Dấu ấn Việt Nam tại COP28: Trách nhiệm, hợp tác vì hành tinh xanh

Tại Hội nghị thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), Việt Nam thể hiện hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương Tập đoàn PAN và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam hợp tác triển khai dịch vụ tài chính tại COP28

TS. Đào Xuân Lai - Trưởng Ban Biến đổi khí hậu, Môi trường và Năng lượng của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) - đã chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.

Thưa ông, là một trong những thành viên của UNDP Việt Nam tham dự COP28, ông đánh giá như thế nào về vai trò của Việt Nam tại COP28 lần này?

COP28 năm nay đã trở thành hội nghị thượng đỉnh COP lớn nhất trong lịch sử, với sự tham dự đông đảo của gần 140 nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ và khoảng 90.000 đại biểu.

Dấu ấn Việt Nam tại COP28: Trách nhiệm, hợp tác vì hành tinh xanh
TS. Đào Xuân Lai

Sự tham gia và đóng góp của đoàn Việt Nam cho thấy trách nhiệm và cam kết của nước ta tham gia xử lý một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất hiện nay là biến đổi khí hậu. Tại hội nghị, Việt Nam cũng đã tham gia một số sáng kiến hợp tác đa phương mới nhằm mở ra một số cơ hội hợp tác mới về chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh. Đặc biệt, Việt Nam cùng các đối tác IPG đã thống nhất thông qua kế hoạch huy động, sử dụng nguồn lực cho chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) đã được nhiều quốc gia, tập đoàn kinh tế quốc tế đánh giá cao.

Theo ông, đâu là những dấu ấn quan trọng của Việt Nam tại COP28?

Theo tôi, Việt Nam đã ghi 4 dấu ấn quan trọng tại COP28 trong những ngày vừa qua.

Thứ nhất, Việt Nam cùng với nhóm các nước gồm Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Canada, Đan Mạch và Na Uy (IPG) đã thông qua kế hoạch huy động nguồn lực để sử dụng 15,5 tỷ USD trong vòng 3 - 5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách, mang tính xúc tác cho chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam. Các khoản vốn này được IPG cam kết huy động với điều kiện vay vốn hấp dẫn, hỗ trợ tư nhân thông qua các khoản đầu tư.

Đây là dấu mốc quan trọng để Việt Nam đàm phán các khoản vay cũng như khoản đóng góp cụ thể để khoản 15,5 tỷ USD giúp chuyển đổi năng lượng và dùng nó như đòn bẩy huy động các nguồn lực tư nhân trong chuyển đổi năng lượng, góp phần thực hiện kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế xanh.

Thứ hai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu rất quan trọng tại COP28 vào chiều 2/12. Trong bài phát biểu, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã đưa ra cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quyết tâm thực hiện. Đặc biệt, Thủ tướng đã nêu ra những nỗ lực của Việt Nam cũng như kết quả đạt được kể từ khi cam kết phát thải ròng bằng 0 tại COP26.

Dấu ấn Việt Nam tại COP28: Trách nhiệm, hợp tác vì hành tinh xanh
Việt Nam đã tham gia một số sáng kiến hợp tác đa phương mới nhằm mở ra cơ hội hợp tác về chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh. Ảnh: Hương Giang

Thủ tướng đã cam kết, thời gian tới, sẽ đưa ra hành lang pháp lý, chính sách cụ thể hơn nữa, như: Xây dựng hệ thống truyền tải điện thông minh, đưa ra hợp đồng chuẩn về mua bán điện năng lượng tái tạo trực tiếp… Đây là những động thái cam kết rất rõ ràng và trực tiếp để đảm bảo với các nhà đầu tư nước ngoài rằng, Việt Nam cam kết và quyết tâm thực hiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Việt Nam mong muốn thu hút các khoản đầu tư lớn hơn nữa, đầu tư chất lượng hơn trong phát triển xanh, chuyển dịch năng lượng.

Thứ ba, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường có nhiều buổi họp song phương và đa phương với các nước phát triển, các tập đoàn quốc tế để có thể phát triển, mở rộng quan hệ đối tác, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi. Đây là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy một ngành kinh tế mới là năng lượng tái tạo cũng như phát triển điện gió ngoài khơi để có thể xuất khẩu. Đây là tiềm năng rất lớn, trong điều kiện nước ta có hơn 3.000 km bờ biển, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, tạo sinh kế việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế tại các địa phương.

Cuối cùng, Việt Nam năm nay có một phòng họp riêng tại hội nghị. Tại đó, Việt Nam đã tổ chức hơn 10 sự kiện bên lề, chia sẻ các kinh nghiệm, bài học trong thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như mong muốn học hỏi từ các nước, chuyên gia về giải pháp cho ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng.

Đến nay, COP28 đã có những thành công bước đầu. Đặc biệt, các bên đã đồng thuận để bắt đầu đưa Quỹ Tổn thất và Thiệt hại đi vào hoạt động. Các bên đã cam kết các khoản tài chính rất lớn, đến nay, đã huy động được khoảng hơn 600 triệu USD để quỹ này sớm đi vào hoạt động.

Đặc biệt, cùng với cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 và tiếp theo đó vào tháng 12/2022 là Tuyên bố JETP, Việt Nam đã thúc đẩy mạnh mẽ và nhanh hơn các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, trở thành hình mẫu cho các nước noi theo.

Để triển khai các cam kết và Tuyên bố JETP, Việt Nam gặp những khó khăn, thách thức gì, thưa ông?

Liên quan đến những thách thức của Việt Nam khi thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, hiện, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, chúng ta còn rất nhiều thách thức như: Giảm nghèo, quy mô kinh tế nhỏ, độ mở thị trường lớn, trình độ nhân lực chưa cao, Việt Nam cần ổn định kinh tế vĩ mô, cần chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế để giảm phát thải đòi hỏi đầu tư rất lớn.

Riêng lĩnh vực điện lực, để phát triển năng lượng tái tạo, đến năm 2030, cần khoảng 135 tỷ USD. Do đó, Việt Nam cần một nguồn vốn rất lớn từ các tổ chức quốc tế, tư nhân trong thời gian tới. Vấn đề công nghệ, chuyển đổi nhân lực từ lĩnh vực điện than, khai thác than và chuỗi cung ứng đi kèm cùng với đó là nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn cho ngành kinh tế năng lượng mới (điện gió ngoài khơi, hydrogen xanh, điện mặt trời…) cũng là thách thức với Việt Nam trong quá trình chuyển dịch năng lượng.

Để giải quyết thách thức trên, bên cạnh cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư có trách nhiệm, minh bạch, an toàn và hấp dẫn hơn thì việc sớm ban hành Hợp đồng mua bán điện tái tạo trực tiếp sẽ là cam kết hết sức quan trọng mà các nhà đầu tư mong đợi. Cùng với đó, Việt Nam phải đầu tư cho công nghệ, nguồn nhân lực cũng như đảm bảo công bằng giữa các nhóm kể các nhà đầu tư, các nhóm tham gia chuỗi cung ứng về năng lượng, kinh tế xanh, đặc biệt là nhóm yếu thế như công nhân, phụ nữ đang làm trong các nhà máy than, điện than…

Xin cảm ơn ông!

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết biển hôm nay 29/12: Có sóng lớn trên biển

Thời tiết biển hôm nay 29/12: Có sóng lớn trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay, ở vùng biển vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8-9.
Dự báo thời tiết hôm nay 29/12: Bắc Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết hôm nay 29/12: Bắc Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết hôm nay 29/12, Bắc Bộ sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to.
Ngành Công Thương chủ động thực hiện cam kết Net Zero

Ngành Công Thương chủ động thực hiện cam kết Net Zero

Theo TS. Nguyễn Hoàng Nam, ngành Công Thương đã chủ động trong giảm phát thải khí nhà kính và thực hiện Net Zero trong bối cảnh vẫn thích ứng biến đổi khí hậu.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết biển hôm nay, ở vùng biển vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 28/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 28/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 28/12, nhiệt độ Bắc Bộ tiếp tục trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Trung Bộ mưa to do ảnh hưởng của không khí lạnh.

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay ngày 27/12, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12, miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường nhưng nền nhiệt ban ngày vẫn ở ngưỡng 20 độ. Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024 vừa được tổ chức tại Quảng trường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội vào sáng 26/12.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/12/2024: Vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/12/2024: Vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay, chiều tối ngày 25/12, cơn bão số 10 đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi từ Ninh Thuận đến Bà Rị
Dự báo thời tiết hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Dự báo thời tiết hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Dự báo thời tiết hôm nay 26/12, miền Bắc đón bộ phận không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 12-15 độ.
Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Việt Nam đang dần thâm nhập vào thị trường carbon. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh doanh, giảm thiểu tác động đến môi trường.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa bão

Thời tiết biển hôm nay 25/12, khu vực Giữa Biển Đông và Nam Biển Đông có gió cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 25/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Nam Bộ và Tây Nguyên nắng gián đoạn

Dự báo thời tiết hôm nay 25/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Nam Bộ và Tây Nguyên nắng gián đoạn

Dự báo thời tiết hôm nay 25/12, Bắc Bộ rét đậm, sáng sớm sương mù nhẹ. Nam Bộ và Tây Nguyên duy trì trạng thái nắng gián đoạn, mưa rào nhẹ rải rác.
Bão số 10 di chuyển chậm, gây mưa lớn cho Nam Bộ

Bão số 10 di chuyển chậm, gây mưa lớn cho Nam Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 24/12, Bão số 10 mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang ít di chuyển, được dự báo sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Dự báo đường đi của bão số 10, sau suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Dự báo đường đi của bão số 10, sau suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão số 10 dự kiến sẽ ảnh hưởng đến vùng biển các tỉnh, thành phố từ Phú Yên đến Cà Mau.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/12/2024: Tây Bắc quần đảo Trường Sa có mưa bão

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/12/2024: Tây Bắc quần đảo Trường Sa có mưa bão

Thời tiết biển hôm nay 24/12, Vùng biển phíaTây Bắc khu vực Nam Biển Đông và phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão.
Dự báo thời tiết hôm nay 24/12/2024: Bắc Bộ ngày nắng, Trung Bộ mưa lớn cục bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 24/12/2024: Bắc Bộ ngày nắng, Trung Bộ mưa lớn cục bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 24/12, miền Bắc ban ngày nắng hanh, trời rét về đêm và sáng. Trung Bộ mưa rào và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa to.
Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão số 10

Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão số 10

Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão trở thành cơn bão số 10. Đây là cơn bão cuối mùa, hoạt động ở vùng biển phía Nam gây mưa dông.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/12/2024: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/12/2024: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Thời tiết biển hôm nay, hồi 01 giờ ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực quần đảo Trường Sa. Sức gió từ 50-61km/h.
Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, rạng sáng ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới đang ở trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12, Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, hanh khô, sáng sớm trời rét. Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.
Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Hồi 13h ngày 22/12 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Trường Sa khoảng 350km về phía Đông Đông Nam.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 22/12, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Trung Bộ nhiều mây, có mưa rào rải và dông.
Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương trên cả nước đang tích cực thực hiện, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia CBRN giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động