Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào các tỉnh thành phía Nam

Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc, vào các lĩnh vực công nghiệp, chế biến nông sản, năng lượng, thương mại dịch vụ và logistics, chiều ngày 14/12 Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (Bộ Kế hoạch Đầu tư) phối hợp cùng UBND Bình Dương và Tổng công ty Becamex IDC tổ chức Tọa đàm trực tuyến xúc tiến đầu tư Hàn Quốc vào các tỉnh Bình Dương, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long.
Bình Dương mời gọi Hà Lan đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, thương mại dịch vụ

Hàn Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho biết, sau gần 30 năm Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, 2 nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Tính đến nay, Hàn Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với gần 9.160 dự án, có tổng vốn đầu tư đạt 72 tỷ USD.

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào các tỉnh thành phía Nam

Điểm cầu trực tuyến Tọa đàm xúc tiến đầu tư Hàn Quốc với các tỉnh, thành phía Nam tại Bình Dương

Hàn Quốc ngày càng trở thành đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam, do dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc đang hướng đúng vào mục tiêu, chiến lược thu hút FDI của Việt Nam. DN Hàn Quốc đã có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, từ công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, may mặc, tài chính ngân hàng, logistics, dịch vụ… góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu… phát triển và tạo việc làm cho khoảng 700 nghìn lao động tại nhiều địa phương trên cả nước.

Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, buổi tọa đàm nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam, đặc biệt nâng cao hiệu quả các chương trình xúc tiến đầu tư phía Nam cũng như giúp địa phương nắm bắt xu hướng, nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc. Đồng thời trân trọng và hoan nghênh các DN Hàn Quốc tiếp tục đầu tư tại Việt Nam nói chung và các tỉnh phía Nam nói riêng trong các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ, năng lượng, chế biến nông sản, y tế … Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào các tỉnh thành phía Nam

Tọa đàm xúc tiến đầu tư giữa Hàn Quốc với các tỉnh, thành phía Nam

Ông Kim Kwan Mook - Tổng Giám đốc Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (Kotra) tại TP. Hồ Chí Minh - cho hay, hiện tại có 8.000 DN Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam là điểm đến đầu tư số một trong những năm vừa qua của các DN Hàn Quốc và cũng là thị trường quan trọng được các DN Hàn Quốc quan tâm và xúc tiến đầu tư. Đồng thời khẳng định, thông qua buổi tọa đàm này sẽ giúp các DN Hàn Quốc có thêm hiểu biết để đầu tư vào các tỉnh phía Nam..

Tạo mọi điều kiện, hỗ trợ tốt nhất cho các nhà đầu tư

Để các DN, nhà đầu tư Hàn Quốc hiểu rõ về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, cũng như cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên mời gọi thu hút đầu tư, đại diện các tỉnh Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và Vĩnh Long tham dự buổi tọa đàm cũng đã thông tin về công tác thu hút FDI của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giới thiệu về môi trường, tiềm năng dự án đầu tư của các địa phương.

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào các tỉnh thành phía Nam

Ông Lê Phú Hòa - Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Dương, phát biểu tại tọa đàm

Thông tin về những kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương và định hướng ưu tiên thu hút đầu tư trong thời gian tới, ông Lê Phú Hòa - Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Dương - cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình dịch bệnh Covid-19, song tình hình kinh tế - xã hội của Bình Dương vẫn đạt được một số kết quả khả quan, có nhiều điểm sáng tích cực, đáng khích lệ trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch vừa khôi phục và phát triển kinh tế.

Hiện Bình Dương đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chỉ sau TP. Hồ Chí Minh, với 4.016 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 37 tỷ USD từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng Hàn Quốc hiện đứng thứ 5 với 764 dự án và tổng vốn đầu tư hơn 3,3 tỷ USD. Thời gian tới, Bình Dương mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư tập trung các lĩnh vực tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư như: lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ tài chính, logistics… đáp ứng yêu cầu công nghiệp 4.0.

Tại buổi tọa đàm, ông Kim Won Sik - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) tại tỉnh Bình Dương đã chia sẻ và đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam, trong đó có Bình Dương nơi KOCHAM đang đặt trụ sở và hoạt động. Bình Dương là kiểu mẫu thành phố thông minh hàng đầu Việt Nam, đồng thời các chính sách của tỉnh luôn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cũng như đem đến nhiều cơ hội cho các DN.

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào các tỉnh thành phía Nam
Ông Kim Won Sik - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM), phát biểu tại tọa đàm

“Chính quyền Bình Dương luôn đồng hành cùng DN để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, chính quyền và ngành Y tế tỉnh đã hướng dẫn tận tình để các DN hoạt động sản xuất “3 tại chỗ” - Chủ tịch KOCHAM nhấn mạnh.

Tại hội nghị, các vấn đề được nhà đầu tư, DN Hàn Quốc thắc mắc và quan tâm cũng như đang có nhu cầu hợp tìm hiểu hợp tác tác đầu tư như: chính sách ưu đãi đầu tư, quỹ đất, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics… đã được đại diện các các tỉnh giải đáp thấu đáo.

Liên quan đến các vấn đề phát triển logistics tại Bình Dương, ông Lê Phú Hòa cho biết, Bình Dương đang tập trung phát triển ngành dịch vụ logistics, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông, các cảng biển. Từng bước tạo mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại, góp phần đẩy mạnh phát triển các chuỗi cung ứng hỗ trợ cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Phát biểu kết luận, ông Vũ Văn Chung - Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá cao các ý kiến trao đổi, thảo luận tại buổi tọa đàm của các tỉnh. Trong đó, các ý kiến tập trung về việc tăng cường vai trò kết nối, xúc tiến, quảng bá cơ hội đầu tư tại địa phương mình với nhà đầu tư Hàn Quốc.

“Việt Nam đang thích ứng linh hoạt, kịp thời kiểm soát Covid-19 để phục hồi phát triển kinh tế, đồng thời tiếp tục xây dựng hình ảnh địa điểm đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc. Buổi tọa đàm này là một cơ hội quý báu để chúng ta tìm ra giải pháp, cách thức chung tay cùng nhau hỗ trợ tái phục hồi sản xuất, gia tăng năng lực hợp tác cùng nhau phục hồi và phát triển nền kinh tế, tìm thêm cơ hội đầu tư mới” - ông Vũ Văn Chung bảy tỏ.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Đầu tư nước ngoài

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đã đến lúc cần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Đã đến lúc cần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Cần nghiên cứu sâu hơn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam nhằm đạt được hiệu quả cao hơn và đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Nhà sản xuất chip thế giới chọn đầu tư tại Việt Nam

Nhà sản xuất chip thế giới chọn đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp công nghệ lớn của Đức lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư, đồng thời thành lập trung tâm phát triển chip điện tử đặt tại thủ đô Hà Nội.
Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài 11,67 tỷ USD

Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài 11,67 tỷ USD

Hiện các doanh nghiệp có vốn nhà nước đã đầu tư ra nước ngoài 141 dự án, với tổng vốn gần 11,67 tỷ USD, chiếm gần 52,8% tổng vốn đầu tư của cả nước.
5 tháng, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 25,5%

5 tháng, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 25,5%

5 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 25,5% kế hoạch, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam có thể đặt mình vào vị trí trung tâm sản xuất điện tử của khu vực châu Á

Việt Nam có thể đặt mình vào vị trí trung tâm sản xuất điện tử của khu vực châu Á

Ông Darren Seah-Giám đốc phụ trách Triển lãm Chuyển đổi Công nghiệp châu Á-Thái Bình Dương cho rằng,Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất điện tử châu Á.

Tin cùng chuyên mục

Bức tranh FDI 5 tháng: Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài được củng cố?

Bức tranh FDI 5 tháng: Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài được củng cố?

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên bức tranh FDI đã có sự cải thiện tích cực.
“Việt Nam mang đến một môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp Ấn Độ”

“Việt Nam mang đến một môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp Ấn Độ”

Với sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế và chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, Việt Nam đang mang đến một môi trường kinh doanh hấp dẫn cho DN Ấn Độ.
Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Đầu tư nước ngoài đã đạt được thành tựu lớn, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, tuy nhiên công tác quản lý, hoạt động đầu tư nước ngoài còn bất cập.
Xây dựng giải pháp ưu đãi mới trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Xây dựng giải pháp ưu đãi mới trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng các giải pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu.
Nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ có kế hoạch mở rộng, tăng vốn đầu tư tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ có kế hoạch mở rộng, tăng vốn đầu tư tại Việt Nam

Thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đang có nhiều triển vọng. Một số tập đoàn lớn đang có kế hoạch mở rộng, tăng vốn đầu tư tại Việt Nam.
Nguyên nhân Ấn Độ chưa phải là đối thủ cạnh tranh với dòng vốn FDI vào Việt Nam

Nguyên nhân Ấn Độ chưa phải là đối thủ cạnh tranh với dòng vốn FDI vào Việt Nam

Các chuyên gia tài chính khẳng định rằng, Ấn Độ chưa phải là mối đe dọa với dòng vốn FDI vào Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại.
Liên kết khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước: Vì sao vẫn “lỏng lẻo”?

Liên kết khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước: Vì sao vẫn “lỏng lẻo”?

Liên kết “lỏng lẻo” giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước đã được đề cập rất nhiều thời gian qua. Tuy nhiên, tình hình vẫn không được cải thiện nhiều.
Người dân Việt Nam luôn tin tưởng và đầu tư vào vàng

Người dân Việt Nam luôn tin tưởng và đầu tư vào vàng

Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu và suy thoái kinh tế, các nhà đầu tư Việt Nam vẫn tin tưởng vào vàng và đây là kênh đầu tư tiềm năng trong thời gian tới.
Nên cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào xử lý nợ xấu

Nên cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào xử lý nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng đang có xu hướng tăng lên tới 2,91% vào cuối tháng 2/2023, cao hơn nhiều so với mức 2% cuối năm 2022 và dự báo còn tăng.
TP. Hồ Chí Minh lấy lại vị thế thu hút đầu tư nước ngoài

TP. Hồ Chí Minh lấy lại vị thế thu hút đầu tư nước ngoài

Trước sự suy giảm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, TP. Hồ Chí Minh đang nỗ lực lấy lại vị thế bằng nhiều giải pháp.
3 giải pháp trọng tâm để Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

3 giải pháp trọng tâm để Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Để tăng hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện hạ tầng,nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ tập trung vào 3 giải pháp trọng tâm
10 kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hữu ích

10 kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hữu ích

Bất kì ai cũng cần biết quản lý tài chính cá nhân. Bỏ túi 10 bí kíp sau đây để có thể nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân.
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực trong tháng 4/2023

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực trong tháng 4/2023

Tháng 4/2023, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực, đạt 37.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần bình quân 3 tháng đầu năm với khoảng 24.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài gần 22 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài gần 22 tỷ USD

Lũy kế đến tháng 4/2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 1.643 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư hơn 21,93 tỷ USD.
Nhật Bản là quốc gia có tổng vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất tại tỉnh Thanh Hóa

Nhật Bản là quốc gia có tổng vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất tại tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa tổ chức hoạt động kỷ niệm 50 năm Việt Nam - Nhật Bản với nhiều sự kiện. Nhật Bản là quốc gia có tổng vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất tại tỉnh Thanh Hóa.
Kinh nghiệm thu hút FDI tại Bắc Ninh: “Cải thiện môi trường đầu tư không có điểm dừng”

Kinh nghiệm thu hút FDI tại Bắc Ninh: “Cải thiện môi trường đầu tư không có điểm dừng”

Một lý do khiến Bắc Ninh hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài đó là, xác định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính “không có điểm dừng".
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội xuất hiện xu hướng mới

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội xuất hiện xu hướng mới

Thu hút đầu tư nước ngoài vào Hà Nội có xu hướng tiếp cận thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp, dự án hiện hữu.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 17,9%

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 17,9%

4 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 19% kế hoạch, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
“Nút thắt” đầu tư công được tháo gỡ, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

“Nút thắt” đầu tư công được tháo gỡ, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Với sự quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, "nút thắt" đầu tư công đang dần được tháo gỡ, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.
4 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước giảm nhưng chi ngân sách lại tăng

4 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước giảm nhưng chi ngân sách lại tăng

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2023 ước giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi chi ngân sách nhà nước ước tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động