Đề nghị giữ nguyên tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện theo thẩm quyền xét xử

Về việc đổi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp đề nghị giữ nguyên tên hiện hành.
Chân dung Tân Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hồng Nam Tòa án nhân dân TP.HCM tiếp nhận cáo trạng truy tố bà Nguyễn Phương Hằng Thu hồi hơn 1.200 tỷ đồng từ các vụ án kinh tế, tham nhũng

Không tán thành đổi mới TAND cấp tỉnh, huyện theo thẩm quyền xét xử

Chiều 9/11, tại Nhà Quốc hội, thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 nhằm đẩy mạnh cải cách tư pháp, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Dự thảo Luật phù hợp với các nghị quyết, văn kiện của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, để bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục rà soát các luật có liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp và đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

"Hồ sơ dự án Luật đã được Tòa án nhân dân tối cao chuẩn bị công phu, cơ bản đáp ứng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thảo luận" - bà Lê Thị Nga nhấn mạnh.

Về việc đổi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử (Khoản 1 Điều 4), theo bà Lê Thị Nga, đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp không tán thành với dự thảo Luật, với lý do: việc “đổi tên gọi” chỉ là vấn đề hình thức, chỉ thay đổi tên gọi mà không thay đổi nội dung.

Các Tòa án này vẫn gắn với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và giữ nguyên về thẩm quyền xét xử. Việc thay đổi này dẫn tới không tương thích về tổ chức với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương; phải sửa đổi nhiều luật liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; phát sinh chi phí tuân thủ. Do đó, đề nghị giữ tên gọi của các Tòa án này như Luật hiện hành đang quy định.

Một số ý kiến tán thành với dự thảo Luật để thể chế hóa Nghị quyết 27. Việc đổi mới các Tòa án nêu trên khẳng định đúng bản chất để bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử; quan hệ giữa các Tòa án là quan hệ tố tụng, không phải là quan hệ hành chính và bảo đảm nguyên tắc độc lập giữa các cấp xét xử; việc đổi mới các Tòa án không ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của cơ quan dân cử và sự phối hợp công tác với cơ quan tư pháp cùng cấp.

Bổ sung quy định về độ tuổi để bổ nhiệm Thẩm phán

Về một số vấn đề liên quan đến Thẩm phán, bà Lê Thị Nga cho hay, về tuổi bổ nhiệm Thẩm phán (Khoản 2 Điều 95), Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành bổ sung quy định về độ tuổi để bổ nhiệm Thẩm phán (trong tiêu chuẩn Thẩm phán) từ đủ 28 tuổi trở lên. Việc quy định này bảo đảm cho người được giới thiệu bổ nhiệm Thẩm phán có đủ thời gian hoàn thành các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của Luật này, trong đó có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên; vấn đề này được thực hiện lâu nay, cần luật hóa.

Về điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán đối với người do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến làm lãnh đạo Tòa án (Khoản 2 Điều 96), Ủy ban Tư pháp tán thành với dự thảo Luật đối với quy định: Trường hợp đặc biệt, người chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 4 Điều 95 của Luật này được bổ nhiệm Thẩm phán nếu được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến làm lãnh đạo Tòa án nhân dân sơ thẩm, Tòa án nhân dân phúc thẩm…

Như vậy, người được cấp có thẩm quyền điều động đến làm lãnh đạo Tòa án thì không phải qua “đào tạo nghiệp vụ xét xử” theo quy định tại Khoản 4 Điều 95 dự thảo Luật. Quy định này sẽ tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn hiện nay và bảo đảm công tác cán bộ của Đảng.

Về bố trí Thẩm phán công tác tại Tòa án nhân dân tối cao (Khoản 2 Điều 46, Điểm i Khoản 2 Điều 94), Ủy ban Tư pháp tán thành với dự thảo Luật quy định tại Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán nhằm tăng cường năng lực, kinh nghiệm thực tiễn cho các Vụ chuyên môn của Tòa án nhân dân tối cao để tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; tham gia xét xử tại Tòa án khác phù hợp với bậc Thẩm phán đang đảm nhiệm. Quy định này sẽ tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn của ngành Tòa án nhân dân.

Về nhiệm kỳ của Thẩm phán (Điều 100), Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành dự thảo Luật. Thẩm phán là chức danh tư pháp, không phải là người giữ chức vụ, được bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ xét xử và các nhiệm vụ khác của Tòa án nhân dân. Dự thảo Luật quy định nhiệm kỳ của Thẩm phán nêu trên để thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, tăng cường tính độc lập của Thẩm phán khi xét xử và để Thẩm phán yên tâm công tác.

Về ngạch, bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân (Điều 91), đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp tán thành về ngạch, bậc Thẩm phán như dự thảo Luật với lý do: Phù hợp với tính chất đặc thù công tác Tòa án; phù hợp với khối lượng công việc Tòa án các cấp đang đảm nhiệm, giải quyết.

Bên cạnh đó, khắc phục vướng mắc, bất cập hiện nay trong việc điều động Thẩm phán từ Tòa án cấp này đến Tòa án cấp khác làm nhiệm vụ công tác; bảo đảm chế độ, chính sách để Thẩm phán yên tâm công tác; tránh tâm lý của người dân không thực sự yên tâm khi cho rằng Thẩm phán sơ cấp hoặc trung cấp giải quyết công việc của họ; Thẩm phán được xét để nâng bậc (không phải qua kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán).

Một số ý kiến không tán thành với dự thảo Luật, với lý do: Quy định này chưa bảo đảm sự phân hóa về tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác của các ngạch Thẩm phán; chưa phù hợp với quy định về ngạch của Luật Cán bộ, công chức, chưa đồng bộ với các chức danh tư pháp của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát.

Cơ quan soạn thảo chưa xây dựng được phương án toàn diện chuyển từ ngạch Thẩm phán sang bậc Thẩm phán, nhất là sắp xếp Thẩm phán theo bậc để tham gia xét xử tại từng cấp Tòa án; đồng thời chưa làm rõ cơ sở quy định bậc Thẩm phán. Do đó, đề nghị giữ quy định hiện hành về các ngạch Thẩm phán.

Về số lượng Thẩm phán, bậc Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án (Khoản 5 Điều 92), tại Quyết định số 76 ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị quyết định tổng biên chế của các TAND giai đoạn 2022-2026. Quyết định này không quy định số lượng Thẩm phán trong tổng biên chế của các Tòa án.

Theo quy định của Luật hiện hành thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng Thẩm phán các Tòa án (trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) và cơ cấu tỷ lệ ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án. Do đó, đề nghị kế thừa quy định này của Luật hiện hành để quy định theo hướng: Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng Thẩm phán Tòa án các cấp (trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao); bậc Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án; cơ cấu tỷ lệ bậc Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.

Tin cùng chuyên mục

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động