Đầu tư lưới điện thông minh: Giải pháp cấp bách để phát triển năng lượng tái tạo
Điện Thứ ba, 07/06/2022 - 14:49 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đầu tư lưới điện 220kV cho Phú Quốc Tập trung đầu tư lưới điện Đồng Nai với công tác đầu tư lưới điện nông thôn |
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương về Đề án Quy hoạch điện VIII, tổng công suất các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 146.000MW, cao hơn mức 125.000 – 130.000 MW nêu trong Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hệ thống điện phân tán, hạ tầng lưới điện chưa đảm bảo
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, hiện nay tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống của nước ta đạt 78.000 MW. Trong đó, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là gần 21.000 MW, chiếm 27% tổng công suất lắp đặt và 11% lượng điện thương phẩm.
Về lưới điện truyền tải, Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về lưới điện 500 kv và 220 kv, đứng thứ 2 sau Thái Lan về lưới 110 kv. Tuy nhiên, cũng như các nước trên thế giới, hiện nay ngành điện Việt Nam đang đối mặt với 3 thách thức. Thứ nhất là hệ thống điện phân tán, thứ 2 là về lưới điện và cuối cùng là chuyển đổi số toàn ngành điện. Quy hoạch điện VIII cũng đã đặt ra vấn đề lớn về đa dạng nguồn điện, đặc biệt là mở rộng điện năng lượng tái tạo.
Trong giai đoạn 2016 – 2019, ngành điện tăng trưởng bình quận 9%/năm. Trong 2 năm 2020, 2021 do tác động của dịch bệnh Covid-19, tăng trưởng ngành điện giảm xuống còn khoảng gần 3,5%. Tuy nhiên trong 5 tháng đầu năm 2022, ngành điện đã tăng trưởng 7%, gấp đôi so với năm 2021. Dự kiến cả năm 2022, mức tăng trưởng này sẽ đạt 8%, và trong giai đoạn 2023 – 2025 mức tăng trưởng sẽ lớn hơn nữa.
“Chúng ta có 78.000 MW điện, trong đó EVN giữ 51% còn lại là do các nhà đầu tư tư nhân thực hiện. Khi nhìn lại sự phát triển của ngành điện thời gian qua, chúng ta thấy xu hướng nhà máy điện ảo và mô hình năng lượng phân tán đã xuất hiện và phát triển mạnh. Cụ thể, tính đến nay, chúng ta có hơn 100.000 dự án điện mặt trời được lắp đặt và gần 2.000 trụ điện gió”, ông Võ Quang Lâm thông tin.
Vào năm 2020, hơn 100.000 công trình năng lượng mặt trời trên mái nhà được lắp đặt và ít nhất 15 nhà máy năng lượng mặt trời đã được kết nối vào lưới điện. Năm 2021, có ít nhất 84 nhà máy điện gió đi vào hoạt động. Hầu hết các dự án này đều tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam và vượt quá khả năng hòa lưới điện cho các dự án này.
![]() |
Sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo phần nào gây khó khăn trong công tác quản lý, vận hành lưới điện quốc gia |
Ông Chandan – Giám đốc Hitachi Enery Việt Nam cho rằng, tại Việt Nam hiện nay, năng lượng tái tạo đang phát triển rất nhanh, tuy nhiên vấn đề lưới điện hiện nay chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu phát triển của năng lượng tái tạo. Với thực trạng hạ tầng và sự phát triển năng lượng tái tạo như hiện nay, giải pháp cấp bách trong xây dựng hạ tầng lưới điện để giải tỏa năng lượng tái tạo là điều cốt yếu.
Ứng dụng công nghệ để tiết kiệm điện
Theo ông Đoàn Văn Hiển, Phó Tổng giám đốc Công ty ABB, cùng với việc phát triển năng lượng tái tạo thì việc thực hiện lưới điện thông minh để tiết kiệm năng lượng cũng vô cùng quan trọng. Để làm điều này cần phải số hóa trong tất cả các ngành.
Đồng quan điểm, ông Denis Brunetti, chủ tịch Ericsson Việt Nam, Lào, Campuchia và Malaysia, cho biết, từ nưm 2016 đến nay, công ty đã ứng dụng công nghệ 4G vào quá trình vận hành. Điều này giúp giảm 35% lượng điện tiêu thụ. “Công nghệ càng cao, hiệu quả sẽ càng cao thì mức tiêu thụ điện sẽ ngày càng được tiết giảm”, ông Denis Brunetti nhấn mạnh.
Nói về phương án sử dụng thiết bị lưu trữ nguồn điện, ông Đoàn Văn Hiển cho rằng, hiện nay một số nước trên thế giới đã thực hiện. Tại Châu Á – Thái Bình Dương Singapore và Úc cũng đã thực hiện. Tuy nhiên, mức chi phí lắp đặt những thiết bị này khá lớn, do đó nó phụ thuộc và mức đầu tư và tầm nhìn dài hạn của các nhà đầu tư. “Nếu tầm nhìn của nhà máy là 15 năm, 20 năm thì suất đầu tư ban đầu sẽ không phải là lớn, nhưng nếu tầm nhìn chỉ 5 năm thôi thì chúng ta chỉ nên đầu tư và điện mặt trời”, ông Đoàn Văn Hiển phân tích.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nhiệt điện Hải Phòng cán mốc sản lượng 70 tỷ kWh

Bộ Công Thương: Sẽ sớm có khung giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

EVNCPC: Đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

EVN lên tiếng về một số trạm biến áp ở miền Bắc gặp sự cố gây mất điện

Đầu tư cáp ngầm điện lưới ra huyện đảo Cồn Cỏ: Cần tính toán kỹ lưỡng
Tin cùng chuyên mục

Điện lực Thủy Nguyên: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng, vận hành an toàn lưới điện

Thủy điện Sê San 3A: Đảm bảo cung ứng điện 6 tháng đầu năm

Điện lực Kiên Giang đảm bảo cung cấp điện an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Đường dây 220KV Kiên Bình - Phú Quốc: Đưa nguồn điện sáng đến đảo ngọc

PTC1 đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải mùa nắng nóng

PC Đắk Lắk: Sẵn sàng cấp điện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Truyền tải điện 1- Đảm bảo an toàn cung cấp điện trong đợt cao điểm nắng nóng tại Hà Nội

135 tỷ đồng đầu tư trạm biến áp 110kV Trà Đa và đấu nối

Ứng dụng phần mềm” Quản lý lưới điện hạ thế” nhằm nâng cao công tác vận hành, giảm tổn thất điện năng

Điện lực Kon Tum bảo đảm mục tiêu cung cấp điện

Tổng kết dự án Lưới điện thông minh cho năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng

Công ty Điện lực Bắc Giang: Hiện thực hóa lưới điện thông minh

Giải pháp nào cho phát triển điện mặt trời mái nhà

PC Bình Định thực hiện tốt Chỉ thị 20 về tiết kiệm điện

Công suất tiêu thụ điện lập đỉnh mới đạt 45.528 MW

Kiểm soát mức tiêu thụ điện tăng mùa nắng nóng

Giá năng lượng: Nhìn từ thế giới về Việt Nam

Gia Lai: Xã Hà Đông - vùng căn cứ cách mạng đổi thay nhờ điện

Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, nghiên cứu phương án cấp điện ra Côn Đảo
