Đầu tư vàng nên mua loại nào?

“Đầu tư vàng nên mua loại nào” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, trong bối cảnh giá vàng đang trên đỉnh cao và có nhiều dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Vay tiền mua vàng đầu cơ, nhiều người lo mất ăn mất ngủ Giá vàng giảm nhanh do áp lực chốt lời từ nhà đầu tư? Giá vàng nhích nhẹ, nhà đầu tư băn khoăn Giá vàng trong nước hôm nay giảm nhẹ, giá vàng SJC còn 74,12 triệu đồng/lượng

Thời điểm 12h trưa nay 8/12/2023, giá vàng SJC trong nước tiếp tục biến động trái chiều và duy trì quanh ngưỡng 74 triệu đồng/lượng bán ra.

Tại DOJI, thời điểm khảo sát, giá vàng SJC chiều mua vào tại đơn vị này niêm yết ở mức 73 triệu đồng/lượng; bán ra ở mức 74,1 triệu đồng/lượng. So với thời điểm rạng sáng nay 8/12, giá vàng tại đơn vị này giảm 200.000 đồng ở chiều bán ra và giữ nguyên mức giá chiều mua vào.

Cùng thời điểm, giá vàng nhẫn niêm yết ở mức 61,1 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra 62,15 triệu đồng/lượng.

Đầu tư vàng nên mua loại nào?
Giá vàng tại DOJI. Ảnh chụp màn hình lúc 12h trưa ngày 8/12/2023

Tại Bảo Tín Minh Châu, thời điểm 12h trưa, giá vàng SJC tại đơn vị này niêm yết chiều mua vào 73,1 triệu đồng/lượng và 74,03 triệu đồng/lượng bán ra. So với rạng sáng, giá vàng SJC tăng 200.000 đồng chiều bán ra và tăng 50.000 đồng chiều bán ra.

Đầu tư vàng nên mua loại nào?
Giá vàng tại Bảo Tín Minh Châu. Ảnh chụp màn hình lúc 12h ngày 8/12/2023

Hôm nay, giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 2.030,2 USD/ounce, giảm 7,2 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 2/2024 trên sàn Comex New York ở mức 2.047,1 USD/ounce.

Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 59,79 triệu đồng/lượng, chưa bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 14,33 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới được dự báo còn tăng giá, thì “đầu tư vàng nên mua loại nào” là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Theo các nhà phân tích, vàng là một loại tài sản có giá trị, kim loại quý được sử dụng làm đồ trang sức. Bên cạnh đó, vàng còn được xem là một dạng sản phẩm tích lũy và sinh lời hấp dẫn dành cho mọi đối tượng đầu tư.

So với các kênh đầu tư khác như bất động sản hay chứng khoán, vàng được xem là kênh đầu tư an toàn nhất trong bối cảnh hiện nay. Bởi, vàng thường được xem là một giá trị ổn định trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc lạm phát. Khi giá trị tiền giảm sút, giá vàng có thể tăng lên, giúp bảo vệ giá trị tài sản của bạn.

Không chỉ vậy, đầu tư vào vàng có thể là một cách tốt để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Khi các nhà đầu tư sở hữu vàng, họ có một tài sản khác biệt so với cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.

Ngoài ra, vàng có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không hỏng hóc hoặc mất giá trị. Điều này có nghĩa bạn có thể giữ vàng theo thế hệ và truyền nó cho thế hệ sau.

Giá vàng tăng cao nên mua loại vàng nào để đầu tư?
Vàng miếng dễ dàng lưu trữ, bảo quản và là một trong những loại vàng an toàn để đầu tư. Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, hiện nay, thị trường vàng có rất nhiều loại và nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn thường thắc mắc "đầu tư mua vàng nên mua loại nào cho phù hợp?".

Thứ nhất, vàng miếng là dạng vàng được đúc nguyên miếng hình chữ nhật với nhiều trọng lượng khác nhau. Trên bề mặt của miếng vàng thường sẽ có thương hiệu và thông tin nơi sản xuất. Cùng với hình con rồng, hình bốn số 9 (9999) biểu tượng cho sự nguyên chất. Vàng miếng thường được chia theo khối lượng như: 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 1 lượng,…

Ưu điểm của đầu tư vào vàng miếng: Vàng miếng có thể được coi là một phần của danh mục đầu tư an toàn. Trong trường hợp khủng hoảng kinh tế hoặc lạm phát, giá trị của vàng có thể tăng lên, giúp bảo vệ giá trị tài sản của bạn; Vàng miếng dễ dàng lưu trữ và bảo quản. Ngoài ra, vàng miếng có tính thanh khoản cao, nhà đầu tư có thể dễ dàng mua và bán trên thị trường vàng.

Nhược điểm: Nguy cơ mất hoặc bị trộm cắp. Vàng miếng vật lý phải được lưu trữ an toàn và bảo vệ chống lại nguy cơ mất mát hoặc trộm cắp. Điều này có thể đòi hỏi chi phí và thời gian. Giá vàng có thể biến động trong ngắn hạn. Điều này có nghĩa rằng giá vàng miếng có thể tăng hoặc giảm trong khoảng thời gian ngắn.

Thứ hai, vàng nhẫn tròn trơn: Nhẫn chính là dạng vàng được người dân dùng để “giữ của” nhiều nhất. Dạng này có ưu điểm là không bị mất tiền công, việc bảo quản cũng không quá khắt khe so với dạng vàng miếng hay vàng thỏi.

Vàng nhẫn thường làm với dạng 4 số 9 (tương đương 99,99%) cũng có nơi làm 99% so với các dạng vàng nguyên chất khác. Vì đây là loại vàng ròng đạt độ tinh khiết cao lên đến 99.99% và tạp chất chiếm dưới 1% nên rất giữ giá. Đây được xem là loại vàng có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, với dạng vàng này thì bạn nên mua ở đâu thì bán ở đó, bởi rất ít người có khả năng kiểm nghiệm vàng nên rất khó định lượng được chất lượng vàng khi bán.

Đây là cách tích trữ vàng tốt nhất, phù hợp với cả những người muốn đầu tư vàng với số vốn nhỏ.

Thứ ba, vàng trang sức: Với dạng vàng trang sức, chúng ta thường mất khá nhiều tiền công cho việc tạo nên mẫu mã khác nhau. Khi bán chúng ta sẽ chịu lỗ mất số tiền công đó. Có thể tùy từng tiệm vàng mà tiền công sẽ có đắt và có rẻ. Tuy nhiên, đầu tư vàng mà để phát sinh giao dịch lỗ là không nên rồi, đây là phương án đầu tư bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chống lãng phí, tiết kiệm chính là góp phần vào tăng sức mạnh quốc gia.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, cần nâng cao trách nhiệm từng cá nhân; xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Về thông tin nhân sự Trung ương tuần qua (16-20/12), bàn giao chức trách, nhiệm vụ Cục trưởng, Chủ nhiệm Hậu cần - Kỹ thuật Quân chủng Hải quân.
Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động