Thứ bảy 19/04/2025 20:23

Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp; cần 120.000 đơn vị máu để đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị

Bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia ghi nhận sự gia tăng trở lại ca nhiễm Covid-19 cùng các bệnh về đường hô hấp khác…

Thông tin tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024, tổ chức ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dẫn thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trong tháng 12/2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do Covid-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11/2023. Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, chưa ổn định.

Đáng chú ý, biến thể JN.1 của SARS-CoV-2 đã gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã phát hiện biến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2 ở các bệnh nhân nhập viện trong tháng 12/2023 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang diễn biến phức tạp

Ngoài sự gia tăng trở lại ca nhiễm Covid-19 còn có sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác. Điển hình tại Hà Nội, thời gian qua cũng ghi nhận sự gia tăng bệnh nhân mắc cúm A, cúm B. Trong dịp Tết sắp tới, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng; đồng thời cũng là thời điểm thời tiết có nhiều khắc nghiệt, biến đổi thất thường... là các tác nhân làm gia tăng bệnh đường hô hấp đặc biệt ở người già, người có bệnh mãn tính, trẻ em…

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi bất thường, nguy cơ lây lan các dịch bệnh lưu hành như tay chân miệng, sốt xuất huyết... rất lớn. Trong khi đó, thiếu thông tin, dữ liệu để hỗ trợ thực hiện phân tích, đánh giá, cảnh báo dịch. Tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi còn thấp, chưa đạt tiến độ đề ra, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực dân tộc thiểu số sinh sống; miễn dịch giảm theo thời gian.

Trước thực trạng nêu trên, ngành y tế đã, đang nỗ lực, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh để bảo đảm đón Tết an toàn, cũng như công tác phòng chống dịch bệnh năm 2024 chủ động, hiệu quả.

Hiện, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BYT về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để chỉ đạo các đơn vị ngành y tế tổ chức triển khai tổng thể công tác y tế đảm bảo đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn tiết kiệm, trong đó yêu cầu các địa phương, đơn vị triển khai biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các dịch bệnh thường xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội đầu năm.

Bộ Y tế cho biết, tiếp tục theo dõi chặt chẽ, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; đánh giá, phân tích, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh; đẩy mạnh công tác dự phòng, giám sát, kiểm soát dịch, tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện phát hiện sớm ca bệnh, tác nhân gây bệnh ngay từ cửa khẩu, tại cơ sở y tế và trong cộng đồng để xử lý kịp thời, triệt để, triển khai công tác tiêm chủng an toàn, hiệu quả.

Tổ chức tốt phương án thu dung, điều trị bệnh nhân, thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị; chủ động cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh, khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi bảo vệ sức khỏe và thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch.

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết thêm, hiện nay ở kho của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang bảo quản hơn 432.000 liều vaccine Covid-19 Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/2024. Số vaccine Covid-19 này dự trữ cho những vùng có ổ dịch, nguy cơ cao. Theo khuyến cáo chuyên môn, những người thuộc nhóm nguy cơ cao như cán bộ y tế, người có bệnh nền, người mắc bệnh mạn tính... nên tiêm mũi 4. Chương trình tiêm chủng mở rộng đang bảo quản chặt chẽ, đúng quy trình số vaccine Covid-19 trên.

Thêm một thông tin y tế đáng chú ý, hiện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chưa giải quyết dứt điểm được tình trạng thiếu máu nên mỗi tuần Trung tâm Máu quốc gia vẫn cung cấp khoảng 1.000 đơn vị máu cho các cơ sở y tế tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Việc hỗ trợ máu cho khu vực này đã kéo dài gần 1 năm nay. Để đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị của 182 cơ sở y tế tại 31 tỉnh, thành và cung ứng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Trung tâm Máu quốc gia cần khoảng 120.000 đơn vị máu và 12.000 đơn vị tiểu cầu.

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân hãy đến các điểm hiến máu cố định để hiến máu, đặc biệt người có nhóm máu O, A.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh truyền nhiễm

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cảnh sát giao thông ra quân bảo vệ bình yên dịp lễ lớn 30/4 - 1/5

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

'Một ngày làm chiến sĩ' với Lữ đoàn 101

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Những hiện vật kể chuyện về Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Thời tiết hôm nay 19/4: Hà Nội sương mù vào sáng sớm

Thời tiết biển hôm nay 19/4/2025: Mưa nhỏ, gió hoạt động yếu

Chuẩn bị khởi công các công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Bộ Y tế sẽ xử lý bác sĩ vi phạm quảng cáo

Hà Nội thông tin về 600 sản phẩm sữa nghi giả

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Tận hưởng trải nghiệm thẩm mỹ công nghệ cao tại The Pyo giữa lòng thành phố

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

Thanh Hóa kỳ vọng những kết quả ấn tượng từ "Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện 2025"

Đà Nẵng quyết tâm lan tỏa văn hóa tiết kiệm điện

Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà cao tầng ở Thái Hà, cột khói ngùn ngụt

Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm