Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng |
Báo cáo chính trị Đại hội XIII đã chỉ ra yêu cầu: “Nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, phong cách chuyên nghiệp, đổi mới, sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; chủ động thích ứng trước chuyển biến của tình hình”. Như vậy, yêu cầu đặt ra cho cán bộ công chức (CBCC) rất lớn, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và vận dụng hiệu quả quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào hoạt động quốc tế; có kiến thức chuyên môn ngành nghề, pháp luật và thông lệ quốc tế...
Bộ Công Thương tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức |
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương theo Nghị định 98/2017/NĐ-CP của Chính phủ và thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế tại Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2015 - 2019, Bộ Công Thương đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) trong và ngoài nước cho hơn 24.000 CBCC bộ, ngành ở trung ương và địa phương, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng những kiến thức chung nhất về hội nhập kinh tế quốc tế và kiến thức chuyên sâu. Bên cạnh đó, công tác truyền thông được chú trọng ngay từ những năm đầu tiên của giai đoạn, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế.
Đánh giá hiệu quả công tác ĐTBD, bà Phạm Ngô Thùy Ninh - Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực (Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Công Thương) - cho biết, các chương trình ĐTBD, CBCC của Bộ được xây dựng sát với yêu cầu thực tế, đầy đủ các nhiệm vụ trọng tâm. Nội dung, chương trình bồi dưỡng ngày càng hoàn thiện theo hướng gắn với vị trí việc làm, yêu cầu công việc; hình thức đào tạo đa dạng, linh hoạt hơn... Tuy nhiên, chương trình ĐTBD vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nặng tính hàn lâm, thiếu thực tiễn; chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích CBCC tích cực tự học để nâng cao trình độ, năng lực thực hiện công vụ; chưa gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tạo môi trường văn hóa học tập. Mặt khác, kinh phí cho công tác ĐTBD còn hạn chế, nhất là kinh phí cho công tác ĐTBD và truyền thông về hội nhập kinh tế quốc.
Từ thực tiễn yêu cầu đặt ra đối với hoạt động, quản lý của Bộ Công Thương, theo bà Phạm Ngô Thùy Ninh, cần chú trọng và đầu tư cho công tác dự báo nhu cầu, xây dựng chương trình, kế hoạch và huy động các nguồn lực cho ĐTBD đảm bảo phù hợp với từng đối tượng cán bộ. Sớm xây dựng hoặc ban hành khung năng lực, vị trí việc làm; đặc biệt là khung năng lực cho đội ngũ cán bộ làm việc trong môi trường quốc tế để làm căn cứ chọn cử cán bộ phù hợp đi ĐTBD. Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến khích cán bộ tham gia ĐTBD; đơn vị sử dụng cán bộ cần chủ động làm tốt việc rà soát đội ngũ cán bộ và quy hoạch cán bộ; gắn quy hoạch với ĐTBD và bố trí, sử dụng cán bộ. Nội dung, chương trình ĐTBD phải bảo đảm hài hòa tri thức khoa học chuyên môn, kiến thức lãnh đạo, quản lý và kỹ năng cần thiết. Đặc biệt, bố trí đủ kinh phí để thực hiện có hiệu quả các chế độ ĐTBD theo quy định, cũng như quan tâm kinh phí cho ĐTBD ở nước ngoài theo đúng đối tượng CBCC, phù hợp nội dung theo yêu cầu.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các đề án ĐTBD CBCC, viên chức. Đồng thời, đề xuất xây dựng các đề án ĐTBD riêng phù hợp từng nhóm đối tượng CBCC theo yêu cầu công việc đặc thù theo chức năng nhiệm vụ của Bộ Công Thương về hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý thị trường, logistics để trình ban hành, triển khai thực hiện.