Dấu ấn bảo tồn và “khoác áo mới” cho nghề truyền thống Huế

Festival nghề truyền thống Huế 2023 được diễn ra từ ngày 28/4 đến 5/5 tại TP. Huế với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt".
69 làng nghề trong cả nước tham gia Festival nghề truyền thống Huế Thừa Thiên Huế: Kỷ luật 5 cán bộ kiểm lâm; triệu tập 8 lâm tặc Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Trước thềm lễ hội Festival nghề truyền thống Huế 2023, Phóng viên Báo Công Thương có cuộc trao đổi với ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP. Huế xung quanh sự kiện văn hoá, chính trị quan trọng này.

Dấu ấn bảo tồn và “khoác áo mới” cho nghề truyền thống Huế
Ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND Thành phố

Xin ông cho biết dấu ấn Festival nghề truyền thống Huế qua 8 kỳ tổ chức và điểm nhấn của kỳ Festival nghề truyền thống năm 2023 ?

Ông Võ Lê Nhật: Nói đến hiệu quả của Festival nghề truyền thống Huế, không thể không kể đến những tác động tích cực đến sự hồi sinh và phát triển của các ngành nghề truyền thống. Để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn, thành phố Huế đang ưu tiên việc phát triển nghề và làng nghề phải gắn với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế kết hợp dịch vụ văn hóa, du lịch: Phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp gắn việc phát triển các ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn. Hỗ trợ đào tạo các nghệ nhân tạo được nhiều mẫu thiết kế sản phẩm đa dạng, mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao, kết hợp sản xuất các sản phẩm quà tặng, lưu niệm phục vụ nhu cầu của du khách.

Festival nghề truyền thống Huế năm 2023 tiếp tục khoác lên cho Huế "một tấm áo mới" - đó là đổi mới sáng tạo về nghề truyền thống để phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như tiếp tục xây dựng Huế dần trở thành thành phố văn hóa sáng tạo trong tương lai. Góp phần cùng với Tỉnh xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dấu ấn bảo tồn và “khoác áo mới” cho nghề truyền thống Huế
Qua các kỳ Festival nghề truyền thống, nhiều nghề và làng nghề tại TP. Huế được bảo tồn và hồi sinh

Xác định du lịch là ngành kinh tế "mũi nhọn", vậy thời gian tới Thành phố Huế có những giải pháp gì để thực hiện mục tiêu đó, thưa ông?.

Ông Võ Lê Nhật: Thành phố Huế đã xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2023, trong cơ cấu phát triển kinh tế Huế, du lịch là một trong những lĩnh vực phát triển trọng tâm của thành phố Huế. Thành phố tiếp tục kêu gọi đầu tư dự án khu du lịch, nghỉ duỡng sinh thái, dự án khu vui chơi giải trí, khu trưng bày và biểu diễn văn hoá Huế kết hợp khu mua sắm, góp phần làm phong phú các dịch vụ du lịch, tăng thời gian lưu trú của du khách khi đến Huế. Ngoài ra, cần đẩy mạnh nhóm dự án thúc đẩy ngành kinh tế đêm, cụ thể như: Dự án phát triển dịch vụ homestay trong khu vực thành nội (kêu gọi các đơn vị uy tín chuyên quản lý vận hành dịch vụ homestay). Hoàn thành dự án Phố đêm Hoàng Thành Huế để hoàn thiện các hoạt động gắn liền với dự án đêm Hoàng cung để biến khu vực Ðại Nội thành một Hoàng Cung sống động về đêm… Từ đó để du lịch phát triển hơn nữa, xứng tầm là ngành kinh tế “mũi nhọn” của Huế.

Ông có thể chia sẻ Thành phố Huế kỳ vọng gì sau những kỳ tổ chức lễ hội Festival nghề truyền thống, đặc biệt gắn với phát triển du lịch tại địa phương ?.

Ông Võ Lê Nhật: Với chủ trương tổ chức lễ hội để phục vụ các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề cũng như người dân Huế và khách du lịch - chủ thể chính của Festival nghề truyền thống Huế, gắn với xây dựng hình ảnh Huế - điểm du lịch hấp dẫn, lý tưởng, thân thiện và an toàn, tại các kỳ Festival nghề truyền thống Huế, thành phố Huế luôn chú trọng đến việc xây dựng các chương trình theo hướng xã hội hóa về khâu tổ chức, chú trọng tính hấp dẫn, cộng đồng, đáp ứng yêu cầu cao về nghệ thuật và trải đều liên tục trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Dấu ấn bảo tồn và “khoác áo mới” cho nghề truyền thống Huế
Thành phố Huế tích cực mở thêm nhiều tuyến phố đi bộ, kêu gọi đầu tư về du lịch, nghỉ dưỡng kết hợp với mua sắm...tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch và phát triển kinh tế ban đêm

Sau gần 20 năm tổ chức, Festival nghề truyền thống Huế năm nay tiếp tục hy vọng sẽ đã để lại nhiều dấu ấn đặc sắc và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề có cơ hội tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến thương mại giữa các nghệ nhân, các làng nghề truyền thống với các doanh nghiệp và địa phương. Bên cạnh đó, thành phố Huế rất kỳ vọng về lượng khách đến Huế tăng trở lại sau khi đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát.

Thông qua không gian tôn vinh nghệ nhân và làng nghề tại Festival nghề truyền thống Huế 2023, thành phố sẽ tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, cơ sở nghề và làng nghề quảng bá hiệu quả thương hiệu kinh doanh. Đồng thời qua đó các doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều hợp đồng lớn, các doanh nghiệp và cơ sở nghề ngoài tỉnh sẽ có nhiều dự án đầu tư và xây dựng chi nhánh, cơ sở đại diện tại Huế để phục vụ người dân. Festival nghề truyền thống Huế 2023 bên cạnh mục tiêu giới thiệu, quảng bá văn hóa của vùng đất cố đô, đồng thời còn thể hiện trách nhiệm của chính quyền thành phố Huế trong việc phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm doanh nghiệp, cơ sở nghề, tạo điều kiện để các làng nghề tiếp tục hồi sinh và phát triển.

Dấu ấn bảo tồn và “khoác áo mới” cho nghề truyền thống Huế
Hoạt động Lễ tế tổ Bách nghệ trong các kỳ Festival nghề truyền thống Huế

Hiện nay, việc kết nối các tour tuyến du lịch đến với các làng nghề, nghề truyền thống còn khá ít. Để đẩy mạnh hoạt động này, thời gian tới thành phố có những cơ chế, chích sách gì, thưa ông?.

Ông Võ Lê Nhật: Festival nghề truyền thống Huế nhằm mục tiêu khôi phục, phát triển nghề và làng nghề truyền thống. Chính vì vậy thành phố Huế xác định phát triển nghề truyền thống phải gắn với phát triển du lịch; ưu tiên phát triển du lịch văn hóa làng nghề. Khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng và hình thành nhiều các tour du lịch về các cơ sở nghề, làng nghề trên địa bàn thành phố, tập trung mọi nguồn lực xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận nghề, làng nghề truyền thống theo quy định.

Ðể phát triển loại hình du lịch làng nghề, trong thời gian tới, thành phố Huế sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng từ các nguồn vốn khác nhau, nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế du lịch tại các vùng có làng nghề truyền thống; chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiên cứu xây dựng chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các làng nghề thủ công phát triển hậu Covid-19: Ưu đãi nguồn vốn vay, tìm nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, giúp đỡ tạo đầu ra cho sản phẩm, xây dựng mối liên kết các đơn vị du lịch với các làng nghề, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của du khách.

Xin trân trọng cảm ơn ông !

Xuân Hoài - Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Thuận: Khám phá

Bình Thuận: Khám phá 'tiểu sa mạc' Bàu Trắng, bối cảnh chính trong ‘Lật mặt 8’

Thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng một địa điểm nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận, là bối cảnh chính trong bộ phim "Lật mặt 8: Vòng tay nắng" của đạo diễn Lý Hải.
Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Sẽ có “bản sử thi bằng kiến trúc” kể về Bà Triệu

Sẽ có “bản sử thi bằng kiến trúc” kể về Bà Triệu

Nằm trong quần thể Huyền tích Am Tiên 'Làng Huyền tích' được kiến tạo như một 'bản sử thi bằng kiến trúc' gắn với cuộc đời, tinh thần và khí phách của Bà Triệu.
Lượng tìm kiếm du lịch Việt Nam xếp thứ 7 thế giới

Lượng tìm kiếm du lịch Việt Nam xếp thứ 7 thế giới

Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm tới nay đạt mức tăng trưởng trong khoảng 10 - 25%, xếp thứ 7 trên thế giới.
Du lịch

Du lịch 'bùng nổ', hàng không căng mình giữ nhịp tăng trưởng

Năm 2025 có tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, khi cả khách quốc tế lẫn nội địa đều tăng trưởng ấn tượng, góp phần thúc đẩy ngành hàng không.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng quốc tế kích cầu du lịch Việt Nam ra sao?

Giải thưởng quốc tế kích cầu du lịch Việt Nam ra sao?

Các giải thưởng quốc tế như Michelin Guide và Traveller Review Awards giúp nâng tầm hình ảnh điểm đến, đặc biệt trong quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Lào Cai phê duyệt đề án du lịch trong rừng phòng hộ Sa Pa

Lào Cai phê duyệt đề án du lịch trong rừng phòng hộ Sa Pa

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Ban Quản lý rừng phòng hộ thị xã Sa Pa.
Người Việt đang

Người Việt đang 'du lịch tại chỗ' theo cách rất riêng

Không cần đi xa, người Việt đang tận hưởng kỳ nghỉ lễ theo cách rất riêng, ở lại thành phố, thư giãn, khám phá và tái tạo năng lượng qua xu hướng "staycation".
Hải Phòng: Đảo Cát Bà đón 107.850 lượt khách dịp nghỉ lễ

Hải Phòng: Đảo Cát Bà đón 107.850 lượt khách dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng du khách trong nước và quốc tế đến đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng đạt 107.850 lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 25%.
Chùm ảnh: Biển Đồ Sơn đông nghịt du khách dịp nghỉ lễ

Chùm ảnh: Biển Đồ Sơn đông nghịt du khách dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng đón 460.000 lượt khách, các bãi biển đông nghịt người. Doanh thu ước đạt 322 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ.
Du lịch Bình Thuận hút khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch Bình Thuận hút khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay (từ ngày 30/4/2025 - 4/5/2025), Bình Thuận ước đón khoảng 228.000 lượt khách du lịch tham quan, lưu trú.
Cả nước đón 10,5 triệu khách du lịch dịp 30/4 - 1/5

Cả nước đón 10,5 triệu khách du lịch dịp 30/4 - 1/5

Kỷ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Tam Đảo:

Tam Đảo: 'Lá phổi xanh' hút khách kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Khu du lịch Tam Đảo - 'lá phổi xanh' giữa miền Bắc thu hút đông đảo du khách kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhờ khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thơ mộng và không gian văn hóa.
TP. Hồ Chí Minh đón gần 2 triệu lượt khách dịp lễ 30/4-1/5

TP. Hồ Chí Minh đón gần 2 triệu lượt khách dịp lễ 30/4-1/5

Trong dịp lễ 30/4-1/5, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đón gần 2 triệu lượt khách quốc tế và trong nước, tổng doanh thu đạt hơn 7.130 tỷ đồng.
Văn hóa - Điểm nhấn cho du lịch Quảng Ninh năm 2025

Văn hóa - Điểm nhấn cho du lịch Quảng Ninh năm 2025

Để thu hút du khách năm 2025, Quảng Ninh tập trung, thúc đẩy phát triển Kinh tế Di sản, Kinh tế Văn hoá Thể thao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vùng đất.
Lễ 30/4 - 1/5: Lượng khách tăng mạnh, du lịch Đà Nẵng

Lễ 30/4 - 1/5: Lượng khách tăng mạnh, du lịch Đà Nẵng 'bội thu'

Dịp lễ 30/4 - 1/5, thành phố Đà Nẵng đón 610.000 lượt khách tham quan, du lịch; thu về 2.426 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2024.
Du lịch TP. Hồ Chí Minh bùng nổ dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch TP. Hồ Chí Minh bùng nổ dịp lễ 30/4-1/5

TP. Hồ Chí Minh ghi dấu ấn sâu sắc với du khách dịp lễ 30/4, nhờ dịch vụ chu đáo, hoạt động văn hóa đặc sắc, tour nội đô - lịch sử trở thành lựa chọn hàng đầu.
Lễ 30/4 – 1/5: Đảo tiền tiêu Lý Sơn đón hàng chục nghìn du khách

Lễ 30/4 – 1/5: Đảo tiền tiêu Lý Sơn đón hàng chục nghìn du khách

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) – Đảo tiền tiêu của Tổ quốc đón hàng chục nghìn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Khởi động Tuần Du lịch Ninh Bình 2025

Khởi động Tuần Du lịch Ninh Bình 2025

Khởi động Tuần Du lịch Ninh Bình 2025 là khai mạc Không gian trưng bày làng nghề truyền thống và Chương trình nghệ thuật thời trang 'Di sản dành cho cuộc sống'.
Chùm ảnh: Rực rỡ Carnaval Hạ Long 2025 kết nối di sản

Chùm ảnh: Rực rỡ Carnaval Hạ Long 2025 kết nối di sản

Tối 1/5, tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình Carnaval Hạ Long 2025 với chủ đề “Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng”, thu hút đông đảo nhân dân và du khách.
Sắc màu văn hóa Hà Giang thu hút du khách tại Huế

Sắc màu văn hóa Hà Giang thu hút du khách tại Huế

Với mong muốn giới thiệu “Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á”, gian hàng sắc màu văn hoá Hà Giang đã thu hút đông đảo du khách tại Huế.
Lễ 30/4 - 1/5: ‘Chen chân’ du lịch Đà Nẵng, Hội An

Lễ 30/4 - 1/5: ‘Chen chân’ du lịch Đà Nẵng, Hội An

Các khu điểm du lịch tại thành phố Đà Nẵng, phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) đông kín khách du lịch đổ về tham quan, vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5.
Hà Nội tặng quà 30/4 - 1/5: Món quà nhỏ, dấu ấn lớn

Hà Nội tặng quà 30/4 - 1/5: Món quà nhỏ, dấu ấn lớn

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội tặng 50.000 suất quà cho du khách đến thăm, viếng Lăng Bác để lại ấn tượng sâu sắc về thành phố, điểm đến hiếu khách.
Công viên Hội An: Điểm hẹn mới giữa lòng xứ Thanh

Công viên Hội An: Điểm hẹn mới giữa lòng xứ Thanh

Công viên Hội An – lá phổi xanh lớn nhất thành phố Thanh Hóa vừa được đầu tư hồi sinh bài bản đã tạo diện mạo hoàn toàn mới, thu hút du khách.
Người dân ‘đổ’ về miền Tây lễ 30/4-1/5, du lịch sôi động

Người dân ‘đổ’ về miền Tây lễ 30/4-1/5, du lịch sôi động

Chiều 30/4 và sáng 1/5, dòng người từ TP. Hồ Chí Minh đổ về các tỉnh miền Tây tăng cao, gây áp lực lớn lên hạ tầng giao thông, dịch vụ du lịch bắt đầu sôi động.
Mobile VerionPhiên bản di động