Đầu tư ở Việt Nam năm 2023: Hy vọng vào 'của để dành'

Những thuận lợi do dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sẽ chỉ tạo ra hiệu ứng thúc đẩy kinh tế.
TPP và RCEP - Cơ hội lớn thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sẽ chỉ tạo ra hiệu ứng thúc đẩy kinh tế vào giai đoạn nửa cuối năm, vì vốn đầu tư cần thời gian để thẩm thấu vào nền kinh tế.

Trong một buổi nói chuyện đầu tháng 12/2022 với gần 20 đại diện đến từ một nhóm nhà đầu tư ở Singapore và Malaysia do một công ty ở Anh kết nối, có 3 điểm nhấn mà tôi nhận ra trong các câu hỏi của các nhà đầu tư này với Việt Nam. Đó là, thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ ra sao? Đâu là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam trong năm tới? Chính sách về tỷ giá sẽ như thế nào?

Động lực tăng trưởng 2023: Vốn đầu tư nước ngoài và “của để dành” trong nước
Động lực tăng trưởng 2023: Vốn đầu tư nước ngoài và “của để dành” trong nước

Câu chuyện trái phiếu thì đã được bàn tới nhiều, trong bài này tôi sẽ tập trung vào câu hỏi về động lược tăng trưởng năm 2023. Nói về động lực tăng trưởng, tôi chia sẻ 3 vấn đề.

Thứ nhất, Việt Nam hưởng lợi đáng kể từ quá trình đa dạng hóa trung tâm sản xuất, hay nói cách khác, là tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. Câu chuyện Apple bị các chiến lược gia của Wall Street cảnh báo rủi ro sụt giảm lợi nhuận ngay sau những đợt biểu tình rộng rãi ở Trịnh Châu (Trung Quốc) là một bài học nữa cho các nhà sản xuất nước ngoài. Vì vậy, bất chấp Trung Quốc sẽ nới lỏng Zero Covid tới mức nào, thì tiến trình dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc của các nhà sản xuất nước ngoài sẽ tiếp tục. Việt Nam là một trong những đối tác được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn.

Thứ hai, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực ASEAN vẫn được đánh giá là sẽ tăng trưởng tốt trong trung và dài hạn, trong đó, Việt Nam được đánh giá tăng trưởng cao hơn trung bình của khu vực. Vào giữa tháng 12/2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lại một lần nữa giảm dự báo tốc độ tăng trưởng của khu vực, từ 4,9% xuống 4,6%. Tăng trưởng của Việt Nam cũng bị điều chỉnh giảm từ 6,7% xuống 6,3% - vẫn cao đáng kể so với trung bình của khu vực châu Á. Ngoài ra, nền tảng vĩ mô về trung và dài hạn của Việt Nam vẫn được dự kiến tiếp tục hướng về mục tiêu ổn định theo các chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề trên thị trường bất động sản và trái phiếu.

Nguồn vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam sẽ là động lực đầu tiên để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì nó thúc đẩy vốn đầu tư vào cả nền kinh tế lẫn xuất khẩu.

Với 2 lý do trên, dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ vẫn khả quan vì nhà đầu tư FDI chú trọng vào tầm nhìn trong trung và dài hạn. Nguồn vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam sẽ là động lực đầu tiên để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì nó thúc đẩy vốn đầu tư vào cả nền kinh tế lẫn xuất khẩu.

Cuối cùng, điều mà tôi gọi là “dư địa đầu tư công” hay “của để dành”. Thanh khoản nền kinh tế cũng như câu chuyện trái phiếu là đáng lo, tăng trưởng cung tiền thấp cũng vậy. Nhưng Việt Nam vẫn còn “của để dành”, đó là lượng chi tiêu công chưa thể giải ngân trong 2022. Lượng tiền giải ngân đầu tư công năm 2023 sẽ đóng vai trò “tạo tiền” cho các ngân hàng, hỗ trợ những khó khăn về tăng trưởng cung tiền thấp của năm 2022.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với kế hoạch năm 2022. Phát biểu tại phiên thảo luận chuyên đề giải ngân đầu tư công trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 diễn ra sáng 17/12, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng cho rằng, đầu tư công là kênh quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy nhiên, vấn đề là tỷ lệ giải ngân thấp. Theo ông Hưng, tỷ lệ giải ngân đầu tư công năm 2017 đạt 73%, năm 2018 là 66%, năm 2019 là 67%, năm 2020 là 82%, tới năm 2021 lại giảm về 72%. Năm 2022 đạt trên 80%.

Tầm nhìn nhà đầu tư sẽ đặt vào yếu tố trung, dài hạn và hy vọng vào việc sử dụng được “của để dành”

Những phân tích trên chỉ ra rằng, động lực tăng trưởng của Việt Nam đến từ yếu tố trung và dài hạn của nền kinh tế, đặc biệt là đối với giải ngân đầu tư công. Trong khi đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, nhiều người chỉ ra rằng, sẽ có những “làn gió ngược” đối với nền kinh tế.

Lấy ví dụ, đánh giá chung về thị trường các nước ASEAN năm 2023, Ngân hàng đầu tư JP Morgan cho rằng, thị trường các nước này sẽ đối mặt với những khó khăn do sức cầu nước ngoài với hàng xuất khẩu của những nước này yếu đi, tác động kích thích kinh tế của việc mở cửa sau dịch Covid-19 trong năm 2021 dần đi qua, thanh khoản thu hẹp, lãi suất tăng cao, thu nhập thực của người dân tăng chậm và tiết kiệm thực sụt giảm. Những nền kinh tế hướng về thương mại quốc tế làm động lực chính như ASEAN sẽ bị tác động xấu. Việt Nam là một trong số đó.

Những điều này cũng ít nhiều được các nhà làm chính sách và chuyên gia, cố vấn ở Việt Nam nhận thức rõ. Chẳng hạn, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đều chia sẻ vấn đề này Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm trong bài “Thách thức kinh tế 2023 ngày càng rõ nét”.

Những thuận lợi do dòng vốn FDI và giải ngân đầu tư công năm 2023 sẽ chỉ tạo ra hiệu ứng thúc đẩy kinh tế vào giai đoạn nửa cuối năm, vì vốn đầu tư cần thời gian để thẩm thấu vào nền kinh tế. Theo đó, những lợi ích của đầu tư vào Việt Nam nhiều khả năng sẽ chỉ nhìn thấy ở nửa cuối năm, khi những khó khăn đầu năm đã được nhận thức rõ và con đường phía trước bắt đầu bớt “sương mù”.

Nói cách khác, đầu tư vào Việt Nam trong năm 2023 phải đặt một tầm nhìn trung và dài hạn, nhưng yếu tố thuận lợi hơn nhiều khả năng sẽ chỉ nhìn thấy từ nửa cuối năm. Và đó là giả định chúng ta có cách sử dụng “của để dành”.

Theo Báo Đầu tư
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng hơn 21.500 tỷ đồng.
Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, tầm quan trọng ngày càng tăng của tái chế vàng,...
Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V Lược sử về vàng sẽ đánh giá vai trò của vàng trong đầu tư hiện đại, các cách khác nhau để đầu tư vào vàng và những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.

Tin cùng chuyên mục

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

Theo World Bank, đa dạng hóa và phức tạp hóa các ngành hàng xuất khẩu sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.
Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Sáng 8/4/2024, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã trao giấy phép đầu tư cho dư án nhà máy thứ 6 của Suntory PepsiCo Việt Nam tại Long An.
Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Quý I/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 347,23 triệu USD vốn FDI, tăng 98,59% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tới 86,8% kế hoạch năm.
Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

6 kỳ lược sử về vàng nói về những trang sử kỳ vĩ, nơi vàng không chỉ là trung tâm của sự phát triển mà còn trở thành một phần của lịch sử loài người.
Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Các nhà đầu tư Đức đang ưu tiên mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam thay vì Trung Quốc do mức chi phí đầu vào tại Việt Nam thấp hơn.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất 6 nhóm chính sách trong nội dung của Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một trong các điểm sáng đóng góp vào kết quả tích cực của kinh tế quý I/2024.
Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Tuy phát triển nhanh hơn các khu vực khác trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EAP) sẽ chậm hơn năm ngoái.
Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Giới siêu giàu thế giới đang đầu tư một cách đa dạng và thông minh. Họ không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống như cổ phiếu hay bất động sản.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Thủ tướng vừa ký Công điện về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng.
Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua đã đạt được kết quả ấn tượng và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Tài sản số là xu hướng phát triển tất yếu, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cần định hình cơ hội, thách thức từ đó xây dựng khung pháp lý cho tài sản này.
Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán năm và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là những lĩnh vực đang được Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động