Thứ năm 15/05/2025 19:10

Đẩy mạnh truyền thông nhằm giảm đồ uống có cồn tại Việt Nam

Đây là đề xuất của nhiều chuyên gia tại hội thảo khoa học “Đồ uống và sức khỏe” do Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức sáng nay (4/4/2017), tại Hà Nội. Hội thảo được tổ chức nhằm cập nhật các thông tin khoa học hữu ích về các nhóm đồ uống và lợi ích của chúng với sức khỏe.

Theo TS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, xu hướng toàn cầu hiện nay của thế giới tập trung vào việc giảm sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia), giảm các loại nước ngọt có gas và tăng cường sử dụng các loại nước đóng chai, nước ngọt không gas ít đường và đặc biệt là các loại trà, trà thảo mộc ít đường.

Các kết luận trong 20 nghiên cứu thử nghiệm và 297 tài liệu khoa học những năm gần đây đã cho thấy rõ vai trò của trà thảo mộc trong việc tăng cường sức khỏe, chống viêm thông qua các cơ chế ức chế các chất trung gian gây viêm, ức chế hoạt động của các chất tiền viêm, tác dụng chống ô xy hóa, có khả năng thu nhặt các gốc tự do, bảo vệ gan, phòng chống nhiễm vi khuẩn, virus, chống nấm và dự phòng một số bệnh mạn tính không lây. Các kết quả trên có được từ các hoạt chất chứa trong các loại thảo mộc như kim ngân hoa, cúc hoa, la hán quả, hạ khô thảo... hiện đang được áp dụng trong các loại sản phẩm trà tại nhiều nước trên thế giới và đang được áp dụng tại Việt Nam như trà thảo mộc Dr Thanh và các loại trà thảo mộc khác.

Đặc biệt hội thảo cũng đề cập đến vai trò quan trọng của uống nước với sức khỏe cũng như cập nhật các số liệu trên thế giới cũng như tại Việt Nam về nhu cầu nước khuyến nghị cho từng lứa tuổi. Để đáp ứng nhu cầu nước của cơ thể cần bổ sung nước mỗi ngày. Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể sẽ tăng dần theo tuổi khi còn là trẻ sơ sinh (0,6 lít nước) cho tới khi là trẻ nhỏ (khoảng 1,7 lít). Với người trưởng thành nhu cầu của nam giới là 2,5 lít/ngày nếu có mức lao động thể lực mức độ nhẹ, lên tới mức 3,2 lít/ngày cho lao động trung bình và 6 lít/ngày nếu hoạt động thể lực nhiều và sống trong điều kiện khí hậu nóng. Nhu cầu của nữ giới thấp hơn nam giới cùng nhóm tuổi khoảng từ 0,5-1 lít nước.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã thống nhất những quan điểm chính theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về sức khỏe bao gồm: Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm giảm sử dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam nhằm giảm các bệnh liên quan đến lạm dụng sử dụng rượu bia; giảm sử dụng các đồ uống có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài như đồ uống có lượng đường cao, đồ uống sử dụng các phụ gia có hại cho sức khỏe; tăng cường sử dụng các đồ uống có nguồn gốc thiên nhiên như trái cây, các loại trà, trà thảo mộc có hàm lượng đường thấp. Sử dụng đồ uống phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: ngành đồ uống Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế: 25% người trưởng thành thừa cân, béo phì

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế