Đào tạo cử nhân quản lý thị trường, đáp ứng nhu cầu xã hội
Quản lý thị trường Thứ tư, 03/03/2021 - 16:56 Theo dõi Congthuong.vn trên
Lực lượng quản lý thị trường sẽ được đào tạo bậc đại học chính quy Sắp có trường Đại học đào tạo chính quy về Quản lý thị trường Xây dựng Lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, chuyên nghiệp |
Ngày 4/1 vừa qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Tổng cục QLTT đã tổ chức lễ ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo cử nhân ngành QLTT. Đây là sự kiện có ý nghĩa về phát triển lực lượng, là dấu mốc mang tính lịch sử, đặt nền móng cho đào tạo nguồn nhân lực chính quy của QLTT.
![]() |
Phát biểu tại tọa đàm, GS. TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân - cho biết, được hình thành từ năm 1957, lực lượng QLTT có nhiều đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong suốt thời gian hình thành và phát triển, đa số cán bộ quản lý thị trường được hình thành từ các nguồn đào tạo khác nhau, làm việc theo kinh nghiệm, chưa có sự chuyên sâu; đặc biệt, vẫn chưa có trường đại học nào ở Việt Nam đào tạo chính quy ngành quản lý thị trường.
“Việc ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo cử nhân ngành QLTT là tiền đề quan trọng để đào tạo nên một lực lượng công chức QLTT trong tương lai mạnh về trình độ chuyên môn, am hiểu về chính sách pháp luật, có kỹ năng nghề nghiệp khắc phục những hạn chế và yếu kém trong hoạt động công vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó” - GS.TS Trần Thị Vân Hoa cho hay.
Hiện, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã phối hợp với Tổng cục QLTT dự thảo chương trình và giáo trình đào tạo chính quy bậc đại học chuyên ngành QLTT.
![]() |
Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường - phát biểu tại buổi tọa đàm |
Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường - cho biết, khi Tổng cục QLTT ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Kinh tế quốc dân, lãnh đạo Bộ Công Thương rất quan tâm và coi việc đào tạo chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp mang tính chiến lược quan trọng để phát triển lực lượng QLTT. Vì vậy, Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng, coi việc đào tạo chính quy lực lượng QLTT là một nhiệm vụ chiến lược, phải được đẩy mạnh trong thời gian tới.
“Nghĩa vụ và sứ mệnh của QLTT là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp” - ông Trần Hữu Linh khẳng định. Theo đó, để thực hiện được sứ mệnh, chiến lược phát triển lực lượng QLTT giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030 hướng tới mục tiêu: Xây dựng lực lượng QLTT hiện đại, đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu; trang thiết bị kỹ thuật hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
![]() |
GS. TS Hoàng Đức Thân – Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, Tổng cục QLTT cần cung cấp các giảng viên, chuyên gia thực tiễn trong giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, để phục vụ đào tạo chuyên ngành QLTT |
Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT chia sẻ thêm, hàng năm, nhu cầu tuyển dụng công chức vào lực lượng QLTT rất lớn, từ 200-300 cán bộ. Tổng cục QLTT mong muốn được tuyển dụng cán bộ được đào tạo một cách chính quy, bài bản, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Cụ thể hơn về những kỹ năng cần thiết cần trang bị của một cán bộ QLTT, ông Nguyễn Kỳ Minh – Phó Chánh văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường - cho biết, cán bộ QLTT đảm bảo 8 kỹ năng cứng: Nắm vững, thuần thục khối kiến thức cơ bản và nâng cao; thành thạo kỹ năng phân tích, tổng hợp, dự báo; thuần thục trong thực hiện các biện pháp nghiệp vụ; nhuần nhuyễn trong thực hiện quy trình, nội dung kiểm tra, thanh tra chuyên ngành; phát hiện và xử lý các tình huống phát sinh trong tổ chức, triển khai hoạt động QLTT; phân tích, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và đề xuất các giải pháp xử lý tình huống; giải quyết xung đột giữa các chủ thể; thành thạo trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ.
Cùng với đó, một cán bộ QLTT cần có kỹ năng mềm: ngoại ngữ, ứng dụng CNTT, thương mại điện tử; sử dụng các trang, thiết bị công nghệ cao phục vụ nghiệp vụ; nắm bắt tâm lý, đấu tranh với đối tượng vi phạm; nguyên lý kế toán, quản lý hoá đơn, chứng từ…
“Kỳ vọng 1 sinh viên sau khi học chính quy ra trường, với khối lượng khoa học, cập nhật cộng với kỹ năng cần thiết có cơ sở hình thành nên kiểm soát viên thị trường” - ông Nguyễn Kỳ Minh nhấn mạnh.
![]() |
Tuy nhiên, để đào tạo cử nhân QLTT đáp ứng nhu cầu xã hội, GS. TS Hoàng Đức Thân – Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) khuyến nghị, Tổng cục QLTT hỗ trợ và đầu tư cho Trường Đại học Kinh tế quốc dân theo mô hình thực tế ảo; đảm bảo cơ sở thực tập, thực hành, tham quan, khảo sát cho sinh viên. Đồng thời cam kết tuyển dụng lao động từ sản phẩm đào tạo của trường.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp để bổ sung, hoàn thiện nhu cầu đào tạo, yêu cầu nghề nghiệp, chương trình đào tạo... để từ đó hoàn thiện khung chương trình đào tạo, cũng như chuẩn đầu ra, đáp ứng được nhu cầu xã hội đối với các cử nhân ngành QLTT trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế liên tiếp xứ lý cửa hàng kinh doanh điện thoại nhập lậu

Quản lý thị trường Gia Lai phát hiện 36 lít thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Tây Ninh: Vận chuyển đường cát nhập lậu, 1 đối tượng bị phạt 16 triệu

Cục Quản lý thị trường Lai Châu: Góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá
Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Vĩnh Long: Phát hiện 1.240 bao thuốc lá nhập lậu

Buôn lậu đường cát tiếp tục tăng ở các tỉnh biên giới

Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường

Tây Ninh: Xử phạt cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên mạng

Quản lý thị trường Lào Cai: Phát hiện 750 gói bánh quy không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quản lý thị trường Hà Nội: Tạm giữ hàng nghìn thùng bánh bông lan nghi nhập lậu

Quản lý thị trường Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịp SEA Games 31

QLTT Hà Nội: Quyết tâm "dẹp loạn" vi phạm trong kinh doanh xăng dầu

Quản lý thị trường Hà Nội: Thu giữ gần 2.000 đồ chơi trẻ em bạo lực

Quản lý thị trường Hà Nội: Kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu

Bình Thuận: Phát hiện cơ sở kinh doanh xăng dầu hoạt động không có giấy phép

Quản lý thị trường Quảng Ninh thực hiện tốt xử lý vi phạm hành chính

Quản lý thị trường Hà Nội: Kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện điểm chiết, nạp LPG trái phép

Gian lận trong thương mại điện tử với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi

Bà Rịa - Vũng Tàu: Buôn lậu, gian lận thương mại qua các cảng biển giảm

An Giang: Một cơ sở kinh doanh phân bón tiếp tục tái phạm chỉ sau 5 ngày kết thúc đình chỉ

Hà Nội: Tạm giữ 2.000 lít xăng dầu không rõ nguồn gốc

Quảng Trị: Thu giữ gần 2.000 chai bia Heineken và 1,5 tấn đường nhập lậu
