Thứ năm 15/05/2025 20:33

Đề nghị điều tra việc buôn bán đất hiếm trái phép ở 5 tỉnh

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai điều tra, xác minh tình trạng khai thác, mua bán trái phép đất hiếm.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên vừa ký văn bản đề nghị 5 địa phương khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng điều tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh tình trạng buôn bán, khai thác trái phép đất hiếm.

Văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ, vừa qua, báo chí có thông tin về hoạt động buôn bán, khai thác trái phép đất hiếm trên địa bàn các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ và Thanh Hóa.

Theo đó, một số đối tượng đã tổ chức khai thác trái phép, tuyển, chiết suất và buôn bán tinh quặng đất hiếm từ khu vực xã Bản Hon (huyện Tam Đường, Lai Châu), cạnh mỏ đất hiếm Đông Pao và khu vực xã Tân Hương, huyện Yên Bình, Yên Bái với khối lượng quặng tinh sau tuyển lớn.

Mỏ đất hiếm Đông Pao tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (Ảnh: Huyện Tam Đường).

Bên cạnh đó, hoạt động khai thác trái phép nêu trên của các đối tượng được phản ánh là xuất phát từ việc đào trộm, đào hạ cốt nền có người bảo lãnh.

Bộ Tài nguyên và Môi trườngcũng đánh giá, đây là hoạt động có tính chất phức tạp, giá trị khối lượng khoáng sản lớn. Trong văn bản trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Thanh Hóa khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng điều tra, xác minh thông tin phản ánh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

UBND tỉnh Lào Cai chủ động rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác, tuyển, tiêu thụ quặng đất hiếm, tăng cường hơn nữa công tác giám sát, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu 5 địa phương trên phải gửi kết quả kiểm tra, rà soát về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 29/7.

Đất hiếm có thành phần không thể thiếu trong sản xuất các loại thiết bị và linh kiện trong công nghệ thông tin, y khoa, giao thông, hóa lọc dầu, luyện kim, quân sự và nhiều lĩnh vực khác. Thế nhưng, việc trích xuất nguyên tố đất hiếm từ quặng thô rất khó khăn và tốn kém, do hiếm khi loại đất này tập trung một chỗ với hàm lượng lớn.

Bên cạnh đó, việc khai thác và xử lý đất hiếm lại tàn phá môi trường rất nghiêm trọng, bởi vậy nhiều quốc gia trên thế giới rất hạn chế cấp phép khai thác trong nước. Đây cũng là nguyên nhân của tên gọi đất hiếm.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin cùng chuyên mục

Nữ sinh viên bị 'thao túng tâm lý' lừa mất gần 3 tỷ đồng

Cần Thơ: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

TP.HCM: Khởi tố một cán bộ Hải quan liên quan đến buôn lậu hơn 4000 thùng sữa

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh 3 đại diện doanh nghiệp

Phú Thọ: Bắt khẩn cấp Chủ tịch xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Thành phố Huế: Khởi tố 3 đối tượng ban hành phiếu quan trắc môi trường khống

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh với đại diện pháp luật Công ty Thủy lợi Khánh Hòa

Công khai danh sách 103 doanh nghiệp nợ thuế tại Hà Nam

Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng vì bán bột đạm hết hạn

Công khai danh sách 757 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Nông

Hai doanh nghiệp tại Quảng Trị bị cưỡng chế thuế

Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Đồng Nai: Thép Vicasa – VNSteel bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Công khai danh sách 95 doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng An Tân tại Gia Lai

Tuyên án 44 bị cáo trong đại án hối lộ lớn nhất Thanh Hóa

Công ty Cơ khí – Thương mại và Xây dựng Hải Phòng bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Công ty chế biến khoáng sản An Vinh

Bắc Giang: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn

Công an Hải Phòng xử lý vụ rao bán giấy mời Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025