Đề xuất đưa giá điện, xăng dầu vào diện bình ổn trong dự án Luật Giá (sửa đổi)

Tại phiên thảo luận dự án Luật Giá (sửa đổi) vào chiều 23/5 một số đại biểu đã đề nghị đưa giá điện, xăng dầu vào diện bình ổn, quỹ bình ổn do nhà nước quản lý.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội: Nhiều ý kiến tán thành duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu Đại biểu Quốc hội lý giải lý do cần có Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong Luật Giá (sửa đổi) Quốc hội thảo luận dự án Luật Giá sửa đổi: Có nên để giá trần, giá sàn dịch vụ hàng không?

Trong phiên thảo luận chiều ngày 23/5, đã có 17 đại biểu phát biểu, thảo luận. Qua thảo luận các đại biểu đã đánh giá cao việc chuẩn bị Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tham gia nhiều ý kiến để hoàn thiện dự án luật như: Áp dụng luật, tính đồng bộ, thống nhất với các luật khác, các hành vi bị cấm; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý giá, quỹ bình ổn giá, thẩm quyền quyết định mặt hàng bình ổn giá, nguyên tắc, căn cứ, phương pháp, tiêu chí, thẩm quyền quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, loại bỏ hoặc bổ sung so với các quy định hiện hành…

Trong đó đáng chú ý, một số đại biểu nêu ý kiến đề nghị đưa giá điện vào diện bình ổn, Quỹ bình ổn nên để nhà nước quản lý thay vì để doanh nghiệp như hiện nay.

Đề xuất đưa giá điện, xăng dầu vào diện bình ổn trong dự án Luật Giá (sửa đổi)
Đại biểu Võ Mạnh Sơn- Đoàn ĐBQH Thanh Hóa đóng góp ý kiến về Luật Giá (sửa đổi)

Liên quan đến Quỹ bình ổn giá xăng, dầu, đại biểu Võ Mạnh Sơn – Đoàn ĐBQH Thanh Hoá cho rằng, trong điều kiện hiện nay, khi thị trường xăng, dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật của thị trường, có sự điều hành của Nhà nước, lượng dự trữ xăng, dầu của Việt Nam còn mỏng, công tác quản lý, điều hành giá bán lẻ xăng, dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở thì việc tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn xăng, dầu là cần thiết, nhằm thực hiện tốt vai trò điều hòa, góp phần giảm tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng, dầu, giảm biên độ biến động giá, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH Đồng Tháp đề xuất thẩm quyền quyết định danh mục hàng hóa dịch vụ bình ổn giá là thẩm quyền của các bộ, ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của mỗi người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước… Quốc hội sẽ quyết định danh mục và khi cần thiết sẽ điều chỉnh danh mục và Chính phủ sẽ trình cho Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, về danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, hiện nay là Nhà nước đã định giá điện. Tuy nhiên, Nhà nước định giá điện mà Nhà nước vẫn còn bao cấp, thì tại sao chúng ta không đưa vào Quỹ bình ổn giá như bình ổn giá xăng, dầu?

Đề xuất đưa giá điện, xăng dầu vào diện bình ổn trong dự án Luật Giá (sửa đổi)
Đại biểu Phạm Văn Hòa kiến nghị đưa giá điện vào Quỹ bình ổn giá

Cho nên, tôi nghĩ rằng đấu giá điện thì phải đưa vào Quỹ bình ổn giá, nó phù hợp hơn do 100% người dân đều tiêu thụ điện, đều phải trả tiền điện nhiều hơn xăng, dầu. Do vậy, Quốc hội nên xem xét đưa giá điện vào diện bình ổn giá ”- đại biểu Hòa đề xuất.

Cũng liên quan đến giá điện, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân – Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: Ở các nước, việc cung cấp điện cho người dân và doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Năm 2022 khi giá dầu, giá than, giá khí tăng làm cho chi phí sản xuất, cung cấp điện tăng, để người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng điện ở mức cần thiết mà không phải trả thêm tiền điện quá khả năng chi trả thì có 2 cách giải quyết.

Đại biểu Nhân lấy ví dụ như ở Nhật Bản cứ 1kWh điện tiêu dùng hộ gia đình Chính phủ trả 7 Yen, còn lại gia đình phải trả, qua đó giảm 20% hóa đơn tiền điện các hộ phải thanh toán theo giá điện của các công ty điện. Hay ở Pháp, các công ty điện tăng giá điện khi giá dầu, giá khí đốt tăng, song mức giá thực tế giảm 4% năm 2022 và 15% năm 2023 so với mức giá các công ty sản xuất điện đề xuất, vì Chính phủ Pháp trợ cấp cho các doanh nghiệp điện 49 tỷ USD từ ngân sách. Tức là khi Chính phủ muốn công ty điện bán điện với giá thấp hơn giá thị trường theo quan hệ cung cầu điện, khi chi phí sản xuất tăng thì Nhà nước phải hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất điện để họ không bị lỗ, có lợi nhuận tối thiểu, duy trì sản xuất bình thường, bền vững.

Đề xuất đưa giá điện, xăng dầu vào diện bình ổn trong dự án Luật Giá (sửa đổi)
Phiên thảo luận về dự án Luật Giá (sửa đổi) diễn ra chiều 23/5

Tuy nhiên, Luật Giá 2012 của Việt Nam và dự thảo Luật Giá 2023 đều không có nguyên tắc điều tiết giá của Nhà nước là Nhà nước phải có nguồn lực tài chính công hoặc dự trữ hàng hóa để điều tiết giá. Trong trường hợp Nhà nước điều tiết giá điện ở Việt Nam, chỉ có một giải pháp là bằng mệnh lệnh hành chính, Nhà nước quy định giá điện qua Bộ Công Thương và Chính phủ. Nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam thấy cần tăng giá điện trên 3%, không có nguồn ngân sách nào được chuẩn bị để hỗ trợ Tập đoàn Điện lực khi họ bị lỗ vì không được tăng giá điện, trong khi giá đầu vào là giá dầu, giá khí, giá than tăng rất mạnh.

Tức là chúng ta điều tiết giá điện bằng mệnh lệnh hành chính chứ không chi một đồng nào”- đại biểu Nhân nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ra rằng, đầu tháng 5/2023, Chính phủ đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực xây dựng Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025, yêu cầu tập đoàn phải trở thành một tập đoàn mạnh trong lĩnh vực năng lượng, kinh doanh hiệu quả, bền vững, bảo tồn và phát triển nguồn vốn của Nhà nước. Tuy nhiên, nếu Luật giá 2013 được thông qua với các nguyên tắc điều tiết giá của Nhà nước như dự thảo thì năm 2024, Tập đoàn Điện lực lỗ dự kiến khoảng 94.000 đến 126.000 tỷ, mất khoảng 46% - 60% vốn chủ sở hữu và sẽ không thể hết lỗ trong năm 2025, không thể là một tập đoàn mạnh và phát triển bền vững như Chính phủ yêu cầu.

Qua phân tích trên, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân đã đề nghị Quốc hội bổ sung một nguyên tắc quản lý điều tiết giá của Nhà nước vào dự thảo Luật Giá 2023 là Nhà nước phải có nguồn lực tài chính công và dự trữ hàng hóa phù hợp với điều tiết giá để Tập đoàn Điện lực Việt Nam - doanh nghiệp nhà nước quan trọng nhất của ngành điện năm 2024 sẽ không tiến tới trạng thái sắp phá sản mà phải phát triển bền vững và là doanh nghiệp nòng cốt cho thực hiện Quy hoạch điện VIII Chính phủ mới ban hành.

Trả lời các câu hỏi và đề xuất của đại biểu liên quan đến giá điện không đưa vào diện bình ổn. Đại diện cơ quan xây dựng dự án Luật Giá (sửa đổi) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc lý giải là do điện đã được Nhà nước định giá, như vậy không đưa vào bình ổn. Theo ông Hồ Đức Phớc, định giá sẽ có lợi cho người tiêu dùng, người dân.
Thu Hường - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu Campuchia, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước.
Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Về thông tin nhân sự ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn theo dõi, chỉ đạo xử lý một số kiến nghị của Cà Mau trong đó có việc mở rộng Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau.
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 23/12, đồng chí Phan Trọng Tấn được bầu là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ nhiệm kỳ 2020-2025.
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chống lãng phí, tiết kiệm chính là góp phần vào tăng sức mạnh quốc gia.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động