Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững đến 2030

Bộ LĐTB&XH đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững đến năm 2030.

Bộ LĐTB&XH cho biết, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động, phân công trách nhiệm cho các bộ, ngành, địa phương; xác định rõ lộ trình thực hiện. Chính phủ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo và báo cáo Quốc hội về kết quả tổng kết Nghị quyết số 76/2014/QH13 (Báo cáo số 472/BC-CP ngày 6/10/2020).

Theo đó, giai đoạn 2016-2020, các kết quả giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Tỷ lệ hộ nghèo là 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) giảm xuống còn 2,75% năm 2020 (năm cuối kỳ), trong 5 năm giảm bình quân 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao (giảm bình quân 1-1,5%/năm). Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5,65%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (giảm bình quân 4%/năm).

Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững đến 2030
Ảnh minh họa

Chính phủ đã chỉ đạo ban hành đồng bộ hệ thống chính sách giảm nghèo chung hỗ trợ toàn diện cho người nghèo thuộc các lĩnh vực dạy nghề, tạo việc làm, tín dụng ưu đãi, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, môi trường, thông tin truyền thông, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội, giải quyết đất ở, đất sản xuất, giao rừng. Các chính sách giảm nghèo đặc thù cũng được chú trọng ban hành, ưu tiên đối với các đối tượng yếu thế, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn. Từng bước tích hợp chính sách, giảm dần và bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho không, tập trung phát triển chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời gian thụ hưởng.

Việt Nam đã 8 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia theo mô hình tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người nghèo từ thấp lên cao, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước từng giai đoạn. Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều.

Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện Chương trình giảm nghèo; dành 21% ngân sách Nhà nước cho phúc lợi xã hội - đây là mức cao nhất trong các nước ASEAN.

Cả hệ thống chính trị đã nỗ lực thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, giúp cho nhiều hộ thoát nghèo vươn lên khá giả và nhiều địa phương thoát khỏi tình trạng khó khăn để xây dựng vùng nông thôn trù phú; đưa Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ về xóa đói giảm nghèo trước 10 năm, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo.

Nguy cơ tái nghèo còn cao, chênh lệch giàu-nghèo còn lớn

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, chênh lệch giàu-nghèo còn lớn; khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền còn khá lớn; gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống; một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp với đặc thù vùng, miền và sự chủ động thoát nghèo, phát huy nội lực của hộ nghèo còn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ ở khu vực khó khăn.

Việc giảm nghèo tại vùng “lõi nghèo” có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, địa lý hiểm trở, chia cắt, vùng đồng bào dân tộc ít người còn rất cam go. Tình trạng nghèo “thâm căn cố đế”, nghèo từ “tư tưởng” còn là hiện tượng phổ biến do phong tục, tập quán, mặt bằng dân trí, trình độ sản xuất hạn chế; điều kiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo còn rất khó khăn, đòi hỏi phải có nguồn lực lớn để đầu tư trong khi khả năng ngân sách còn hạn chế.

Trong thời gian tới, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu: “Giảm tỷ lệ nghèo đa chiều 1-1,5% hằng năm” và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 đề ra nhiệm vụ: “Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có điều kiện, giảm hỗ trợ cho không, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên tự thoát nghèo”. Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới tư duy, phương thức, chính sách giảm nghèo phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm người nghèo được tham gia và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng trong điều kiện mới.

Mặt khác, theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 16,6% hộ dân cư có thu nhập dưới chuẩn nghèo thu nhập, tương ứng với khoảng 4,473 triệu hộ, tương ứng với khoảng 17,447 triệu người, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 10,83% (bao gồm 2% hộ nghèo không có khả năng lao động), tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,77%. Do vậy, việc giải quyết vấn đề giảm nghèo đòi hỏi sự nỗ lực, vào cuộc mạnh mẽ, toàn diện của cả hệ thống chính trị.

Dự báo thời gian tới, người nghèo dành 40% thu nhập để sử dụng chi tiêu lương thực và 60% thu nhập sử dụng chi tiêu phi lương thực (giai đoạn 2016-2020, người nghèo dành 60% thu nhập để sử dụng chi tiêu lương thực và 40% thu nhập sử dụng chi tiêu phi lương thực). Đây là xu hướng thay đổi nhu cầu của người nghèo, chuyển từ đáp ứng các nhu cầu tối thiểu bảo đảm tồn tại sang đáp ứng các nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phát triển bền vững cũng là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, trong đó có các mục tiêu là “Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; giảm bất bình đẳng trong xã hội”.Điều này đặt ra yêu cầu cơ chế chính sách giảm nghèo cần được đổi mới theo hướng hỗ trợ có điều kiện, giảm bớt cho không; tạo việc làm có thu nhập để ổn định cuộc sống, khuyến khích người nghèo chủ động thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Do vậy, trong bối cảnh mới của đất nước, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, theo kiến nghị của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (Báo cáo thẩm tra số 3045/BC-UBVĐXH14 ngày 16/10/2020), việc xây dựng, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững đến năm 2030 là hết sức cần thiết, cấp bách. Đây là cơ sở pháp lý để Chính phủ tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được xác định trong các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về giảm nghèo, phát triển bền vững.

baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 1728/VPCP-KGVX ngày 19/3/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và việc tiêm vaccine.
Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục ban hành chiến lược tổng thể thích ứng với Covid-19

Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục ban hành chiến lược tổng thể thích ứng với Covid-19

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo khẩn trương ban hành chiến lược tổng thể, kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch Covid-19 trước ngày 31/3/2022.
Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra các mục tiêu về bao phủ vaccine; tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á...
Xuất khẩu cá ngừ sang nhiều nước EU tăng "phi mã"

Xuất khẩu cá ngừ sang nhiều nước EU tăng "phi mã"

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang nhiều thị trường trong khối EU có mức tăng trưởng “phi mã” ở mức 3 – 4 con số so với cùng kỳ.
Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Tại văn bản 1560/VPCP-KGVX ngày 12/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới.
Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Hệ thống thông tin thị trường lao động được kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, tăng hơn 9 tỷ USD so với hiện nay, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; đạt 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD. Giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 tỷ USD vào năm 2030.
Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 06/2022/ TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2021 và năm 2022.
Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 243/QĐ-BCT ngày 24/2/2022 quy định hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương.
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 25/2/2022 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Ngày 3/3/2022, Bộ Tài chính có Công văn số 2068/BTC-CST gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Xăng dầu xin ý kiến đối với hồ sơ dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.
Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Các bộ, ngành, địa phương tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, sắp xếp, tổ chức lại theo hướng giảm tối thiểu 10% số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017.
Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Từ ngày 1/3, nhiều chính sách về bảo hiểm, lao động-tiền lương cũng như điều kiện mới về kinh doanh bất động sản, lệ phí trước bạ sẽ chính thức có hiệu lực.
Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 201/CĐ-TTg ngày 26/2/2022 về việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình tại Ukraine.
Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về những chính sách về bảo hiểm, lao động - tiền lương bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2022.
Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BTC hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 17/2013/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không sẽ giúp huy động 479.606 tỷ đồng trong 10 năm để đầu tư vào các sân bay lớn.
Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ra Quyết định số 60/QĐ-BCT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm

Với mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, ngành Công Thương sẽ tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Lập Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 về tăng năng lực cạnh tranh

Lập Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 về tăng năng lực cạnh tranh

Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 sẽ tổ chức tham vấn, đối thoại về khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động