Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết 1.416 tỷ đồng

Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết số vốn 1.416 tỷ đồng đã được Quốc hội phê duyệt giao dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ của Ngân sách Trung ương năm 2021.
Đề xuất gỡ rào cản y tế cho du lịch

Không thể chờ có dự toán mới tiếp nhận và thực hiện

Ngày 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên) năm 2020; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021.

Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết 1.416 tỷ đồng
Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 15/3

Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) cho biết, theo Tờ trình số 50/TTr-CP về việc bổ sung dự toán NSNN nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2020, thì khoản viện trợ 1.413,387 tỷ đồng là khoản phát sinh trong năm 2020 đã được các cơ quan Trung ương thực nhận nhưng chưa có dự toán được giao.

Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) bổ sung dự toán thu, chi ngân sách trung ương nguồn viện trợ nước ngoài (chi thường xuyên) và phân bổ chi tiết số tăng thu năm 2020 là 1.413,387 tỷ đồng.

Thường trực Ủy ban TCNS nhận thấy, việc tiếp nhận và đưa vào sử dụng viện trợ không hoàn lại là cần thiết và hợp lý; không thể chờ có dự toán mới tiếp nhận và thực hiện. Do vậy, Thường trực Ủy ban TCNS đề nghị bổ sung vào dự toán thu, chi NSNN để bảo đảm đủ căn cứ pháp lý thực hiện, hạch toán, quyết toán NSNN năm 2021 theo quy định tại Điều 8 của Luật NSNN.

Về thẩm quyền quyết định bổ sung dự toán, Chính phủ xác định đây là số tăng thu và thuộc thẩm quyền quyết định của UBTVQH (căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 59 và khoản 5 Điều 20 của Luật NSNN). Đa số ý kiến cho rằng, để bảo đảm đúng thẩm quyền quyết định, Chính phủ cần trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán thu đối với khoản viện trợ nêu trên.

Bởi vì, tại khoản 4 Điều 19 của Luật NSNN quy định thẩm quyền của Quốc hội quyết định dự toán NSNN hằng năm, do vậy, chỉ Quốc hội có thẩm quyền quyết định bổ sung dự toán đối với các khoản chưa có trong dự toán. Việc Chính phủ xác định đây là số tăng thu và thuộc thẩm quyền quyết định của UBTVQH là chưa phù hợp với khoản 4 Điều 19 của Luật NSNN.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, một số khoản viện trợ không hoàn lại chưa có dự toán và được chuyển giao sau thời điểm Quốc hội quyết định dự toán NSNN được coi là số tăng thu so với dự toán. Việc Chính phủ trình UBTVQH quyết định bổ sung dự toán số tăng thu NSNN và phân bổ, sử dụng nguồn vốn này là phù hợp với quy định tại điểm b khoản 5 Điều 20 và khoản 2 Điều 59 Luật NSNN.

Theo Tờ trình của Chính phủ, khoản viện trợ 1.431,387 tỷ đồng là khoản viện trợ phát sinh trong năm đã được các bộ, cơ quan Trung ương thực nhận và sử dụng, chi tiêu trong năm. Tuy nhiên, theo Báo cáo số 181/BC-KTNN ngày 8/7/2021 của Kiểm toán Nhà nước, một số khoản kinh phí viện trợ chưa có dự toán đã được các bộ, cơ quan trung ương tiếp nhận song chưa được rà soát, trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán chi kịp thời 1.626,3 tỷ đồng. Vì vậy, đề nghị Chính phủ làm rõ số chênh lệch giữa báo cáo của Chính phủ và báo cáo của Kiểm toán Nhà nước- ông Nguyễn Phú Cường nêu.

Thường trực Ủy ban TCNS thấy rằng, Chính phủ trình bổ sung dự toán năm 2020 và xác định đây là khoản viện trợ phát sinh trong năm, song báo cáo quyết toán niên độ NSNN năm 2019 đã xác nhận khoản thu, chi này. Như vậy, đây là khoản đã phát sinh từ năm 2019, không phải là khoản phát sinh trong năm 2020, nhưng đến năm 2022 mới báo cáo bổ sung dự toán và phân bổ khoản chi này là quá chậm (gần 4 năm).

Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương xác định rõ trách nhiệm trong việc không tuân thủ quy định của Luật NSNN. Đồng thời, báo cáo rõ về số liệu chênh lệch 195 tỷ đồng so với Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2019.

Bảo đảm công khai, minh bạch

Theo Tờ trình số 49/TTr-CP ngày 15/2/2022 về việc bổ sung dự toán NSNN nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021 của Chính phủ, số vốn đã tiếp nhận nhưng chưa đủ điều kiện hạch toán chi NSNN do chưa có dự toán là khoảng 10.558 tỷ đồng. Chính phủ đề nghị UBTVQH cho phép bổ sung dự toán thu, chi ngân sách trung ương nguồn viện trợ nước ngoài (chi thường xuyên) và phân bổ chi tiết số tăng thu năm 2021 là 4.217,777 tỷ đồng.

Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết 1.416 tỷ đồng
Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách phát biểu

Thường trực Ủy ban TCNS cho rằng, nội dung này tương tự với nội dung tại Tờ trình số 50/TTr-CP ngày 15/2/2022 về đề nghị bổ sung dự toán NSNN nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2020, do vậy, đề nghị bổ sung vào dự toán thu, chi NSNN để bảo đảm đủ căn cứ pháp lý thực hiện NSNN năm 2021 theo quy định tại Điều 8 của Luật NSNN.

Đa số ý kiến đề nghị trình Quốc hội xem xét, bổ sung dự toán thu chi nguồn vốn này trong năm 2021 bảo đảm tuân thủ đúng thẩm quyền theo quy định của Luật NSNN. Một số ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ, theo đó trình UBTVQH xem xét, quyết định bổ sung dự toán, phân bổ, sử dụng nguồn thu này và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất.

Cũng theo Tờ trình của Chính phủ, các cơ quan Trung ương và địa phương đề nghị bổ sung dự toán 5.633,777 tỷ đồng. Sau khi giảm trừ số vốn 1.416 tỷ đồng đã được Quốc hội phê duyệt giao dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ của ngân sách trung ương năm 2021 nhưng chưa được Bộ Y tế phân bổ chi tiết, Chính phủ kiến nghị bổ sung dự toán 4.217,777 tỷ đồng nguồn viện trợ nước ngoài năm 2021.

Thường trực Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết số vốn 1.416 tỷ đồng đã được Quốc hội phê duyệt giao dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ của NSTW năm 2021. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ số liệu chênh lệch giữa số đề nghị bổ sung dự toán (5.633 tỷ đồng) với số đã tiếp nhận nhưng chưa đủ điều kiện hạch toán chi NSNN do chưa có dự toán (khoảng 10.558 tỷ đồng).

Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát chính xác số liệu, cập nhật kịp thời, làm rõ các nội dung chi cho các bộ, ngành, địa phương, bảo đảm công khai, minh bạch và xem xét trách nhiệm, rút kinh nghiệm trong việc chậm phân bổ dự toán được Quốc hội giao, kéo dài việc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ sung dự toán thu, chi theo quy định của pháp luật, hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, quyết định khi trình quyết toán NSNN.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 16/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã tổ chức phiên họp báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch số 88 của UBND TP. Hà Nội.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024),báo Argentina đã trích dẫn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.
Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.
Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao vừa chủ trì họp báo công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát UPR chu kỳ IV của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

UBTVQH cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Thường trực Ban Bí thư: Tiếp tục khái quát hệ thống lý luận về đường lối đổi mới

Thường trực Ban Bí thư: Tiếp tục khái quát hệ thống lý luận về đường lối đổi mới

Tổng kết lần này sẽ tập trung chủ yếu vào 10 năm gần đây để khái quát, đánh giá chung, rút ra những bài học kinh nghiệm cho cả quá trình 40 năm đổi mới.
Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.
Thủ tướng yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4

Thủ tướng yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp, trước ngày 30 tháng 4 năm 2024.
Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tạo cơ hội để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc và thế giới.
Việt Nam-Cuba đẩy mạnh hợp tác các lĩnh vực mới về công nghệ sinh học, sản xuất lương thực

Việt Nam-Cuba đẩy mạnh hợp tác các lĩnh vực mới về công nghệ sinh học, sản xuất lương thực

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng gợi mở những định hướng hợp tác mới giữa hai nước dựa trên thế mạnh của mỗi bên trong lĩnh vực công nghệ sinh học, lương thực.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong chuyến thăm chính thức Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và đoàn công tác đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Thủ đô La Habana.
Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt ngay các hành động vũ lực

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt ngay các hành động vũ lực

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng vừa trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước vụ bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel.
Phân luồng giao thông đoạn qua khu vực đèo Cả để sửa hầm đường sắt Bãi Gió

Phân luồng giao thông đoạn qua khu vực đèo Cả để sửa hầm đường sắt Bãi Gió

Ngành chức năng tổ chức phân luồng giao thông đoạn quốc lộ 1 qua khu vực đèo Cả (Khánh Hoà) do sự cố sụt lún khu vực hầm đường sắt Bãi Gió để đảm bảo an toàn.
Thủ tướng dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động

Thủ tướng dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động

Sáng 14/4/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Lực lượng Cảnh sát Cơ động và đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân lần thứ 2.
Phát triển Hòa Bình theo mô hình tập trung đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp

Phát triển Hòa Bình theo mô hình tập trung đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp

Thủ tướng đề nghị Hòa Bình cần phát triển theo mô hình đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển công nghệ cao...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động