Đẩy mạnh hoàn thiện 100% các cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi

Ngành Thông tin và Truyền thông nỗ lực đẩy mạnh hoàn thiện 100% các cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi và tăng cường kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Nền tảng để xây dựng, phát triển chính phủ số Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức

Những kết quả tích cực

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong đó, việc đưa vào hoạt động cơ sở dữ liệu quốc gia là bước tiến quan trọng, góp phần khẳng định nỗ lực trong tiến trình đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia.

Đẩy mạnh hoàn thiện 100% các cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi
Việc đưa vào hoạt động cơ sở dữ liệu quốc gia khẳng định nỗ lực trong tiến trình đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia

Sau một thời gian triển khai, công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia đã đạt được những kết quả tích cực.

Cụ thể, đối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân: Bộ Công an đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đã thu thập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khoảng 99 triệu nhân khẩu, đạt trên 99%; thu thập được hơn 50,2 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân; tổ chức kết nối, chia sẻ thành công để đồng bộ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (dữ liệu bảo hiểm), Bộ Tài chính (dữ liệu mã số thuế cá nhân), Bộ Giáo dục và Đào tạo (dữ liệu học sinh), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (dữ liệu trẻ em), Tổng công ty Điện lực Việt Nam (dữ liệu đăng ký, sử dụng điện) và đang tiếp tục triển khai kết nối với Tòa án Nhân dân tối cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải…

Đối với cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Đã kết nối, chia sẻ dữ liệu cho 10 bộ, ngành bao gồm Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước; 60 địa phương (3 địa phương còn lại chưa kết nối là Bạc Liêu, Khánh Hoà, Tuyên Quang).

Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm: Hiện tại, dữ liệu do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý bao gồm 31,9 triệu hộ gia đình, 16,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội và 83,895 triệu người tham gia bảo hiểm y tế.

Dữ liệu bảo hiểm cũng đã được sử dụng để xây dựng ứng dụng VssID phục vụ người dân. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương nhằm phục vụ cho công tác tiêm chủng, công tác hỗ trợ cho người lao động hưởng các gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đáng chú ý trong lĩnh vực đất đai: Đã vận hành 4 khối dữ liệu đất đai (Dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dữ liệu giá đất; dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai).

Hiện nay, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với 217/705 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành và đưa vào vận hành tập trung ở các tỉnh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, khối lượng xây dựng cơ sở dữ liệu sau điều chỉnh dự án là 250 huyện, thuộc 30 tỉnh, thành phố. Kết quả đến nay có 52/250 huyện đã hoàn thành nghiệm thu cơ sở dữ liệu đất đai với đủ 04 thành phần dữ liệu. Dự kiến kế hoạch đến tháng 12/2022 hoàn thành 180/250 huyện; quý I, II/2023 hoàn thành tất cả các huyện thuộc dự án.

Đối với Bộ Tư pháp, đã triển khai phần mềm hộ tịch điện tử với khoảng 18 nghìn người dùng tại hơn 10 nghìn xã, 700 huyện và 63 Sở Tư pháp. Dữ liệu trong hệ thống đã lưu trữ được 31,3 triệu đăng ký khai sinh, 6,79 triệu đăng ký kết hôn, 4,53 triệu đăng ký khai tử và 8 triệu đăng ký hộ tịch khác. Qua đó, bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tập trung toàn quốc...

Có giải pháp để người dân dễ dàng tiếp cận hơn nữa

Theo đánh giá, hiệu quả ban đầu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia mang lại rất lớn, góp phần tiết kiệm thời gian của xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp...

Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thẳng thắn nhìn nhận, dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin còn rời rạc, phân tán, trùng lặp, chưa có sự liên kết và thống nhất; người dân, doanh nghiệp vẫn phải kê khai, cung cấp thông tin nhiều lần, thủ công, đi lại nhiều nơi khi thực hiện thủ tục hành chính...

Nguyên nhân của hạn chế này được chỉ ra, do việc triển khai dữ liệu và căn cứ pháp lý để khai thác dữ liệu phục vụ cải cách hành chính chưa đồng bộ. Dữ liệu chưa thay thế hoàn toàn được giấy tờ, điều này gây thêm gánh nặng cho các cơ quan, tổ chức khi phải thực hiện các hoạt động điện tử và thủ công song song.

Sự chuyển tiếp giữa chính sách sử dụng dữ liệu thay thế giấy tờ còn chưa liền mạch và đồng bộ gây khó khăn, bối rối cho người dân, ví dụ như vấn đề về bỏ sổ hộ khẩu...

Nhiều cơ quan chưa chủ động cung cấp dữ liệu mở ra bên ngoài. Tính đến hết quý III/2022, mới có 9% các bộ, ngành, địa phương cung cấp dữ liệu mở. Việc chậm cung cấp dữ liệu mở dẫn đến hạn chế sự tham gia của xã hội vào thúc đẩy chuyển đổi số.

Để tháo gỡ những khó khăn đang tồn tại, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, hoàn thiện văn bản, quy định để điều chỉnh ngay quy trình, nghiệp vụ bảo đảm khi đã có dữ liệu chính xác thì thay thế được các bản giấy. Trước hết là khai thác dữ liệu dân cư và không yêu cầu sổ hộ khẩu giấy, giấy đăng ký kết hôn… trong các thủ tục hành chính.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhanh chóng hoàn thành việc ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, các cơ sở dữ liệu đã triển khai xây dựng phải quán triệt, nhanh chóng xây dựng và ban hành quy định về cấu trúc thông điệp dữ liệu chia sẻ, công bố công khai dịch vụ chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu của mình và kết nối với Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia để dữ liệu được lưu thông thông suốt theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính, Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành cần nghiên cứu đề xuất cơ chế, phương án thu phí được từ dữ liệu để tái đầu tư, duy trì dữ liệu “sống”; đề xuất cơ chế, phương án kinh phí để duy trì Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu để bảo đảm huyết mạch chia sẻ dữ liệu quốc gia được thông suốt và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển các chuyên gia về dữ liệu; tích cực phát triển dữ liệu mở và mở dữ liệu thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước ưu tiên triển khai. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành, các địa phương cần chi tiết hóa thành kế hoạch và triển khai nhanh chóng để làm cơ sở kích thích phát triển kinh tế số, xã hội số.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.
Hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam

Hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố.
Thêm giải pháp an ninh mạng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính

Thêm giải pháp an ninh mạng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính

ManageEngine đặt kế hoạch hỗ trợ về công nghệ thông tin cho 500 khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam ở các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm.
Google, Apple có thể phải “tách nhỏ” khi bị các nhà lập pháp điều tra

Google, Apple có thể phải “tách nhỏ” khi bị các nhà lập pháp điều tra

Các ông lớn công nghệ đang đối mặt với nguy cơ phải tách thành các công ty nhỏ khi Hoa Kỳ và châu Âu tiến hành điều tra về các cáo buộc chống cạnh tranh.
Vì sao người Việt ngày càng ít giữ tiền mặt trong ví?

Vì sao người Việt ngày càng ít giữ tiền mặt trong ví?

Thói quen thanh toán của người Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, thể hiện qua xu hướng gia tăng sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt.

Tin cùng chuyên mục

Apple bị kiện vì độc quyền iPhone trên thị trường Hoa Kỳ

Apple bị kiện vì độc quyền iPhone trên thị trường Hoa Kỳ

Ngày 21/3, Bộ Tư pháp và nhiều bang của Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện chống lại tập đoàn Apple cáo buộc tập đoàn này độc quyền bất hợp pháp thị trường.
Tập đoàn Intel chuẩn bị đầu tư 100 tỷ USD khắp 4 bang của Hoa Kỳ

Tập đoàn Intel chuẩn bị đầu tư 100 tỷ USD khắp 4 bang của Hoa Kỳ

Intel có kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD trên khắp 4 bang của Hoa Kỳ để xây dựng và mở rộng nhà máy sau khi được 19,5 tỷ USD tiền tài trợ và khoản vay liên bang.
Apple đang trở nên nghiêm túc hơn với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Apple đang trở nên nghiêm túc hơn với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Apple dường như cuối cùng đã vén bức màn về một số nỗ lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Tập đoàn công nghệ nói về thị trường công nghệ số và AI tại Việt Nam

Tập đoàn công nghệ nói về thị trường công nghệ số và AI tại Việt Nam

Ngày 18/3 tại Hà Nội, Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ đã tổ chức hội nghị DCCI Summit với chủ đề Phát triển tương lai số bền vững.
Các tiểu bang Hoa Kỳ đồng loạt kêu gọi Meta ngăn chặn việc “Hack tài khoản” mạng xã hội

Các tiểu bang Hoa Kỳ đồng loạt kêu gọi Meta ngăn chặn việc “Hack tài khoản” mạng xã hội

Bốn mươi tiểu bang của Hoa Kỳ đã kêu gọi Meta Platforms, trấn áp những kẻ “Hack tài khoản” Facebook và Instagram giải quyết tình trạng chiếm tài khoản gia tăng.
Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ: Google không được phép xóa ứng dụng của Ấn Độ

Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ: Google không được phép xóa ứng dụng của Ấn Độ

Ngày 02/03, Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ cho biết việc Google gỡ một số ứng dụng của Ấn Độ khỏi cửa hàng ứng dụng là "không được phép".
Đón đầu kỷ nguyên thương mại hóa 5.5G

Đón đầu kỷ nguyên thương mại hóa 5.5G

Trong khuôn khổ Triển lãm Di động Thế giới MWC 2024, Huawei đã giới thiệu loạt sản phẩm và giải pháp 5.5G, F5.5G và Net5.5G.
Phát động phong trào ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để làm việc tốt hơn

Phát động phong trào ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để làm việc tốt hơn

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông phát động phong trào thi đua “Ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để làm việc tốt hơn”.
Khai phóng tiềm năng tăng trưởng mới của 5G và thương mại hóa 5.5G

Khai phóng tiềm năng tăng trưởng mới của 5G và thương mại hóa 5.5G

Đồng hành cùng với các nhà mạng, Huawei cho biết sẽ khai phá tiềm năng của 5G và 5.5G vượt bậc hơn nữa, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng mới.
Hiệu quả từ phần mềm “Hệ thống giám sát thị trường điện” tại Nhiệt điện Hải Phòng

Hiệu quả từ phần mềm “Hệ thống giám sát thị trường điện” tại Nhiệt điện Hải Phòng

Nhờ ứng dụng “Hệ thống giám sát thị trường điện” công tác lấy dữ liệu liên quan đến thị trường điện của Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng được kịp thời.
Analog Devices đạt thỏa thuận hợp tác với TSMC: Tăng năng lực cho ngành bán dẫn

Analog Devices đạt thỏa thuận hợp tác với TSMC: Tăng năng lực cho ngành bán dẫn

Thỏa thuận đặc biệt sẽ thông qua công ty JASM, nhằm đảm bảo nguồn cung chip dài hạn của Analog Devices, Inc.
Vì sao mạng xã hội “X” vẫn được gọi là Twitter ?

Vì sao mạng xã hội “X” vẫn được gọi là Twitter ?

Mạng xã hội Twitter đã được công bố đổi tên thành X sau thuộc quyền sở hữu của tỷ phú công nghệ Elon Musk.
Tắt sóng 2G, những chiếc điện thoại Vertu tiền tỷ sẽ thành “cục gạch”

Tắt sóng 2G, những chiếc điện thoại Vertu tiền tỷ sẽ thành “cục gạch”

Những chiếc điện thoại Vertu tiền tỷ cũ chỉ hỗ trợ 2G sẽ trở thành “cục gạch” và không còn giá trị sử dụng khi lộ trình cắt sóng 2G hoàn tất.
Xu hướng đáng chú ý về công nghệ thông tin doanh nghiệp năm 2024

Xu hướng đáng chú ý về công nghệ thông tin doanh nghiệp năm 2024

Quyền riêng tư và trải nghiệm bằng AI, ưu tiên trải nghiệm số… là xu hướng đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ thông tin doanh nghiệp năm 2024.
Liên minh châu Âu điều tra khiến TikTok có nguy cơ bị phạt nặng

Liên minh châu Âu điều tra khiến TikTok có nguy cơ bị phạt nặng

Liên minh châu Âu sẽ điều tra TikTok về việc vi phạm quy tắc trực tuyến nhằm bảo vệ trẻ em và đảm bảo quảng cáo minh bạch khiến Tiktok có nguy cơ bị phạt nặng.
Mark Zuckerberg chế nhạo fan Apple sau bài phê bình Vision Pro

Mark Zuckerberg chế nhạo fan Apple sau bài phê bình Vision Pro

Mark Zuckerberg - Giám đốc điều hành Meta, có khá nhiều điều để nói về người hâm mộ Apple sau khi ông đánh giá sản phẩm Vision Pro mới của hãng.
Đã có bao nhiêu nền tảng tham gia chuyển đổi số quốc gia?

Đã có bao nhiêu nền tảng tham gia chuyển đổi số quốc gia?

Thêm 4 nền tảng được bổ sung lần này, tổng số nền tảng tham gia chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số gồm 38 nền tảng.
Trí tuệ nhân tạo chuyển thể văn bản thành video và nỗi lo mất việc làm

Trí tuệ nhân tạo chuyển thể văn bản thành video và nỗi lo mất việc làm

OpenAI (công ty mẹ của ChatGPT) đã tung ra một mô hình tạo video mới có tên là Sora.
Google triển khai chiến dịch chống thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử tại EU

Google triển khai chiến dịch chống thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử tại EU

Gã khổng lồ công nghệ Google đang chuẩn bị triển khai chiến dịch chống thông tin sai lệch trên khắp 5 quốc gia trong khu vực nhằm bảo vệ cuộc bầu cử tại EU.
“Đứa trẻ” AI đầu tiên trên thế giới có thể suy nghĩ và lý luận như con người

“Đứa trẻ” AI đầu tiên trên thế giới có thể suy nghĩ và lý luận như con người

Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra mắt phiên bản bé gái trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động