Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ

Ông Bùi Trung Thướng – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ chia sẻ về những giải pháp xúc tiến thương mại hàng Việt Nam vào thị trường Ấn Độ.
Xúc tiến Thương mại giữa Nghệ An với thị trường Ấn Độ Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Ấn Độ tăng trưởng 3 con số

Thưa ông, cuối tháng 9/2023, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) tổ chức đoàn doanh nghiệp cà phê Việt Nam tham dự Hội nghị và Triển lãm cà phê Thế giới (WCC) tổ chức tại thành phố Bengaluru, bang Karnataka, Ấn Độ. Xin ông chia sẻ đôi nét về sự kiện này cũng như hiệu quả mà sự kiện thu được trong việc xúc tiến xuất khẩu cà phê vào Ấn Độ - một trong những thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam?

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ
Ông Bùi Trung Thướng – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường đông dân nhất thế giới. trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu đang chậm lại, xuất khẩu của Ấn Độ thời gian qua cũng có sự sụt giảm. Tuy nhiên thương mại Việt Nam - Ấn Độ vẫn giữ ổn định so với cùng kỳ năm trước.

Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã thực hiện rất nhiều chương trình xúc tiến thương mại thời gian qua và một trong những sự kiện quan trọng là xúc tiến thương mại cho mặt hàng cà phê tại Ấn Độ trong khuôn khổ Hội nghị cà phê quốc tế. Dưới sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Hiệp hội Cà phê, Việt Nam đã tổ chức đoàn doanh nghiệp cà phê với rất nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam tham dự chương trình này như Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty CP Cà phê Olympic…

Trong khuôn khổ chương trình, Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức rất nhiều chương trình quảng bá cà phê Việt Nam như uống thử, giới thiệu các sản phẩm cà phê độc đáo và quảng bá cà phê việt Nam. Kết quả, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã ký bản ghi nhớ với đối tác Ấn Độ để phát triển thương hiệu cà phê L’amant của doanh nghiệp sang thị trường này.

Cà phê hiện là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang Ấn Độ song kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch cà phê so với tổng lượng xuất khẩu nông sản còn hạn chế. Năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Ấn Độ khoảng 60 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Người dân Ấn Độ rất ưa chuộng cà phê hoà tan của Việt Nam. Bên cạnh L’amant thì những thương hiệu Trung Nguyên, G7 cũng đã phát triển rất tốt tại Ấn Độ. Chính phủ hai nước vẫn đang đàm phán để có thể giảm thuế nhập khẩu, khi đó lượng cà phê việt Nam sẽ thể hiện diện mạnh mẽ tại Ấn Độ.

Cùng với sự kiện lớn kể trên, được biết từ đầu năm đến nay, Thương vụ đã hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nhiều các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản. Ông có thể thông tin cụ thể hơn về những hoạt động này?

Ngày 28/4/2020, hầu hết các nước chưa ảnh hưởng mạnh do Covid-19 song thời điểm đó, Ấn Độ đã rơi vào tình trạng phong toả toàn quốc và rất nhiều kế hoạch đã bị trì hoãn. Thời điểm đó, chúng tôi đã tìm các giải pháp và đã trao đổi với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương và Phòng Xúc tiến thương mại Ấ Độ lần đầu tiên tổ chức giao thương xúc tiến thương mại trực tuyến.

Sau sự kiện đó, suốt trong các năm 2020 và 2021, xúc tiến thương mại trực tuyến đã trở thành xu hướng và chúng tôi rất tự hào là một trong những Thương vụ đầu tiên đưa hình thức xúc tiến thương mại này trở nên phổ biến.

Đối với các hoạt động khác, năm 2022, nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ thì chúng tôi đã tổ chức 50 chương trình cả trực tiếp và trực tuyến, trong đó có cả những chương trình tổng thể về thị trường và những chương trình chi tiết về các ngành hàng, mặt hàng hay những chương trình giới thiệu về các quy định pháp luật, tiêu chuẩn chất lượng thị trường, các chương trình giao lưu trực tuyến... cho doanh nghiệp.

Từ đầu năm đến nay, theo chỉ đạo Bộ Công Thương, chúng tôi đã hỗ trợ nhiều đoàn như đoàn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự hội nghị Bộ trưởng G20 để xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều ngành hàng như thủ công mỹ nghệ, gia vị, nông sản thực phẩm, đồ gỗ… tìm hiểu thông tin về thị trường. Riêng năm nay, xuất khẩu đồ gỗ sang Ấn Độ gia tăng đáng kể. Trong bối cảnh các thị trường khó khăn thì Ấn Độ hoàn toàn có thể trở thành 1 trong những thị trường thay thế.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ
Quế là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ (Ảnh: Vinasamex)

Riêng với mặt hàng quế, hiện tại xuất khẩu quế của Việt Nam sang Ấn độ chiếm khoảng 80% nhu cầu nhập khẩu quế của thị trường. Theo số liệu của Ấn Độ, trong năm tài chính 2022-2023, Ấn Độ nhập khẩu 38.000 tấn thì từ Việt Nam là 35.000 tấn.

Ấn Độ là thị trường rất tiềm năng song việc xuất khẩu cũng không hề dễ dàng. Vì trong bối cảnh xuất khẩu của Ấn Độ cũng gặp khó khăn thì họ cũng sẽ tìm cách để bảo hộ thị trường nội địa, tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp, người lao động. Nhưng khi ta biết rằng đã có một mặt hàng chiếm lợi thế thị trường như quế thì doanh nghiệp cần chủ động, không nên phụ thuộc quá vào thương nhân Ấn Độ.

Tháng 11 tới, Ấn Độ sẽ có một hội chợ lớn về mặt hàng thực phẩm. Đây là hoạt động quan trọng của Ấn Độ trong việc xúc tiến thương mại, giao thương với các nước trên thế giới, Dự kiến có 70 quốc gia sang thị trường này. Ấn Độ dự kiến tổ chức gian hàng để quảng bá cho sản phẩm Việt Nam. Nếu doanh nghiệp không thể sang Ấn Độ thì có thể gửi hàng mẫu cho chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ quảng bá. Còn nếu doanh nghiệp có thể snag trực tiếp thì đây sẽ là cơ hội rất tốt để tìm hiểu không chỉ thị trường Ấn Độ mà rất nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia khác cùng tham gia hội chợ.

Là một người đã có nhiều năm làm việc tại Ấn Độ, ông có thể thông tin chi tiết hơn về những tiềm năng của thị trường này đối với các mặt hàng nông sản, gia vị của Việt Nam?

Ấn Độ hiện có dân số 1,4 tỷ người. Với dải khách hàng rộng lớn, 1,4 tỷ dân số được chia thành 4 -5 nhóm với nhu cầu đa dạng.

Với gia vị, Ấn Độ là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới và xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới. Nhiều sản phẩm họ nhập từ chúng ta rồi làm ra các sản phẩm cao cấp hơn để xuất khẩu đi. Ví dụ với mặt hàng hương nhang, tiêu thụ của họ rất lớn và họ chỉ nhập duy nhất mặt hàng hương nhang thô của Việt Nam, giá trị rất thấp. Sau đó về làm 1 công đoạn cuối cùng là ướp hương liệu, giá trị tăng 3-4 lần. Tại sao doanh nghiệp Việt Nam lại không thể hoàn thành nốt khâu đó nhằm tăng giá trị cho sản phẩm?

Với gia vị, các cơ quan nhà nước có sự hỗ trợ rất lớn. Ban Gia vị trực thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ có trách nhiệm hoạch định chính sách phát triển, quy hoạch vùng trồng cây dược liệu để tránh bị chồng chéo. Ấn Độ có cơ quan xúc tiến phát triển xuất khẩu mặt hàng nông sản để hỗ trợ phát triển thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng, hỗ trợ người mua Ấn Độ đến giao lưu với nhà sản xuất.

Tuy nhiên, quế hay gia vị là mặt hàng gần như độc quyền của Việt Nam tại Ấn Độ. Do đó, doanh nghiệp nên đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại, tìm hiểu kỹ về thị trường để gia tăng giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đoàn kết, còn nếu cứ cạnh tranh về giá thì không biết phải cạnh tranh đến bao giờ.

Thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ sẽ có những giải pháp gì nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, thưa ông?

Chúng tôi xác định Ấn Độ là thị trường rất tiềm năng và phải tìm cách cùng nhau vượt qua khó khăn để thâm nhập sâu hơn thị trường này. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh chất lượng, doanh nghiệp phải có câu chuyên được kể đằng sau sản phẩm. Do đó, công tác xúc tiến thương mại sẽ tập trung vào các giải pháp.

Thứ nhất, là tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại bằng cách kết hợp đa dạng các hình thức.

Thứ hai, chúng tôi sẽ tiếp tục định hướng thông tin về thị trường. Giống như Trung Quốc, Ấn Độ có những bang lớn, nhưng thông tin cụ thể các bang rất hạn chế. Thương vụ trước đây định hướng cứ thứ 4 hàng tuần sẽ phổ biến cho doanh nghiệp biết các tỉnh, bang có những thông tin gì, cần điều gì. Có những buổi thu hút đến 200 doanh nghiệp tham dự nhưng số lượng đang giảm dần. Chúng tôi cho rằng cần sự tương tác lớn hơn và cần sự đầu tư tìm hiểu sâu hơn của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể có cơ hội lớn hơn ở thị trường này.

Thứ ba, chúng tôi luôn khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam sang Ấn Độ, tạo hệ sinh thái tại thị trường Ấn Độ. Bên cạnh là một thị trường rộng hơn, hiện thương mại điện tử của Ấn Độ đang chậm hơn Việt Nam khoảng 10 năm. Tuy nhiên, khoảng cách này sẽ bị xoá rất nhanh, nên là doanh nghiệp tiếp cận thị trường ở thời điểm này là rất phù hợp.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận

Xúc tiến thương mại đang trở thành đòn bẩy giúp thanh long Bình Thuận vượt qua thách thức, vươn xa khỏi vùng trồng, đến với thị trường tiêu dùng hiện đại.
Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Thương vụ tháng 4/2025 tập trung bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu.
Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri đang dần trở thành cầu nối giao thương thiết thực giữa sản phẩm nông nghiệp Gia Lai và thị trường tiêu dùng Campuchia.
Tận dụng lợi thế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt

Tận dụng lợi thế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt

Để tận dụng tiềm năng xúc tiến xuất khẩu hàng Việt sang EU, Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, thiết thực.
Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Từ 24 - 26/4, sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025 và Diễn đàn Quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025.

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia được Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan và địa phương trên cả nước tổ chức, khai mạc vào sáng 16/4 tại Hà Nội.
HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo thuận lợi sớm thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (Hải Nam) và các địa phương liên quan.
Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Hội thảo khoa học kết hợp triển lãm thương mại Beauty Summit 2025 với quy mô hơn 250 gian hàng sẽ là cơ hội xúc tiến thương mại trong ngành làm đẹp.
Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Việc mở rộng chuỗi sản phẩm muối Tuyết Diêm không chỉ đa dạng hoá thị trường tiêu thụ mà còn tạo công ăn việc làm cho bà con trên địa bàn.
Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Trùng Khánh?

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Trùng Khánh?

Trùng Khánh nổi lên như trung tâm logistics mới của Trung Quốc, doanh nghiệp Việt đang đứng trước cơ hội hiếm có để bước sâu vào thị trường nội địa này.
Xúc tiến thương mại, giao thương giữa Việt Nam - Trùng Khánh

Xúc tiến thương mại, giao thương giữa Việt Nam - Trùng Khánh

Chiều 11/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh).
Xúc tiến thương mại thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore

Xúc tiến thương mại thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore

Trong khuôn khổ FHA 2025 tại Singapore, hội nghị kết nối giao thương thực phẩm Việt Nam - Singapore thu hút đông đảo doanh nghiệp và đối tác quốc tế tham dự.
Cá tép dầu sấy khô: Vươn tầm chinh phục thị trường lớn

Cá tép dầu sấy khô: Vươn tầm chinh phục thị trường lớn

Cá tép dầu sấy khô – đặc sản của huyện Mai Sơn, Sơn La – đang vươn mình mạnh mẽ nhờ thương mại điện tử, mở ra cơ hội chinh phục thị trường rộng lớn.
SaigonTex - SaigonFabric 2025 mở ra cơ hội giao thương cho ngành dệt may

SaigonTex - SaigonFabric 2025 mở ra cơ hội giao thương cho ngành dệt may

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghiệp dệt & may, thiết bị, nguyên phụ liệu & vải (SaigonTex - SaigonFabric 2025) mở ra cơ hội giao thương cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025

Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 21/4 trên phạm vi toàn quốc với nhiều hoạt động quảng bá, kết nối doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc tìm kiếm cơ hội kết nối giao thương

Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc tìm kiếm cơ hội kết nối giao thương

Hội nghị Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh) diễn ra ngày 11/4 tại Hà Nội, mở ra cơ hội hợp tác thực chất giữa doanh nghiệp hai nước.
Cơ hội nào cho Việt Nam trên ‘miền đất hứa’ Halal?

Cơ hội nào cho Việt Nam trên ‘miền đất hứa’ Halal?

Thị trường Halal toàn cầu mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều rào cản mà doanh nghiệp Việt cần vượt qua để vững bước trên 'miền đất hứa' này.
Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Hành trình 20 năm phát triển của mật ong Tam Đảo vươn ra thế giới không chỉ khẳng định chất lượng mà còn là nỗ lực xúc tiến, đưa nông sản Việt Nam "cất cánh".
Giao ban xúc tiến thương mại: Chủ động thích ứng trước biến động

Giao ban xúc tiến thương mại: Chủ động thích ứng trước biến động

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 3/2025 đã đề cập đến giải pháp củng cố nội lực, tăng cường năng lực cạnh tranh, ứng phó với biến động của thế giới
Chuyển đổi xanh và số hóa: Cơ hội vàng cho xuất khẩu

Chuyển đổi xanh và số hóa: Cơ hội vàng cho xuất khẩu

Chiều 4/4, trong khuôn khổ Vietnam Expo 2025, đã diễn ra hội thảo kết nối với chủ đề "Công nghiệp xanh và xuất khẩu thông minh".
Thương vụ hiến kế doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Halal

Thương vụ hiến kế doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam cần xác định chiến lược dài hạn, đầu tư nghiêm túc cho nghiên cứu thị trường, điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal.
Giao ban xúc tiến thương mại với thương vụ tháng 3/2025: Cơ hội từ thị trường Halal

Giao ban xúc tiến thương mại với thương vụ tháng 3/2025: Cơ hội từ thị trường Halal

Sáng 4/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3/2025.
Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Chiều 3/4, trong khuôn khổ Vietnam Expo 2025, đã diễn ra hội thảo kết nối với chủ đề "Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Tăng trưởng toàn cầu cùng Amazon".
Mobile VerionPhiên bản di động