Khu thương mại tự do gắn với cảng biển: Tăng sức hấp dẫn cho logistics Đông Nam bộ Đông Nam bộ phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng xanh hóa |
Tham dự Hội nghị có ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng Chủ tịch UBND các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An.
Quang cảnh Hội nghị |
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, vùng Đông Nam Bộ là khu vực phát triển kinh tế năng động, trình độ phát triển cao, có lực lượng lao động dồi dào, hệ thống đô thị phát triển; vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng hàng đầu ở phía Nam.
“Chúng tôi xác định rằng, thị trường gần 20 triệu dân và sự phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng chính là tiềm năng, cơ hội để Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy mạnh mẽ kinh tế, đặc biệt làm vai trò trung tâm du lịch nghỉ dưỡng với hệ thống đô thị ven biển cho toàn vùng và hướng tới tầm cỡ quốc gia và quốc tế”, ông Nguyễn Văn Thọ nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu |
Tại hội nghị, đại diện các địa phương đã trao đổi một số vấn đề về công tác liên kết vùng trong khu vực.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh, đơn vị đã chủ động phối hợp với Sở Giao thông Vận tải các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An trong việc triển khai các dự án thành phần thuộc dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, đảm bảo yêu cầu đồng bộ về kỹ thuật, tiến độ và công tác điều phối nguồn vật liệu cho các dự án thành phần; phối hợp trong triển khai đầu tư, nâng cấp mở rộng các tuyến cao tốc trong vùng (Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đầu tư cao tốc TP.HCM-Mộc Bài, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, phối hợp Bộ Giao thông vận tải trong quá trình xây dựng cao tốc Bến Lức - Long Thành…); nghiên cứu đầu tư kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 đến Đồng Nai, Bình Dương; Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải trong việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành; tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu; phối hợp quản lý, khai thác tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu, tuyến vận tải hành khách Thành Phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.
Cũng theo Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh, hiện nay, nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án vành đai, cao tốc đang rất khó khăn. Qua khảo sát, nguồn vật liệu cát xây dựng, cát đắp nền cung cấp cho Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu Dự án. Do đó, trong thời gian tới công tác điều phối nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án vành đai, cao tốc là cực kỳ quan trọng.
Hội nghị thống nhất triển khai một số nội dung trong thời gian tới |
Bên cạnh việc tiếp tục phối hợp triển khai những nội dung đang thực hiện/chưa thực hiện theo Kế hoạch số 4218/KH-UBND về phối hợp triển khai Thỏa thuận hợp tác vùng Đông Nam Bộ.
Nhiều nội dung được đưa ra thảo luận, phối hợp giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới như: phối hợp triển khai các dự án đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh; phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thành phần đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; tổ chức điều phối nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án vành đai, cao tốc; tăng cường kết nối giao thông đường thủy.
Đồng thời, phối hợp triển khai các nội dung liên quan Quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng; phối hợp nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù về điều phối, phát triển liên kết vùng; phối hợp nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù về điều phối, phát triển liên kết vùng; phối hợp về y tế, quy hoạch, thương mại - du lịch , môi trường, nông nghiệp, đào tạo nhân lực và chuyển đổi số.