Để ngành công nghiệp dược có cơ hội bứt phá

Theo bà Trần Thị Đào, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, ngành công nghiệp dược Việt Nam có tiềm năng, nhưng thiếu cơ hội bứt phá.
Ngành công nghiệp dược: Nhiều dư địa phát triển Việt Nam phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD

Thuốc sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 46% về mặt giá trị và đạt hơn 70% về sản lượng so với thuốc nhập khẩu. Theo bà Trần Thị Đào, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, ngành công nghiệp dược Việt Nam có tiềm năng, nhưng thiếu cơ hội bứt phá.

Để ngành công nghiệp dược có cơ hội bứt phá
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên (giữa) lắng nghe ý kiến đề xuất của các doanh nghiệp dược.

Trong lần thứ 2 Bộ Y tế tổ chức buổi đối thoại các doanh nghiệp dược để lắng nghe ý kiến đề xuất của các doanh nghiệp ngày 28/10, hàng trăm doanh nghiệp theo dõi trực tiếp và trực tuyến đã gửi gắm nhiều tâm tư tới lãnh đạo Bộ Y tế.

Nhiều tiềm năng nhưng chưa bứt phá

Việt Nam hiện có hơn 200 nhà máy đạt GMP, trong đó có 18 nhà máy đạt EU-GMP, 4 nhà máy đạt PICs-GMP, tốc độ tăng trưởng bình quân 10-15%/năm, với mức chi tiền thuốc bình quân đầu người năm 2022 theo số liệu IQVIA là gần 80 USD/người/năm.

Với tổng dân số gần 100 triệu người, thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng nhanh và dự đoán sẽ đạt quy mô khoảng 13 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dược Việt Nam có tiềm năng nhưng chưa thực sự bứt phá.

Theo bà Trần Thị Đào, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, hiện thuốc sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 46% về mặt giá trị (mục tiêu Chiến lược theo Quyết định 68 là 80%) và đạt hơn 70% về sản lượng so với thuốc nhập khẩu (theo số liệu báo cáo đánh giá Chiến lược theo Quyết định 68).

Bên cạnh đó, các nhà máy chủ yếu sản xuất thuốc generic với dạng bào chế thông thường, trùng lắp, giá trị thấp. Hoạt động gia công, chuyển giao công nghệ các thuốc phát minh/biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu, thuốc chuyên khoa, đặc trị, thuốc có dạng bào chế công nghệ cao còn hết sức hạn chế (tính đến nay mới có vài thuốc biệt dược gốc từng bước được chuyển giao công nghệ tại Việt Nam).

Việt Nam hiện có hơn 200 nhà máy đạt GMP, trong đó có 18 nhà máy đạt EU-GMP, 4 nhà máy đạt PICs-GMP, tốc độ tăng trưởng bình quân 10-15%/năm, với mức chi tiền thuốc bình quân đầu người năm 2022 theo số liệu IQVIA là gần 80 USD/người/năm.

“Ngành dược Việt Nam phụ thuộc trên 90% nguồn nguyên liệu nhập khẩu, việc đầu tư sản xuất nguyên liệu hóa dược hết sức hạn chế. Việc tham gia chuỗi cung ứng thuốc toàn cầu hạn chế, giá trị xuất khẩu thuốc còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực.

Việc đánh giá chất lượng thuốc thông qua nghiên cứu tương đương sinh học gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (theo báo cáo đánh giá Chiến lược tại Quyết định 68). Các chủ trương, chính sách ưu đãi đầu tư, cấp phép lưu hành, mua sắm chưa thực sự đủ mạnh và chưa có tính ổn định lâu dài”, vị này bày tỏ.

Băn khoăn về "điểm nghẽn" trong cơ chế, chính sách

Mặc dù Quốc hội đã có Nghị quyết số 80/2023/QH15 ngày 09/01/2023 cho phép hiệu lực Giấy đăng ký lưu hành thuốc hết hạn trước ngày 31/12/2024, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn trong khi Luật Dược sửa đổi chưa được ban hành, có hiệu lực, có thể bị “đứt quãng” cung ứng thuốc do không được gia hạn tự động.

Do đó, các doanh nghiệp đều bày tỏ Bộ Y tế tiếp tục trình Quốc hội và Chính phủ có cơ chế gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc đến khi Luật Dược mới có hiệu lực. Sau đó, giá trị của giấy đăng ký lưu hành có giá trị vĩnh viễn với điều kiện phải tuân thủ những quy định về cập nhật tiêu chuẩn chất lượng trừ khi thuốc cần tiếp tục theo dõi an toàn – hiệu quả trên cơ sở tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc nguyên liệu làm thuốc.

Để ngành công nghiệp dược có cơ hội bứt phá
Bà Trần Thị Đào, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm phát biểu tại hội nghị.

Một số doanh nghiệp dược đề nghị đưa vào diện ưu tiên thẩm định cấp phép lưu hành đối với thuốc có báo cáo tương đương sinh học. Đồng thời, hướng dẫn và công bố kịp thời danh mục các thuốc đối chứng để làm căn cứ cho doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu BE triển khai.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cần có kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực và quy mô triển khai nghiên cứu BE tại 2 Viện kiểm nghiệm mới bảo đảm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra.

Doanh nghiệp đề xuất Bộ Y tế cắt bỏ khâu xin giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với các thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh mục cần rà soát. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm và cơ quan quản lý thực hiện cơ chế hậu kiểm, xử phạt vi phạm nếu doanh nghiệp không sử dụng đúng mục đích và cung cấp không đúng đối tượng.

Ngành y tế cũng cần tập trung triển khai các giải pháp để ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, Bộ Y tế định kỳ cập nhật bổ sung, mở rộng danh mục thuốc, nhóm tiêu chí kỹ thuật để ưu tiên mua thuốc sản xuất trong nước, ưu tiên nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP, PICs-GMP.

“Với mục tiêu đến năm 2023, Việt Nam có được tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sử dụng và 70% giá trị thị trường; tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước; phấn đấu có 30% thuốc generic sản xuất trong nước và nhập khẩu có giấy đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học; có 20% cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP, PICs-GMP hoặc tương đương; tiếp nhận chuyển giao công nghệ ít nhất 100 thuốc biệt dược gốc, vaccine, sinh phẩm là những thách thức lớn. Các doanh nghiệp dược rất cần cơ chế chính sách thông thoáng để đi đúng với chiến lược phát triển Công nghiệp Dược”, bà Trần Thị Đào bày tỏ.

Đại diện doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu cũng đề cập đến các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải và đề xuất giải pháp tháo gỡ liên quan đến các vấn đề như: Xuất xứ công thức; về công nhận, thừa nhận các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt GMP, GACP; về việc chậm công bố danh mục thuốc đã được cấp Giấy đăng ký lưu hành được sản xuất từ dược liệu đạt GACP; đăng ký lưu hành bán thành phẩm dược liệu; tờ hướng dẫn sử dụng cần được mã hóa QR code.

Tôi đề nghị các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì ổn định; tiếp tục đồng hành cùng với Bộ Y tế trong sự nghiệp phát triển ngành dược nói riêng và ngành y tế nói chung.

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên

Bộ Y tế tiếp tục tháo gỡ cho doanh nghiệp

Sau khi lắng nghe đề xuất của các doanh nghiệp dược, Thứ trưởng thường trực Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã có những chỉ đạo sát sao với các vụ, cục chuyên môn.

Theo đó, Thứ trưởng đề nghị Vụ Pháp chế làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan sớm trình Quốc hội sửa một số điều trong Luật Dược 2016 không còn phù hợp với thực tiễn nhằm tạo cơ sở pháp lý sửa các Nghị định và thông tư liên quan đến Luật dược để giải quyết bất cập trong việc thực thi pháp luật.

Bên cạnh đó, tổ chức rà soát, đánh giá đồng bộ tác động những bất cập, không phù hợp của Luật dược, Nghị định 54/2017/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn thi hành luật dược để xây dựng, ban hành đồng bộ, mang tính ổn định lâu dài hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Để ngành công nghiệp dược có cơ hội bứt phá
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên trao đổi với lãnh đạo các doanh nghiệp dược bên lề hội nghị đối thoại.

Khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định số 1661/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế.

Thứ trưởng đề nghị Cục Quản lý Dược làm đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch triển khai Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 9/10/2023 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, hoàn thiện các thủ tục để báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

Thứ trưởng cũng yêu cầu các vụ, cục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý, tăng cường chuyển đổi số; phân cấp, ủy quyền, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Khẩn trương rà soát, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

“Tôi đề nghị các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì ổn định; tiếp tục đồng hành cùng với Bộ Y tế trong sự nghiệp phát triển ngành dược nói riêng và ngành y tế nói chung”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

nhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp dược

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/12/2024, Iran đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300.
Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Roketsan, công ty hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ chuyên về các hệ thống tên lửa tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 với nhiều vũ khí đặc biệt.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã giới thiệu nhiều dòng máy bay không người lái (UAV).
Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông Quân đội Viettel, trực thuộc Bộ Quốc phòng, đã giới thiệu một sản phẩm quân sự đột phá – hệ thống "người lính tương lai".

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm Quốc phòng 2024:

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Tổ hợp phòng không chống UAV “Lá chắn Rồng” và hệ thống radar cảnh giới, điều khiển hỏa lực “Wisdom Eye” của OSB Hightech đã thu hút sự chú ý đặc biệt.
Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn xuất hiện và gây sự chú ý lớn cho các chuyên gia quốc tế.
Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Bộ Công an đã mang đến nhiều phương tiện đặc chủng hiện đại.
Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút hàng nghìn đại biểu và khách mời, sân bay Gia Lâm chật kín khách tham quan trong và ngoài nước.
Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp quốc gia không chỉ tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà còn là công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Theo Apatit Lào Cai, đến năm 2040 quặng Apatit loại I, II, III sẽ không còn cho nhu cầu sản xuất của các đơn vị trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam gây ấn tượng với dàn UAV, tàu quân sự, các loại súng do chính người Việt chế tạo khiến khách tham quan rất tự hào.
Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sáng 20/12 tại Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản Quốc gia, đảm bảo sản xuất xanh.
Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Lục quân và Bộ Quốc phòng Malaysia công nhận các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.
Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực công nghệ quân sự tại Việt Nam, đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ cao.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ghi nhận một bước tiến quan trọng trong ngành hàng không Việt Nam, khi máy bay huấn luyện TP-150 lần đầu tiên ra mắt.
Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Trưng bày tại không gian ngoài trời rộng lớn, quân đội Mỹ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 5 loại vũ khí với nhiều điểm đáng chú ý.
Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 19/12, Bộ Công Thương và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lãnh đạo Airbus đã chia sẻ về vai trò ngày càng tăng của tập đoàn trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam.
Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã để lại dấu ấn quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hóa chất trong năm 2024.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động