Sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội nghiên cứu thành công “dây chuyền làm bánh trung thu tự động” Ngày hội việc làm HaUI: Gần 5.000 cơ hội việc làm cho sinh viên |
Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 125 năm Ngày Truyền thống Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) (1898-2023).
Cuộc thi có sự hiện diện của ông Lý Việt Quang, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh; Đại tá, NSND Thu Quế - Nhà hát Kịch nói Quân đội, cùng một số khách mời đến từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Về phía Nhà trường gồm có: PGS.TS.Lê Hồng Quân - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng ban tổ chức cuộc thi; PGS.TS.Phạm Văn Bổng - Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS.Kiều Xuân Thực - Phó Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường; TS.Nguyễn Văn Thiện - Thường vụ Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS.Phạm Văn Đông - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường, cùng các cán bộ là Đảng uỷ viên, đại diện BCH Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chi uỷ các chi bộ cùng 08 đội thi đến từ 30 chi bộ và đông đảo cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên HaUI.
Các đại biểu, khách mời cùng tập thể cán bộ, đảng viên, sinh viên HaUI hiện diện tại Cuộc thi |
Đại học Công nghiệp Hà Nội là ngôi trường trải dài ba thế kỷ (1898-2023) vinh dự 4 lần đón Bác Hồ về thăm. Sự quan tâm của Bác dành cho nhà trường đã thể hiện một định hướng xuyên suốt: Công nghiệp Hoá – Hiện đại hoá đất nước là con đường tất yếu để xây dựng một Việt Nam phát triển, hội nhập. Đọc và ngẫm nghĩ những lời căn dặn của Người càng thấm thía tình yêu và sự tin tưởng của Bác Hồ dành cho mái trường Công nghiệp Hà Nội. Những căn dặn của Người mãi mãi khắc sâu trong tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên nhà trường và xem đó là tài sản vô giá, là ngọn đuốc soi đường, kim chỉ nam cho mọi hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước.
Dù Bác đã đi xa, nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, trường tồn và vẫn mãi soi sáng cho các thế hệ học tập và noi theo. Cuộc thi là cơ hội để các cán bộ, đảng viên, sinh viên HaUI hiểu rõ hơn về tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nâng cao hiểu biết về lịch sử hào hùng của đất nước. Tất cả những điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức, lối sống, và bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.
Cuộc thi với những màn chào hỏi hết sức ấn tượng và sôi nổi |
Đối với HaUI, trong nhiều năm qua những lời dạy của Bác đã được chuyển hóa thành hành động cụ thể trong toàn Nhà trường. Đảng bộ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc và nghiêm túc trong việc thực hiện Chỉ thị 05 CT/TW (15/5/2016) của Bộ chính trị và Kết luận 01 KL/TW (18/5/2021) của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Cuộc thi được tổ chức theo hình thức sân khấu hóa, các đội tham dự sẽ trải qua 03 phần: Phần thi chào hỏi, Phần thi Nhận thức và Phần thi tiểu phẩm sân khấu.
Ở phần thi tiểu phẩm sân khấu, các đội thi đã khắc hoạ rõ nét hình tượng Hồ Chí Minh cũng như những gương người tốt, việc tốt, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Phần thi sân khấu hóa |
Xuyên suốt phần thi tiểu phẩm là những câu chuyện, giai thoại xúc động, hoạt cảnh sân khấu về thân thế và sự nghiệp cách mạng bình dị mà vĩ đại của Bác Hồ đã được các đội thi khắc hoạ rõ nét, sâu sắc.
Hình tượng Bác Hồ được khắc hoạ qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhất là dịp Người về thăm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã mang đến cho khán giả nhiều nốt trầm sâu lắng, rung động trái tim người xem. Đó là niềm tự hào của ngôi trường trải dài ba thế kỷ vinh dự 4 lần đón Bác Hồ về thăm. Sự quan tâm của Bác dành cho nhà trường đã thể hiện một định hướng xuyên suốt: Công nghiệp Hoá – Hiện đại hoá đất nước là con đường tất yếu để xây dựng một Việt Nam phát triển, hội nhập. Đọc và ngẫm nghĩ những lời căn dặn của Người càng thấm thía tình yêu và sự tin tưởng của Bác Hồ dành cho mái trường Công nghiệp Hà Nội. Những căn dặn của Người mãi mãi khắc sâu trong tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên nhà trường và xem đó là tài sản vô giá, là ngọn đuốc soi đường, kim chỉ nam cho mọi hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước.
Một số tiểu phẩm được dàn dựng dựa trên câu chuyện Bác đến thăm gia đình chị Tín – một trong những gia đình nghèo nhất Hà Nội trong thời khắc giao thừa ở thủ đô hay bài học ứng xử qua câu chuyện “nước nóng, nước nguội” đã giúp mọi người thấm thía về cách ứng xử trong cuộc sống.
8 đội tham gia phần thi Nhận thức |
Việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật tổng hợp (ca, múa, nhạc) đã đưa khán giả đắm chìm vào nhạc kịch xúc động mang tên Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, một đảng viên cộng sản, nữ thanh niên xung phong anh hùng, bất khuất đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và Tưởng nhớ cô Ba Định – một nữ tướng tài danh, người con ưu tú của quê hương Đồng khởi Bến Tre. Những giai điệu lắng sâu, xúc động nghẹn ngào, để rồi những giọt nước mắt lăn dài trên bao gương mặt, vỡ òa trong tiếng vỗ tay tán thưởng của khán giả.
Ông Lê Hồng Quân (ngoài cùng bên trái) và ông Lý Việt Quang trao giải Nhất cho Liên chi bộ: Khoa Công nghệ thông tin, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Giáo dục An ninh Quốc phòng, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao, Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp và Trung tâm Hợp tác quốc tế |
Chân thành, cảm động và không kém phần kịch tính, những câu chuyện tưởng rất đỗi đời thường trong vở kịch “Một ngày giác ngộ”, “Trồng người”, những câu chuyện thực hành tiết kiệm, nhặt được của rơi trả người đánh mất, đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” cứ nhẹ nhàng đi vào tâm trí người xem. Bằng việc đẩy cao trào của xung đột kịch lên tới đỉnh điểm sau đó để nhân vật gỡ từng nút thắt trong xung đột bằng những lựa chọn sáng suốt, đưa đến những thông điệp ý nghĩa, từ đó, tiếp thêm lửa cho thế hệ hôm nay và mai sau học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ông Kiều Xuân Thực (trái) và Đại tá, NSND Thu Quế trao giải Nhì cho Liên chi bộ: Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật, Trung tâm Việt Nhật; Phòng Thanh tra giáo dục, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên; Liên chi bộ: Trường Cơ khí Ô tô, Phòng Tổ chức Hành chính, Trung tâm Truyền thông và Quan hệ Công chúng và Liên chi bộ: Trường Ngoại ngữ Du lịch, Phòng Đào tạo, Trung tâm Đào tạo Sau đại học + Trung tâm Đào tạo thường xuyên |
Với sự chuẩn bị kỹ, hiểu biết sâu, thể hiện xuất sắc, Liên chi bộ: Khoa Công nghệ thông tin, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Giáo dục An ninh Quốc phòng, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao, Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp và Trung tâm Hợp tác quốc tế đã giành giải Nhất cuộc thi.
Ông Nguyễn Văn Thiện – Thường vụ Đảng ủy, Trưởng phòng Tô chức Hành chính và bà Nguyễn Thị Thu Hương – Đảng ủy viên, Giám đốc Trung tâm TT&QHCC (ngoài cùng bên trái) trao các giải: Chào hỏi ấn tượng nhất, Nhận thức xuất sắc nhất và Tiểu phẩm sân khấu hay nhất cho các Liên chi bộ |
Đảng ủy HaUI trao tặng giấy khen và các giải thưởng cho các đội tham dự gồm: 01 giải Nhất với mức thưởng 6 triệu đồng; 02 Giải Nhì, mức thưởng 4 triệu đồng/1 giải; 03 giải Ba, mức thưởng 3 triệu đồng/1 giải; 02 giải Khuyến Khích, mức thưởng 2 triệu đồng/ 1 giải. Ngoài ra có 03 giải cho các phần thi gồm: 01 giải cho đội có phần thi chào hỏi ấn tượng nhất; 01 giải cho đội có phần thi nhận thức xuất sắc nhất, 01 giải cho đội thi có phần tiểu phẩm sân khấu hay nhất. Mỗi giải sẽ có mức thưởng 2 triệu đồng. |