Dấu ấn chuyển đổi số ngành bảo hiểm xã hội

Đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng toàn diện hơn, ngành bảo hiểm xã hội đã thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ.
Chuyển đổi số ngành bảo hiểm xã hội: Lấy người dân làm trung tâm Truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội đổi mới chuyên nghiệp, hiệu quả

Số hóa ấn tượng

Ngay trong đại dịch Covid-19, ngành bảo hiểm xã hội đã thích ứng kịp thời khi áp dụng giải pháp công nghệ để hoạt động trong bối cảnh đại dịch.

Như, triển khai giải pháp mạng riêng ảo (VPN), người dùng chỉ cần có mạng Internet có thể kết nối (thông qua VPN) truy cập từ xa vào phần mềm nghiệp vụ, vừa đảm bảo vẫn thực hiện được nhiệm vụ, vừa đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu.

Đặc biệt, do tình hình dịch bệnh, cán bộ trong ngành bảo hiểm xã hội không thể đến cơ quan làm việc, ngành này đã tăng cường tổ chức hội nghị trực tuyến để triển khai công tác quản lý, chỉ đạo điều hành.

Dấu ấn chuyển đổi số ngành bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn

Hiện tại, toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đang có gần 30 hệ thống ứng dụng; quản lý cơ sở dữ liệu của khoảng 100 triệu người dân; với hơn 20 nghìn tài khoản công chức, viên chức và người lao động trong ngành thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ của ngành; kết nối liên thông với trên 13.000 cơ sở khám, chữa bệnh và hơn 500 nghìn tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trên toàn quốc và các bộ, ngành.

Mỗi năm, Cổng Giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử tiếp nhận và xử lý gần 100 triệu lượt hồ sơ, riêng năm 2021, số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến là gần 94,6 triệu hồ sơ. Riêng hồ sơ tiếp nhận và xử lý từ Cổng dịch vụ công Quốc gia là 157.184 hồ sơ.

Đáng chú ý, sau hơn một năm công bố ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho người tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đến nay đã có gần hơn 25 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân (dùng để đăng nhập, sử dụng ứng dụng VssID) được đăng ký và phê duyệt, hơn 700 nghìn lượt sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Năm 2021, ứng dụng VssID đã được AppStore xếp thứ 7 trong số các ứng dụng miễn phí được yêu thích nhất.

Cùng với đó, thực hiện Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, đây là 1 trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng, được Chính phủ ưu tiên triển khai, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được giao là đơn vị chủ quản của cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Trong đó, Trung tâm Công nghệ thông của ngành này được Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam giao là đơn vị chủ trì, trực tiếp xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

Tính đến 31/12/2021, toàn ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tiếp nhận 78.447 hồ sơ của người sử dụng lao động và người lao động trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23. Thực hiện chi trả hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116 và Quyết định số 28 cho 12.930.735 người lao động, với số tiền hơn 30,7 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hiện là đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ngay từ khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành chính thức. Đến nay, hệ thống đã xác thực khoảng 41 triệu thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, Bảo hiểm Xã Việt Nam cũng đã cung cấp, chia sẻ trên 35 triệu lượt thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nhằm giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không phải mang nhiều loại giấy tờ khi đi khám chữa bệnh, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an (trực tiếp là Cục C06) triển khai thực hiện việc xác thực thông tin công dân, triển khai sử dụng Căn cước công dân, ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNEID) thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an và các Bộ liên quan triển khai để hoàn thiện quy trình “Liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí”.

Sau khi quy trình được cấp có thẩm quyền ban hành, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị để triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho các nhóm thủ tục liên thông, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là việc giảm nhiều thủ tục giấy tờ.

Dấu ấn chuyển đổi số ngành bảo hiểm xã hội
Ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho người tham gia

Thành quả đến từ thay đổi tư duy về ứng dụng công nghệ

Chia sẻ về những đột phá trong chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội, ông Lê Nguyên Bồng – Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhấn mạnh, trước tiên phải nói đến sự thay đổi về tư duy ứng dụng công nghệ thông của lãnh đạo ngành, quan điểm công nghệ thông chỉ là công cụ thực hiện theo yêu cầu từ các đơn vị nghiệp vụ, do vậy trong thời gian vừa qua, các đơn vị nghiệp vụ của bảo hiểm xã hội đã dự thảo và trình lãnh đạo ngành các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử. “Đây là những yêu cầu rất khó, là một thử thách rất lớn đặt ra với công nghệ thông của ngành, đòi hỏi tính đồng bộ rất cao trong việc liên kết dọc và liên kế ngang giữa các hệ thống phần mềm nghiệp vụ”- ông Bồng cho hay.

Tiếp đến, phải nói đến sự đồng bộ trong các hoạt động đầu tư cả hạ tầng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, phải kể đến các hoạt động, như nâng cấp, xây dựng mới hệ thống phần mềm nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý theo hướng tập trung cơ sở dữ liệu tại Trung ương...

Ngoài ra, là việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. Thời gian qua, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã hoàn thành đúng theo kế hoạch triển khai các dịch vụ công theo yêu cầu từ Chính phủ. Tính đến thời điểm hiện tại, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã cung cấp 100% dịch vụ công mức độ 4 lên cổng dịch vụ công của ngành và đang từng bước tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Theo ông Lê Nguyên Bồng, chuyển đổi số là sự phát triển tiếp theo của ứng dụng công nghệ thông tin, nhưng đây là sự phát triển mang tính đột phá. Nó đột phá ở chỗ, nó đưa mọi hoạt động lên môi trường số, toàn dân và toàn diện, tạo ra một không gian hoạt động hoàn toàn mới, nó thay đổi cách chúng ta vận hành công việc và cuộc sống, nó không bắt buộc chúng ta phải đi qua giai đoạn bắt kịp sau đó mới vượt lên, thay vì làm dần dần, làm từng phần, từng bước thì có thể làm ngay, làm toàn diện, đặt mục tiêu cao và làm nhanh.

Chính vì vậy, ngày 1/9/2021, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, Trung tâm Công nghệ thông đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam xây dựng, trình Tổng giám đốc, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, trong đó phân công trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo gắn với các nhiệm vụ chuyên môn nhằm thực hiện chuyển đổi số đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực của ngành. Đồng thời, Trung tâm Công nghệ thông tin cũng đang phối hợp với các bộ, ngành, các chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng Đề án tổng thể về chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội.

Trong giai đoạn 2022-2025, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phấn đấu tiếp tục thuộc nhóm 5 bộ, ngành dẫn đầu về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hình thành hệ sinh thái số, xây dựng thành công ngành bảo hiểm số. Hướng tới năm 2030, 100% các hệ thống thông tin của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; 100% hồ sơ công việc trong toàn ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được xử lý trên môi trường mạng; 80% người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội, trong đó có 60% sử dụng ứng dụng VssID.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

'Kiến trúc sư' trái phiếu Trần Sơn Hải và bản thiết kế mới tại Ba Huân

Được ví như "kiến trúc sư" cho hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu liên quan ORS, ông Trần Sơn Hải sau thời gian im ắng, đang trở lại với cuộc chơi hấp dẫn.
Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là nhiệm vụ quan trọng.
Thị trường chứng khoán: Cơ hội nào sau chuỗi phiên giảm sâu?

Thị trường chứng khoán: Cơ hội nào sau chuỗi phiên giảm sâu?

Sau chuỗi phiên giảm sâu, thị trường chứng khoán đang hé mở khả năng hồi phục kỹ thuật. Dòng tiền thông minh có thể sớm nhập cuộc.
Huy động vốn tăng không kịp mức tăng tín dụng

Huy động vốn tăng không kịp mức tăng tín dụng

Tín dụng tăng trưởng cao hơn tốc độ huy động vốn. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cam kết đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế.
Hai lý do để giảm thuế VAT với mặt hàng kim loại

Hai lý do để giảm thuế VAT với mặt hàng kim loại

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất bổ sung mặt hàng kim loại vào danh mục được áp dụng mức thuế ưu đãi 8%.

Tin cùng chuyên mục

Prudential duy trì biên thanh khoản cao 193%

Prudential duy trì biên thanh khoản cao 193%

Prudential Việt Nam duy trì tài chính ổn định, tập trung chất lượng kênh phân phối, đầu tư nâng tầm trải nghiệm khách hàng và phát triển nguồn nhân lực.
Tăng trưởng GDP 2025: Việt Nam còn nhiều

Tăng trưởng GDP 2025: Việt Nam còn nhiều 'cửa sáng'

Dù đối mặt với những ‘cơn gió ngược’ nhưng dư địa tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 vẫn còn nhiều ‘cửa sáng’.
Ngân hàng Nhà nước: Cân bằng giữa tỷ giá và lãi suất

Ngân hàng Nhà nước: Cân bằng giữa tỷ giá và lãi suất

Ngày 8/4, thị trường ngoại tệ Việt Nam chứng kiến biến động mạnh mẽ, khi tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại vượt mốc 26.000 đồng, lập kỷ lục cao nhất.
Hoa Kỳ tăng thuế:Bộ Tài chính sẽ thêm nhiều giải pháp mới

Hoa Kỳ tăng thuế:Bộ Tài chính sẽ thêm nhiều giải pháp mới

Trước chính sách thuế đối ứng từ Hoa Kỳ, Việt Nam khẩn trương thúc đẩy đàm phán, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong xuất khẩu và tài chính.
Manulife Việt Nam công bố báo cáo tài chính năm 2024

Manulife Việt Nam công bố báo cáo tài chính năm 2024

Manulife Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính 2024, với các chỉ số ấn tượng từ hoạt động đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả.
Ba trụ cột then chốt của Việt Nam trong kỷ nguyên số

Ba trụ cột then chốt của Việt Nam trong kỷ nguyên số

Hành trình chuyển mình của Microsoft, ECB và Bridgewater Associates mang lại nhiều bài học cho Việt Nam để thích ứng và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.
Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Pi Network rớt giá thảm hại:

Pi Network rớt giá thảm hại: 'Pi thủ' hoang mang

Sau gần hai tháng lên sàn, giá đồng Pi Network rơi tự do xuống 0,6 USD, giảm hơn 80% so với đỉnh khiến nhiều “Pi thủ” và nhà đầu tư mất niềm tin.
Bộ Tài chính kiến nghị thừa nhận tài sản số

Bộ Tài chính kiến nghị thừa nhận tài sản số

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính đã kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại và tiềm năng của tài sản số.
Thị trường phát hành trái phiếu cấp cao của Mỹ chao đảo

Thị trường phát hành trái phiếu cấp cao của Mỹ chao đảo

Chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến việc phát hành trái phiếu đầu tư tại Mỹ tạm dừng đột ngột trong tuần này.
Stablecoin mang lại lợi ích cho hệ thống thanh toán của Mỹ?

Stablecoin mang lại lợi ích cho hệ thống thanh toán của Mỹ?

Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Christopher Waller, cho biết hôm 4/4 rằng, stablecoin có vai trò tốt đối với hệ thống thanh toán của Mỹ.
Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê, vốn FDI giải ngân trong quý I/2025 đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Chỉ cần có chính sách thu hút đầu tư một cách rõ ràng, Việt Nam sẽ nhanh chóng thu hút được dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào các lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

Người lao động không chỉ được hưởng các quyền lợi khám, chữa bệnh, mà còn có thể được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế trong một số trường hợp đặc biệt.
Hải quan nỗ lực tìm hướng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Hải quan nỗ lực tìm hướng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Cục Hải quan vừa có văn bản gửi các Chi cục Hải quan yêu cầu tìm hiểu khó khăn của doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ trước việc áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ.
Ngân hàng thắng lớn quý I/2025: Động lực nào dẫn dắt

Ngân hàng thắng lớn quý I/2025: Động lực nào dẫn dắt

Quý I/2025, lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh nhờ tín dụng bứt phá, biên lãi ròng cải thiện và doanh thu dịch vụ tăng cao.
Thành lập Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, trụ sở đặt tại Thanh Hóa

Thành lập Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, trụ sở đặt tại Thanh Hóa

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 được thành lập sẽ quản lý 4 địa phương, gồm: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa; trụ sở đặt tại tỉnh Thanh Hóa.
Điều kiện để Mỹ điều chỉnh chính sách thuế đối ứng

Điều kiện để Mỹ điều chỉnh chính sách thuế đối ứng

Trước sắc lệnh thuế đối ứng của Mỹ, việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu để giảm thiểu ảnh hưởng và tìm giải pháp đàm phán với Mỹ là vấn đề nhiều nước thực hiện
Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Từ ngày 1/7/2025, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội nếu có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Mobile VerionPhiên bản di động