Đầu tư PPP: Phát huy vai trò của Kiểm toán Nhà nước

Tại hội thảo “Dự án đối tác công - tư (PPP) và vai trò của Kiểm toán Nhà nước (KTNN)”, diễn ra ngày 3/3/2020, các diễn giả nhận định, PPP đã có những đóng góp tích cực phát triển cơ sở hạ tầng..., song thực hiện còn phát sinh nhiều tồn tại, bất cập, vướng mắc, gây thất thoát, lãng phí. Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư PPP là cần nâng cao cao vai trò, trách nhiệm của KTNN.

Theo ông Đoàn Xuân Tiên - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, PPP đang là một mô hình hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước và tư nhân, góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông, đô thị, giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện hạ tầng và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

dau tu ppp phat huy vai tro cua kiem toan nha nuoc
Quang cảnh hội thảo

Tuy nhiên, việc triển khai các dự án PPP trong thời gian qua gặp rất nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách, công tác quản lý, điều hành, khai thác. Trong đó, việc cho phép đầu tư nhiều dự án PPP trên các tuyến quốc lộ đã dẫn đến phí chồng phí, tăng chi phí vận chuyển hàng hóa, thiếu minh bạch trong thu và quản lý phí... Các nhà đầu tư thì lo ngại dự án PPP kéo dài dễ gặp rủi ro thay đổi chính sách, từ đó yêu cầu lợi nhuận cao hơn, thời gian thu hồi vốn dài hơn. Công tác đánh giá sự cần thiết, lựa chọn áp dụng đầu tư PPP, đặc biệt là một số dự án trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, nguyên tắc thị trường chưa được tôn trọng, lựa chọn nhà đầu tư thiếu minh bạch, quản lý thu phí còn gây nhiều bức xúc cho người dân, các quy định của pháp luật về PPP còn chồng chéo, chưa đầy đủ.

Những năm vừa qua, nhằm góp phần hoàn thiện thể chế, phát hiện và ngăn chặn các sai phạm trong quản lý tài chính, kinh tế, trong đó có kiểm toán các dự án PPP (gồm BT, BOT...), KTNN đã tiến hành kiểm toán các lĩnh vực có nhiều rủi ro, trong đó có các dự án PPP. Kết quả cho thấy, hầu hết các dự án BOT, BT đều chỉ định thầu làm giảm tính cạnh tranh và minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư, tiềm ẩn rủi ro, thất thoát, lãng phí và chọn nhà đầu tư không có đủ năng lực. Một số nguồn thu, chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án PPP chưa được hướng dẫn quản lý. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư PPP mới ở cấp thông tư và nghị định, khi triển khai còn nhiều vướng mắc, gây quan ngại cho các nhà đầu tư. Việc nhà đầu tư được tự lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát dẫn tới không đảm bảo tính khách quan, dễ xảy ra thất thoát…

Thông qua công tác kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hàng nghìn tỷ đồng, giảm thời gian thu phí hàng trăm năm đối với các dự án BT, BOT, đồng thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để “bịt lỗ hổng” về cơ chế, chính sách.

dau tu ppp phat huy vai tro cua kiem toan nha nuoc
Các dự án PPP tập trung nhiều trong lĩnh vực hạ tầng giao thông

Hội thảo “Dự án PPP và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”, được tổ chức là một hoạt động nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán đối với các dự án PPP; phân tích, đánh giá, trao đổi quan điểm và làm rõ vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong công tác quản lý và thực hiện các dự án PPP, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương nền tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả các dự án PPP, phát huy tốt nhất giá trị và lợi ích của các dự án PPP.

Tại đây, các đại biểu đã thảo luận về thực trạng quản lý, vận hành các dự án PPP, những ảnh hưởng của tình trạng thiếu minh bạch tác động đến ngân sách quốc gia và kỷ luật, kỷ cương của nền tài chính quốc gia. Đặc biệt, đã tập trung làm rõ vai trò của KTNN trong kiểm toán các dự án PPP, cơ sở pháp lý KTNN nước kiểm toán các dự án PPP và đối tượng của KTNN. Đồng thời, chia sẻ các bài học, kinh nghiệm quản lý dự án PPP gắn với vai trò của KTNN. Làm rõ các vướng mắc, bất cập về cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa KTNN và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến PPP.

Ông Nguyễn Ngọc Phương - Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình - nhận xét: Kết quả kiểm toán các dự án BOT, BT của KTNN thời gian qua cho thấy, đã góp phần quan trọng ngăn chặn thất thoát, lãng phí vốn đầu tư công và khuyến nghị khắc phục các bất cập về cơ chế, chính sách liên quan các dự án PPP. Để xử lý tận gốc những tồn tại, hạn chế, Quốc hội cần sớm ban hành được Luật PPP, trong đó, đề cao vai trò của KTNN. Tại dự thảo Luật PPP đang được xây dựng, cần cụ thể hóa vai trò, trách nhiệm của KTNN đối với các dự án PPP, qui định các dự án PPP là đối tượng kiểm toán của KTNN. Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung một số quy định để có thể kiểm toán cả phần vốn không phải do ngân sách hỗ trợ. Bởi cho dù các dự án BOT nhà nước không phải bỏ vốn ra, nhưng chỉ khi KTNN vào cuộc mới phát hiện ra nhiều sai phạm, nếu các dự án PPP nói chung chỉ được kiểm toán phần vốn nhà nước dẫn tới thiếu sự kiểm soát.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Ngọc Phương, bản thân KTNN cũng cần khắc phục những hạn chế về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ… để phát huy tốt nhất vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, qua đó củng cố niềm tin, uy tín công vụ đối với doanh nghiệp và nhân dân. Cần phải xử lý nghiêm các biểu hiện vi phạm về lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm (nếu có) khi thực hiện công tác kiểm toán.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ và kết nối được tốt hơn đến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư khu công nghiệp, VIPFA vừa chính thức khai trương Cơ quan đại diện phía Nam.
Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Xây nhà xưởng cao tầng là một trong những giải pháp Trung Quốc đang áp dụng nhằm giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng hơn 21.500 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, tầm quan trọng ngày càng tăng của tái chế vàng,...
Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V Lược sử về vàng sẽ đánh giá vai trò của vàng trong đầu tư hiện đại, các cách khác nhau để đầu tư vào vàng và những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.
World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

Theo World Bank, đa dạng hóa và phức tạp hóa các ngành hàng xuất khẩu sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.
Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Sáng 8/4/2024, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã trao giấy phép đầu tư cho dư án nhà máy thứ 6 của Suntory PepsiCo Việt Nam tại Long An.
Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Quý I/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 347,23 triệu USD vốn FDI, tăng 98,59% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tới 86,8% kế hoạch năm.
Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

6 kỳ lược sử về vàng nói về những trang sử kỳ vĩ, nơi vàng không chỉ là trung tâm của sự phát triển mà còn trở thành một phần của lịch sử loài người.
Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Các nhà đầu tư Đức đang ưu tiên mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam thay vì Trung Quốc do mức chi phí đầu vào tại Việt Nam thấp hơn.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất 6 nhóm chính sách trong nội dung của Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một trong các điểm sáng đóng góp vào kết quả tích cực của kinh tế quý I/2024.
Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Tuy phát triển nhanh hơn các khu vực khác trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EAP) sẽ chậm hơn năm ngoái.
Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Giới siêu giàu thế giới đang đầu tư một cách đa dạng và thông minh. Họ không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống như cổ phiếu hay bất động sản.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Thủ tướng vừa ký Công điện về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng.
Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua đã đạt được kết quả ấn tượng và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Tài sản số là xu hướng phát triển tất yếu, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cần định hình cơ hội, thách thức từ đó xây dựng khung pháp lý cho tài sản này.
Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán năm và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động