Dệt may Việt Nam: Đối diện thách thức

"Chạy nước rút" thành công trong 3 tháng cuối năm 2021, ngành dệt may về đích với 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,2% so với năm trước. Dù ghi nhận thành công nhưng các chuyên gia dự báo, vẫn còn nhiều thách thức đang chờ đợi ngành cả trong ngắn và dài hạn.

3 kịch bản xuất khẩu cho năm 2022

Con số tăng trưởng xuất khẩu 11,2% của dệt may Việt Nam trong năm 2021 theo ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là thành công, nhưng xét về thị phần, dệt may Việt Nam không có sự cải thiện. Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm 2021, ngoài Mỹ, có sự phục hồi, bằng năm 2019 với khoảng 100 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc; các thị trường lớn còn lại của dệt may Việt Nam khả năng phục hồi thấp, thậm chí thấp hơn năm 2020. Điều này tiếp tục là thách thức cho ngành năm 2022, bởi sự hồi phục của thị trường không thể "một sớm, một chiều".

Cùng đó, doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại: Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây; bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ; mất cân đối lao động, doanh nghiệp khu vực phía Nam đang rất thiếu lao động, trong khi khu vực này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.

Dệt may Việt Nam: Đối diện thách thức
Ngành dệt may còn nhiều khó khăn cần vượt qua trong năm 2022

Trước dự báo không mấy "dễ chịu" đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã xây dựng mục tiêu xuất khẩu của ngành cho năm 2022 theo 3 kịch bản để linh hoạt triển khai thực hiện. Trong đó, kịch bản tích cực nhất, phấn đấu đạt kim ngạch 42,5 - 43,5 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý I/2022; kịch bản trung bình đạt 40 - 41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát vào giữa năm; kịch bản thấp nhất đạt 38 - 39 tỷ USD, trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022. "Cộng đồng doanh nghiệp dệt may Việt Nam lấy kịch bản cao nhất làm mục tiêu phấn đấu cho năm 2022, sống chung với dịch an toàn, nỗ lực ổn định lao động, ổn định sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu" - ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS - nhấn mạnh.

Thách thức lớn trong dài hạn

Không chỉ trong ngắn hạn, dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức lớn trong dài hạn đến từ xu hướng phát triển xanh và từ các đối thủ cạnh tranh của ngành.

Ông Lê Tiến Trường phân tích, trong chiến lược phát triển dệt may đến năm 2025, Trung Quốc đặt mục tiêu không giữ 39% thị phần của thế giới như hiện nay mà giảm xuống 30%, nhưng con số này sẽ tập trung vào khu vực có biên lợi nhuận cao nhất như nguyên liệu tái chế, đặc biệt là vải polyeste tái chế.

Bangladesh đã đẩy ngành may và sợi đi theo hướng hiện đại bậc nhất. Năm 2021, 9 trong tổng số 10 nhà máy may mặc xanh đạt tiêu chuẩn cao nhất được Hội đồng Xây dựng Xanh Mỹ cấp chứng nhận nằm tại Bangladesh. Ông Lê Tiến Trường cho rằng, sự thay đổi của ngành dệt may quốc gia này rất lớn và là thay đổi về chất, rất khó để dùng cải thiện năng suất để theo kịp.

Ngành dệt may Ấn Độ được định hướng tự chủ nguồn nguyên phụ liệu. Mục tiêu đến năm 2025, Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu 80 tỷ USD sản phẩm dệt may (hiện nay là 35 tỷ USD). Một vấn đề nữa, sợi cotton của Ấn Độ rất rẻ, chất lượng tốt, nếu Ấn Độ phát triển lĩnh vực này sẽ là vấn đề hóc búa cho ngành sợi Việt Nam.

"Nhìn vào chiến lược phát triển của các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam có thể thấy, xu hướng phát triển xanh, bền vững đang được các quốc gia hiện thực hóa. Đáng nói, các nhãn hàng lớn trên thế giới đều đã công bố lộ trình sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên liệu xanh. Điều này sẽ là thách thức lớn, buộc dệt may Việt Nam phải bắt nhịp nếu không muốn bị loại bỏ" - lãnh đạo Vinatex nhận định.

Để bắt nhịp với xu hướng xanh hóa của dệt may thế giới, ông Lê Tiến Trường cho rằng, trước việc Chính phủ đang đặt ra mục tiêu tái cơ cấu nguồn lực nền kinh tế, tạo động lực phát triển mới sau Covid-19, doanh nghiệp cần tiếp cận các cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng mô hình mới, lấy toàn dụng lao động quốc gia là giải pháp tổng thể tái cơ cấu. Bắt buộc phải tranh thủ tài nguyên lao động trước nguy cơ già hóa dân số, từ sau năm 2035, mỗi năm, Việt Nam sẽ có khoảng 1 triệu người ra khỏi tuổi lao động. Ngoài ra, dệt may Việt Nam cần sớm khắc phục vấn đề thiếu nguồn lực cán bộ quản lý chất lượng cao; hạn chế đầu tư theo chiều rộng, phân tán đơn vị sản xuất nhỏ lẻ và rời rạc để không bị giới hạn trong chuyển đổi số, tự động hóa và không đáp ứng được đơn hàng quy mô lớn.

Năm 2021, dệt may Việt Nam xuất siêu 15,12 tỷ USD, tỷ lệ giá trị gia tăng đạt 48% phản ánh điểm cân bằng ngày một tốt giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu của ngành.
Bùi Việt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Chiều ngày 11/4, tại Hà Nội, UNDP Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn “Giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử”.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng, trong đó chú trọng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Thiếu đơn hàng, nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn cho duy trì sản xuất khiến doanh nghiệp ngành sợi “khó chồng khó”.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Từ ngày 10 - 13/4, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.
Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các doanh nghiệp đồ uống bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó khăn.
Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa định hướng thu hút đầu tư nhằm xây dựng chuỗi giá trị và đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Với những giải pháp quan trọng được đặt ra, Quảng Ngãi kỳ vọng phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu.
Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Sự trân quý và đồng hành tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc là “bí quyết” giúp Nam Định thu hút các ông lớn đầu tư với các dự án khủng.
Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Dự án nhà máy sản xuất giày, dép quy mô đầu tư 40 triệu USD đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mang lại kỳ vọng tăng trưởng mới cho công nghiệp của Bắc Kạn.
Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Mới đây, Dự án FDI 60 triệu USD sản xuất các sản phẩm vải không nhuộm, vải có nhuộm, … được đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Trở thành một “điểm đến” khi chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc giúp ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội thập kỷ nhưng cũng là nguy cơ thập kỷ.
Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Nhờ có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã bắt tay ngay vào sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam tháng 1/2024 nhích nhẹ, cho thấy “sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã có dấu hiệu cải thiện.
May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

Sáng 15/2 (tức mồng 6 Tết), hơn 12.000 lao động tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước của Tổng công ty May 10 đã ra quân sản xuất với khí thế và quyết tâm cao.
Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy giày da xuất khẩu tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Sau những khó khăn của năm 2023, ngành dệt may kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 với đòi hỏi sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động