Thứ tư 30/04/2025 04:50

Đề xuất mới về tự chủ sử dụng kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước thay thế Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP.

Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP là cần thiết để cụ thể hóa chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến khích những người làm việc tốt, hiệu quả; đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Ngân sách nhà nước; pháp luật về phí, lệ phí; định mức phân bổ kinh phí quản lý hành chính giai đoạn 2021-2025....

Đối với quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí hành chính, dự thảo đề xuất mở rộng đối tượng áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính bao gồm cơ quan nhà nước thuộc các tổ chức chính trị - xã hội để đảm bảo thống nhất vì Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định đối tượng này tự quyết định việc áp dụng các quy định tại Nghị định này nên trong thực tế có cơ quan thực hiện, có cơ quan không thực hiện. Mặt khác, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã nêu: “nghiêm túc thực hiện việc khoán kinh phí để phát huy tính tích cực, chủ động và tự chủ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”.

Do vậy dự kiến Nghị định sẽ bổ sung đối tượng áp dụng bao gồm các cơ quan nhà nước thuộc các tổ chức chính trị - xã hội (không bao gồm Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam do nguồn kinh phí hoạt động của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam được đảm bảo từ nguồn kinh phí công đoàn).

Quy định về kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện tự chủ

Theo Bộ Tài chính, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã đề ra nội dung cải cách:

Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.

Như vậy, để đảm bảo thống nhất về nguyên tắc giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, cũng như hoàn thiện cơ sở pháp lý về việc giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước tại địa phương, dự thảo Nghị định cần rà soát quy định về giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ đối với các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của trung ương và địa phương.

Bộ Tài chính đề xuất giải pháp thực hiện chính sách này là: Căn cứ tình hình thực tiễn xác định kinh phí giao tự chủ trong giai đoạn 2014-2018, căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, dự thảo Nghị định quy định kế thừa phạm vi xác định kinh phí giao tự chủ tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP, bổ sung phạm vi khoán bao gồm quỹ tiền thưởng theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, đồng thời rà soát bỏ quy định về giao tự chủ đối với hoạt động chi nghiệp vụ đặc thù để phù hợp với tình hình thực tế và thống nhất về nguyên tắc giao kinh phí tự chủ giữa các cơ quan; bỏ quy định về giao tự chủ từ nguồn thu phí được để lại theo quy định. Theo đó, phạm vi kinh phí quản lý hành chính giao tự chủ bao gồm: (i) Quỹ lương (bao gồm các khoản đóng góp theo chế độ quy định), định mức chi thường xuyên hàng năm và quỹ tiền thưởng theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

Theo Chinhphu.vn
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm