Hà Giang tăng cường truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá |
Tăng cường trách nhiệm liên ngành
Về trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá, Điều 32, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Công tác xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng hiện nay còn gặp không ít khó khăn |
Theo đó, Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc khu vực biên giới và lĩnh vực được phân công phụ trách.
Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Đánh giá về kết quả thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Thứ trưởng Bộ Y tế - Đỗ Xuân Tuyên - cho biết, Chính phủ và các bộ, ngành đã kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật; công tác tuyên truyền phổ biến Luật được đẩy mạnh; thực hiện các quy định, biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá; thực hiện các quy định về giảm nguồn cung cấp thuốc lá; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về phòng, chống tác hại của thuốc lá; tổ chức đánh giá tác động của các chính sách đến việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá…
Phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 - 2024
Tuy đã đạt được những kết quả tích cực, song thực tế công tác xử phạt hiện nay gặp một số khó khăn do sự phối hợp liên ngành trong công tác kiểm tra, thanh tra còn rất hạn chế, như: Lực lượng thanh tra, kiểm tra mỏng, cùng lúc phải phụ trách nhiều lĩnh vực; các cá nhân, tổ chức được kiểm tra không phối hợp và khó cưỡng chế xử phạt kể cả khi có biên bản vi phạm hành chính…. trong khi đó, số người mắc các bệnh liên quan đến khói thuốc vẫn gia tăng.
Trong bối cảnh này, Qũy Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) đã có Công văn số 137/QPCTHTL gửi các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024, tập trung vào ba mục tiêu chính, đó là: Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của bộ, ngành và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn.
Nâng cao năng lực về phòng, chống tác hại của thuốc lá để tổ chức thực hiện môi trường không khói thuốc, tư vấn cai nghiện thuốc lá, giảng dạy về phòng, chống tác hại của thuốc lá, chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thuốc lá, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thực hiện các nghiên cứu, đánh giá để đưa ra bằng chứng phục vụ công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thực hiện kế hoạch này, nhiều địa phương đã đề nghị Sở Y tế phối hợp các đơn vị tăng cường tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá và môi trường không khói thuốc theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá như: Đưa nội dung phòng chống tác hại thuốc lá và kế hoạch hoạt động hàng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của đơn vị.
Treo biển báo cấm hút thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá như khu vực trong nhà (hành lang, phòng làm việc, hội trường), khu vực khuôn viên của cơ sở y tế; tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho cán bộ, nhân viên, người bệnh, người nhà người bệnh.
Thực hiện nghiêm quy định cấm quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ của các công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá; định kỳ áp dụng bảng kiểm giám sát môi trường không thuốc lá để đánh giá việc thực hiện môi trường không thuốc lá tại đơn vị.
Ngày 18/6/2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá số 09/2012/QH13. Mục đích nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ, kinh tế và môi trường, xử phạt vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc, các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Đồng thời xây dựng môi trường làm việc, học tập không khói thuốc lá, góp phần vào mục tiêu giữ gìn, bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. |