Đẩy nhanh xúc tiến nhập khẩu than từ Australia
Công Thương và công luận Thứ tư, 06/04/2022 - 14:54
Đẩy nhanh xúc tiến nhập khẩu than từ Australia, Bộ Công Thương họp từ sáng sớm |
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao năng lực xuất khẩu và khai thác, chế biến than và khoáng sản hiện đang đứng hàng đầu thế giới của Australia. Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam mong muốn thiết lập quan hệ hợp tác ổn định, lâu dài về thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ khai thác và chế biến than, khoáng sản bền vững với Australia. Chính phủ hai nước cũng đã nhất trí thiết lập các cơ chế đối thoại cấp Bộ trưởng về thương mại, năng lượng và khoáng sản trong thời gian tới.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hội đồng Khoáng sản và doanh nghiệp xuất khẩu than của Úc |
Về lĩnh vực than, Bộ trưởng cho biết, Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu khoảng 18-25 triệu tấn than phục vụ cho hoạt động sản xuất điện và phân bón trong năm 2022. Bộ trưởng đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu than của Australia, đặc biệt là các hội viên của Hội đồng Khoáng sản Australia tăng lượng cung ứng cho doanh nghiệp Việt Nam ngay từ tháng 4/2022.
Đại diện cho Hội đồng Khoáng sản và các doanh nghiệp xuất khẩu than, khoáng sản Australia, bà Tania Constable, Tổng Giám đốc Hội đồng Khoáng sản Australia cho biết, Australia có đầy đủ năng lực cung cấp than và khoáng sản cho nhu cầu của Việt Nam. Bà khẳng định Hội đồng Khoáng sản Australia sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương trong thời gian tới để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong việc tăng cường cung ứng than cho Việt Nam cũng như trong lĩnh vực đầu tư, chuyển giao công nghệ khai thác than, khoáng sản bền vững tại hai nước.
Tại buổi làm việc, đại diện Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công thương và Hội đồng Khoáng sản Australia cũng đã trao đổi cụ thể về nhu cầu và các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu than, khoáng sản của hai nước. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu than hàng đầu của Australia như BHP, Glencore, Yancoal, Whitehaven Coal, Jellinbah Group… và 4 doanh nghiệp nhập khẩu than hàng đầu của Việt Nam là Vinacomin, PVN, EVN và Tổng công ty Đông Bắc đã trực tiếp trao đổi cụ thể về năng lực sản xuất, xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu và khả năng hợp tác thời gian tới của mỗi công ty.
Hội đồng Khoáng sản Australia là tổ chức đại diện cho ngành khai thác, chế biến và thương mại khoáng sản Australia, trong đó có mặt hàng than. Hội đồng có 77 hội viên đầy đủ và 34 hội viên liên kết là những doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong ngành khoáng sản của Australia. Các hội viên của Hội đồng Khoáng sản Australia chiếm 75% tổng sản lượng khai thác và 80% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành khoáng sản của Australia. |
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giao thương qua cửa khẩu biên giới phía Bắc dần ổn định

Bộ Công Thương: Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho tiêu dùng quý 2

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 22/5: Giá xăng dầu ngày 23/5 diễn biến thế nào?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 21/5: Tăng kết nối giao thương, tăng hiệu quả tiêu thụ hàng Việt

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 20/5: Công nghiệp hỗ trợ tìm đường vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Tin cùng chuyên mục

Ngăn chặn những vi phạm gian lận trên sàn thương mại điện tử

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 17/5: Chủ đề công nghiệp, thương mại được quan tâm

Làm thế nào để hạ nhiệt giá xăng dầu?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 16/5: Cần thu hút doanh nghiệp sản xuất thép đầu tư vùng duyên hải miền Trung

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 14/5: “Điểm nhấn” 71 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương

Bộ Công Thương đồng hành cùng tỉnh Bắc Giang “vượt dịch” thành công

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 13/5: Lĩnh vực hội nhập - xuất nhập khẩu được quan tâm

Bộ Công Thương: Cần chính sách đặc thù để phát triển ngành thép

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 10/5: Cần chính sách đặc thù để phát triển ngành thép

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 8/5: Nhiệt điện Thái Bình 2 “hồi sinh” từ “vực thẳm”

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 7/5: Việt Nam sẽ có một năm xuất khẩu “bùng nổ”

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 6/5: Tiết kiệm điện, vấn đề không của riêng ai

89% hàng hoá nhập khẩu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất

Không "té nước theo mưa" khi xăng tăng giá

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 3/5: Kỳ vọng từ hợp tác kinh tế Việt - Nhật

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 2/5: Điểm nhấn xuất nhập khẩu và năng lượng

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 1/5: Chinh phục thị trường “khó tính” bằng chất lượng

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 30/4: Giá xăng sẽ tiếp tục tăng sau nghỉ lễ?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 29/4: Tìm thị trường xuất khẩu cho nông sản
