giảm từ 509-668 đồng/lít; giá dầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 7/12, theo đó mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 509 đồng, xăng RON 95 giảm 668 đồng, giá một số mặt hàng dầu cũng giảm.
Thi công Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Phước An

Thi công Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Phước An

Ngày 7/12/2023, tại Bình Định, Ban QLDA Truyền tải điện (NPTPMB) triển khai thi công dự án Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Phước An.
Hé lộ giải pháp mới cho ngành năng lượng sạch toàn cầu

Hé lộ giải pháp mới cho ngành năng lượng sạch toàn cầu

Mỹ sẽ hợp tác với các nước khác để tăng tốc nỗ lực biến phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch) thành một nguồn năng lượng mới không có carbon.
Vì sao những ngày qua giá xăng dầu thế giới liên tiếp suy giảm?

Vì sao những ngày qua giá xăng dầu thế giới liên tiếp suy giảm?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/12, giá dầu suy giảm khoảng 1% xuống mức thấp gần 5 tháng qua do sức tăng của đồng USD và lo ngại về nhu cầu của thị trường.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo nghị định của Chính phủ quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Cập nhật tình hình hồ thủy điện 7/12/2023: Khu vực Quảng Ngãi, Phú Yên vận hành điều tiết hồ chứa chống lũ

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 7/12/2023: Khu vực Quảng Ngãi, Phú Yên vận hành điều tiết hồ chứa chống lũ

Hồ thủy điện ngày 7/12/2023: Khu vực Quảng Ngãi, Phú Yên vận hành điều tiết hồ chứa chống lũ, Hồ Sông Hinh xả tràn 100 m3/s.
Phân luồng các công trình, dự án năng lượng trọng điểm để kiểm tra, đôn đốc

Phân luồng các công trình, dự án năng lượng trọng điểm để kiểm tra, đôn đốc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Công Thương thiết lập ngay cơ sở dữ liệu về danh mục các công trình, dự án, chương trình năng lượng trọng điểm.
Khai mạc khóa Bồi huấn Quản lý an toàn công trình thủy điện lần thứ hai

Khai mạc khóa Bồi huấn Quản lý an toàn công trình thủy điện lần thứ hai

Khóa “Bồi huấn Quản lý an toàn công trình thủy điện, lần thứ 2” sẽ giúp các đơn vị thuỷ điện quản lý vận hành an toàn các nhà máy tốt hơn trong tình hình mới.
Cập nhật tình hình hồ thủy điện 6/12/2023: Bắc Bộ lưu lượng nước về hồ thấp

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 6/12/2023: Bắc Bộ lưu lượng nước về hồ thấp

Hồ thủy điện ngày 6/12/2023: Khu vực Bắc Bộ các hồ thủy điện lưu lượng về hồ thấp, giảm nhẹ so với ngày hôm qua, hồ Lai Châu đạt 332 m3/s.
Quảng Ninh: Khu vực Hạ Long sẽ tiết giảm công suất điện vào giờ cao điểm tối

Quảng Ninh: Khu vực Hạ Long sẽ tiết giảm công suất điện vào giờ cao điểm tối

TP. Hạ Long, Quảng Ninh sẽ phải tiết giảm luân phiên vào giờ cao điểm từ 16 giờ 00-22 giờ 00 trong tháng 12/2023 và tháng 1/2024.
Nga có thể trở thành một trong những nước sản xuất LNG lớn nhất thế giới

Nga có thể trở thành một trong những nước sản xuất LNG lớn nhất thế giới

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết, nước này có thể trở thành nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ ba thế giới.
Đảm bảo cấp điện những tuần cuối năm 2023

Đảm bảo cấp điện những tuần cuối năm 2023

Cục Điều tiết Điện lực cho biết, tình hình cấp điện tuần 49 -50 và những tuần cuối năm 2023 sẽ được đảm bảo.
Hà Nội: Chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV Ứng Hòa và đấu nối

Hà Nội: Chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV Ứng Hòa và đấu nối

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Ứng Hòa và đấu nối
Cập nhật tình hình hồ thủy điện 4/12/2023: Nhiều hồ duyên hải Nam Trung Bộ điều tiết nước xả tràn

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 4/12/2023: Nhiều hồ duyên hải Nam Trung Bộ điều tiết nước xả tràn

Hồ thủy điện ngày 4/12/2023: Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ mực nước cao, một số hồ đã điều tiết nước xả tràn, chủ động vận hành phát điện.
Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

Tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối.
Tháng 12, cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải xuất hoá đơn điện tử từng lần bán

Tháng 12, cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải xuất hoá đơn điện tử từng lần bán

Đó là một trong những yêu cầu đáng chú ý tại Công điện mới nhất của Chính phủ về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu.
Cập nhật tình hình hồ thủy điện 2/12/2023: Khu vực Quảng Trị vận hành điều tiết hồ chứa chống lũ

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 2/12/2023: Khu vực Quảng Trị vận hành điều tiết hồ chứa chống lũ

Hồ thủy điện 2/12/2023: Các hồ chứa thủy điện khu vực tỉnh Quảng Trị... vận hành điều tiết hồ chứa chống lũ, chủ động vận hành phát điện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động