Di cư và những tác động đến nền kinh tế - xã hội

Hiện tượng di cư mang lại cả những tác động tích cực và tiêu cực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội. Đó là thông tin đưa ra tại hội thảo “Nghiên cứu các vấn đề về giới trong di cư trong nước và tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (AUS4REFORM) tổ chức sáng ngày 23/4, tại Hà Nội.

Tác động tích cực và tiêu cực

Theo TS Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng CIEM, báo cáo nghiên cứu tập trung vào 5 nội dung chính, bao gồm: Tổng quan các vấn đề về giới trong di cư trong nước với tái cơ cấu nền kinh tế; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về di cư trong nước dưới góc độ giới; khái quát về di cư trong nước trong quá trình tái cơ cấu ở Việt Nam thời gian qua; vấn đề lao động, thu nhập và các vấn đề xã hội của lao động nhập cư trong nước trong tái cơ cấu kinh tế dưới góc độ giới ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp lồng ghép yếu tố giới trong tái cơ cấu nền kinh tế đảm bảo quyền của phụ nữ di cư.

Di cư và những tác động đến nền kinh tế-xã hội

Phát biểu tại hội thảo, TS Hồ Công Hòa - Phó trưởng ban Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội (CIEM) - cho biết: Dự án tiến hành khảo sát nghiên cứu tại 2 địa phương là Nghệ An và Bắc Ninh, trong đó Nghệ An là điển hình cho nơi đi, nơi xuất khẩu lao động và Bắc Ninh là điển hình trong nơi đến, nơi nhập khẩu lao động.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ, di cư tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực cho cả nơi đến và nơi đi. Trong đó, tác động tích cực đối với nơi đi là giải quyết được các vấn đề lao động dư thừa, giảm tỷ lệ thất nghiệp xóa đói giảm nghèo, đóng góp phát triển quê hương. Cùng với đó, tạo nguồn lao động có chất lượng khi họ trở về, bởi người di cư đi làm việc ở nơi khác sẽ học được các kỹ năng, nâng cao tay nghề và đặc biệt là kỹ năng mềm trong mọi lĩnh vực. Đối với nơi đến, hiện tượng di cư sẽ bù đắp được sự thiết hụt lao động có kỹ năng cho quá trình cơ cấu lại nền kinh tế; phát triển dịch vụ bởi lao động nhập cư chi tiêu tại nơi đến kéo theo sự phát triển các ngành dịch vụ khác.

Về tác động tiêu cực, đối với nơi đi sẽ làm thiếu hụt lao động ở một số ngành, nghề, làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế của nơi đi, tạo ra các hệ lụy xã hội. Đối với nơi đến, tình trạng di cư sẽ tạo áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng: Điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục và tài nguyên môi trường. Gánh nặng an sinh xã hội và phá vỡ các quy hoạch của địa phương.

Đặc biệt, báo cáo chỉ rõ, nguồn lao động di cư đi nơi khác cũng tạo ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng, như gia đình thiếu vắng người mẹ, người bố, việc chăm sóc trẻ em phụ thuộc vào ông bà cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập và tâm lý trẻ em, làm tăng nguy cơ bị xâm hại tình dục ở trẻ em. Cùng với đó, việc chăm sóc người già ở nơi đi cũng là một vấn đề, do thiếu người chăm sóc lúc ốm đau, khiến người già trở nên cô đơn - ông Hồ Công Hòa thông tin thêm.

Hàm ý chính sách

Nghiên cứu cũng cho thấy, việc “nữ hóa” di cư nảy sinh nhiều vấn đề xã hội kèm theo, đặc biệt là vấn đề nhà ở. Vấn đề nhà ở cho người di cư không chỉ đơn thuần là chỗ ăn, chỗ ngủ, mà đó còn là vấn đề tiếp cận các dịch vụ công, vấn đề an ninh, an toàn và đảm bảo vệ sinh. Trong khi đó, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp nhà ở và đáp ứng các điều kiện nêu trên cho người lao động do phải huy động nguồn lực đầu tư cho nhà máy, xí nghiệp. Việc huy động nguồn vốn lớn gặp khó khăn, cùng với việc thiếu quỹ đất đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, khiến các doanh nghiệp, hoặc để công nhân thuê nhà trọ ở ngoài, hoặc chỉ xây dựng một phần nhà ở cho công nhân và tổ chức đưa đón hàng ngày. Ngoài ra, các cơ chế, chính sách nhà ở công nhân hiện vẫn chưa hoàn thiện, và đang trở thành rào cản, cản trở việc doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ xây nhà cho công nhân.

Từ những yêu cầu trên, các chuyên gia cho rằng, các địa phương cần lồng ghép yếu tố giới nói chung, giới trong lao động trong di cư nói riêng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình. Trong đó, đối với các địa phương tiếp nhận nhiều lao động di cư, cần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít lao động, đồng thời đẩy mạnh các phương án quy hoạch cơ sở hạ tầng cứng và mềm cho người lao động di cư. Đặc biệt, cần có các kế hoạch phân bổ nguồn thu có được nhờ phân bổ lại đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho người di cư để đảm bảo tính bền vững của phát triển. Cùng với đó, cần lồng ghép các yếu tố giới trong di cư vào quá trình đảm bảo tính bền vững của phát triển. Lồng ghép các yếu tố giới trong di cư vào quá trình lập chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hàng năm của các địa phương.

Đối với các địa phương có nhiều người xuất cư, nghiên cứu khuyến nghị cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp tạo việc làm cho lao động địa phương. Trong đó, trước mắt cần chú trọng tạo lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng mềm, bao gồm các cơ chế, chính sách và kế hoạch thực hiện hướng tới bảo vệ và chăm sóc trẻ em, người già, người cô đơn và xây dựng tốt hành trang cho người di cư để không ai bị bỏ lại phía sau.

Tuy nhiên, về lâu dài, TS Hồ Công Hòa cho rằng, cần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, năng suất lao động cao để cải thiện điều kiện kinh tế của địa phương, theo đó cải thiện tỷ lệ xuất siêu lao động của địa phương. Vì vậy, đi đôi với phát triển hạ tầng mềm, địa phương cũng cần có các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng cứng, phục vụ việc thu hút nhà đầu tư, giúp giảm thiểu tình trạng di cư tìm kiếm việc làm.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên trong Ngày hội việc làm EPU năm 2024

Hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên trong Ngày hội việc làm EPU năm 2024

Với chủ đề "Ngày hội việc làm-Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024" của Trường Đại học Điện lực đã mang đến hơn 3.000 cơ hội việc làm cho các em sinh viên.
Hơn 150 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương

Hơn 150 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương

Hơn 6.000 vị trí việc làm sẽ được hơn 150 doanh nghiệp trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng trong chuỗi “Ngày hội việc làm - HUIT Talent Day 2024”.
Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Sự nở rộ của thị trường làm đẹp hiện nay đặt ra nhu cầu lớn về nguồn lực nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản.
Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng Biên tập phụ trách chính thức được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

"Zombie công sở" là thuật ngữ mà Anphabe đưa ra nhằm mô tả nhóm người lao động: Đi làm nhưng không nỗ lực làm; không có ý định nghỉ việc.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Ngày hội việc làm thu hút hơn 3.000 lượt đăng ký và tham gia phỏng vấn tại 58 gian hàng tuyển dụng trực tiếp với 6.510 vị trí tuyển dụng đến từ 72 doanh nghiệp.
Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương tuyển dụng lao động ở các vị trí: Phóng viên, Chuyên viên Truyền thông, Chuyên viên, Kỹ thuật viên Công nghệ và nhân viên Lái xe.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ trực tiếp về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại 13 sàn giao dịch việc làm vệ tinh.
Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Thị trường lao động tiếp tục có những tín hiệu tích cực không chỉ ở trong nước mà số lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng gia tăng.
100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 ứng viên lãnh đạo trẻ xuất sắc nhất vượt qua 3 vòng tuyển chọn kỹ lưỡng sẽ tham gia khóa đào tạo chính thức kéo dài 3 tháng trị giá 30 triệu đồng.
Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Theo nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định thời gian làm thêm đối với học sinh, sinh viên là cần thiết, tiệm cận thế giới, song cần sự linh hoạt, khả thi.
Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai trong thời gian qua vẫn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động để phục vụ sản xuất.
Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Quý I/2024, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,3 triệu người, tăng 174,1 nghìn người (tương ứng tăng 0,34%) so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Quý I/2024, tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động, trong đó 5.918 lao động trong nước và đưa 230 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày 30/3 tại Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã tổ chức ngày hội việc làm với hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên.
Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Theo các chuyên gia, nhà thầu cần chuẩn bị sẵn lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, đặc biệt trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.
Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông - châu Phi (Biển Đỏ).
Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Theo thông báo lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) chính thức người lao động được nghỉ lễ dịp này 1 ngày và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 2 ngày, từ thứ Ba (ngày 30/4) đến hết thứ Tư (ngày 1/5). Theo đó, người lao động không được nghỉ bù.
Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm, học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động theo quy định được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học.
Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo.
Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Các nhà tuyển dụng nhận thấy mạng xã hội là những kênh hiệu quả để tiếp cận với một lượng lớn ứng viên tiềm năng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Để thu hút lao động, các nhà tuyển dụng Nhật Bản đang tăng lương cơ bản hàng tháng cho thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài.
Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học

Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học 'săn' kỹ sư

Hơn 30 doanh nghiệp lớn và uy tín, trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tham dự ngày hội việc làm của Trường Đại học Điện lực.
4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

Tính đến năm 2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam đã tạo việc làm cho khoảng 4,15 triệu lao động trực tiếp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động