Đầu tư Australia vào Việt Nam: Tiềm năng lớn nhưng chưa "hút" vốn
Tài chính 22/12/2021 15:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tại Hội thảo trực tuyến “Tăng cường đầu tư Australia vào Việt Nam”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, tổ chức sáng ngày 22/12/2021, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI, cho biết: Hiện Việt Nam và Australia đang có 03 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) chung, trong đó có hai FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), với nhiều cam kết đáng kể của Việt Nam dành cho các nhà đầu tư Australia. Cùng với 12 FTA khác Việt Nam đã ký kết với các đối tác, mở ra những cơ hội đáng kể để thu hút các doanh nghiệp Australia đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
Thự tế cho thấy, kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 và đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, các dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ, giúp Việt Nam trở thành một trong những nước thu hút FDI lớn nhất trong khu vực ASEAN. Năm 2020, Việt Nam đã nằm trong tốp 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới, tăng 5 bậc so với năm 2019. Trong khi đó, Australia là một trong những quốc gia có đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn, đứng thứ 15 thế giới năm 2020. Tuy nhiên, trong thời gian qua, đầu tư FDI của Australia vào Việt Nam còn khá khiêm tốn. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 11/2021, Australia có 545 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn là 1,94 tỷ USD. Hiện FDI của Australia chỉ chiếm 0,5% tổng giá trị FDI tại Việt Nam và đứng thứ 19 trong danh sách các nền kinh tế có đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam.
![]() |
Ảnh minh họa |
Xét về qui mô vốn đầu tư các dự án của Australia đã đầu tư tại Việt Nam còn nhỏ, bình quân mới đạt 3,56 triệu USD/dự án. Các dòng vốn FDI mới từ Australia đầu tư vào Việt Nam so với các dòng vốn FDI khác vào Việt Nam còn yếu, chỉ bằng khoảng ½. Điều này đặt ra câu hỏi, dường như Việt Nam chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng mới đến từ Australia.
Các diễn giả tham luận tại hội thảo, cho rằng, để thu hút nhiều hơn đầu tư từ Australi vào Việt Nam, cần tìm hiểu và giải quyết triệt để những vấn đề về môi trường đầu tư đang cản trở các doanh nghiệp Australia đầu tư tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Australia đang đầu tư tại Việt Nam cho rằng, thủ tục hành chính còn phiền hà, hệ thống thuế còn nhiều bất cập, hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam chưa cao, phát sinh chi phí không chính thức, các hạn chế về cơ sở hạ tầng, thiếu nguồn lao động chất lượng cao… Đó cũng chính là các quan ngại mà các nhà đầu tư tiềm năng từ Austrlia còn trăn trở khi đề cập đến việc đầu tư vào Việt Nam.
Tiến sỹ Uwe Kaufmann - Giảng viên cao cấp của Viện Kinh doanh Australia, cho rằng, để có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên, Việt Nam cần cải cách toàn diện khu vực công, thường xuyên rà soát quy định pháp luật trong nước, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về đầu tư, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm nhà đầu tư Australia…
Còn theo ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM): Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong các chính sách thu hút và hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu, Việt Nam có thể tăng cường thu hút đầu tư trong lĩnh vực y tế và công nghệ số, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xúc tiến đầu tư, đồng thời nghiên cứu cách tiếp cận mở phù hợp với nhà đầu tư nước ngoài...
Bà Phùng Thị Lan Phương - Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI, cho biết, nhiều dự án đầu tư của Australia tại Việt Nam trong thời gian qua đã tạo ra những hiệu ứng kết nối tích cực với các đối tác trong nước, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất của các doanh nghiệp FDI Australia đầu tư tại Việt Nam đã trở thành kiểu mẫu cho các doanh nghiệp trong nước học hỏi, giúp nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp của người dân và người lao động địa phương. Chính phủ và các địa phương của Việt Nam, cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy và gia tăng hiệu quả của những kết nối này giữa các doanh nghiệp Australia và doanh nghiệp Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tỷ giá USD tự do tiếp tục lao dốc, thấp hơn giá USD ngân hàng

Quản lý chặt chẽ thu ngân sách nhà nước

Chứng khoán hôm nay ngày 30/1: Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng và mở rộng danh mục đầu tư

Vì sao cổ phiếu ngành than tăng kịch trần trong phiên giao dịch đầu năm 2023?

Chứng khoán SSI: Những kỳ vọng cổ phiếu ngành dầu khí trong năm 2023
Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Thuế: Google, Facebook, Apple... đã kê khai và nộp 1.800 tỷ đồng tiền thuế

Thu hút FDI tháng 1/2023: Vốn đăng ký mới "đảo chiều" tăng mạnh

Việt Nam có cơ sở vượt qua thách thức kinh tế trong năm 2023

Mặc cả lãi suất, xuất hiện ngân hàng chào mời mức lãi tới gần 13%

Kỳ vọng "về bờ" của giới đầu tư chứng khoán sau năm "đu đỉnh"

Kỳ vọng thị trường chứng khoán 'chuyển mình' tích cực trong năm 2023

Năm ‘thảm họa’ của VKC Holdings: Lỗ kỷ lục 237 tỷ, nợ gấp 67 lần vốn chủ, giải thể 4 chi nhánh

HHS lỗ 251 tỷ trong công ty liên doanh, liên kết, kéo lãi sau thuế 2022 giảm 5%

Thu hút FDI 2023: Dự báo đạt từ 36-38 tỷ USD

Thủ tướng: Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm đủ vốn cho nền kinh tế với chi phí, lãi vay hợp lý

Khai xuân, các ngân hàng lì xì hấp dẫn cho khách giao dịch

Ngân hàng Nhà nước có thể mua khoảng 12 tỷ USD trong năm 2023

Chứng khoán hôm nay ngày 27/1: Khai xuân rực rỡ, VN-Index tăng điểm

Chứng khoán hôm nay ngày 27/1: Thị trường tiếp tục tăng điểm, kiểm định vùng kháng cự 1.110 – 1.115?

Sau Tết, gửi tiền ngân hàng nào được hưởng lãi suất cao nhất?

Đối thoại cởi mở của Chính phủ hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của chuyên gia quốc tế

Thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng sẽ ổn định và chất lượng hơn trong năm Quý Mão 2023

Chính sách tài khóa phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế
