Đánh giá kỹ tác động khi mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

ĐBQH đề nghị, cần nghiên cứu đánh giá kỹ tác động và làm rõ các lợi ích chi phí khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tránh phát sinh các phản ứng tiêu cực.
Đà Nẵng: Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, 2 doanh nghiệp bị xử phạt gần 250 triệu đồng Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Phù hợp với xu thế dịch chuyển lao động Quảng Ninh: Tập trung phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Sáng 23/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Mở rộng 5 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai - đoàn Hưng Yên cho biết, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã mở rộng 5 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Thứ nhất, chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, người hoạt động không chuyên trách ở tổ, thôn dân phố.

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên

Thứ ba, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và không hưởng tiền lương.

Thứ tư, người lao động làm việc không trọn thời gian có mức tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn mức sàn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thứ năm, trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác, nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên...

Đại biểu phân tích, việc bổ sung các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thể hiện định hướng từng bước mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng sẽ làm phát sinh thêm chi phí của cả người lao động và người sử dụng lao động.

"Do đó, cần nghiên cứu đánh giá kỹ tác động và làm rõ các lợi ích chi phí khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của các nhóm đối tượng này, tránh phát sinh các phản ứng tiêu cực" - đại biểu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo báo cáo đánh giá tác động chính sách trong dự án luật, có gần 2 triệu hộ đăng ký kinh doanh, khoảng 270.000 người hoạt động không chuyên trách ở thôn tổ dân phố và chưa kể ba nhóm đối tượng còn lại chưa có thống kê cụ thể.

Thực tiễn vừa qua cho thấy, tình trạng trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng dễ quản lý và dễ xử lý hơn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó, nếu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như dự thảo luật cần phải có chế tài quy định kiểm soát và thực hiện nghiêm xử phạt nghiêm minh, để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của các quy định…

Về bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Điều 70, đại biểu nhấn mạnh bảo hiểm xã hội một lần là quyền lợi chính đáng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng gia tăng trong thời gian qua là một thực tế đáng lo ngại đối với việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội cho toàn dân.

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá nguyên nhân dẫn tới xu hướng gia tăng của tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần để có giải pháp căn cơ. Đồng thời, xem xét điều kiện giúp bảo hiểm xã hội một lần thật thận trọng để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.

Đại biểu cũng phân tích về ưu, nhược điểm của 2 phương án do cơ quan soạn thảo trình và đề nghị nên nghiên cứu phương án người lao động được lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần hoặc rút 50% thời gian đã đóng; thời gian còn lại được bảo lưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ tuổi nghỉ hưu và không nên chỉ giải quyết tối đa 50% tổng thời gian đã đóng.

Đánh giá tác động kỹ hơn các chính sách mới

Phát biểu ý kiến tại hội trường, đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Hương - đoàn tỉnh An Giang cho rằng, bảo hiểm xã hội là chính sách rất nhân văn của Đảng, Nhà nước ta nhằm mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và quyền lợi cho người lao động…

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

Để tiếp tục hoàn thiện nội dung dự thảo luật, đại biểu Hương bày tỏ quan tâm đến đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, nữ đại biểu thống nhất với việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng như Chính phủ đã đề xuất, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết 28.

Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là nhiều người trong số nhóm đối tượng dự kiến được mở rộng như nhóm người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, nhóm người làm việc không trọn thời gian, nhóm người quản lý, điều hành hợp tác xã đều là những người có thu nhập thấp.

Chính vì vậy, đề nghị cần tiếp tục rà soát và đánh giá kỹ hơn các tác động của các chính sách liên quan về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội một lần, xác định rõ chủ thể sử dụng lao động và việc bảo đảm kinh phí để đóng bảo hiểm xã hội… để qua đó các chính sách thực sự khả thi và thuận tiện cho quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Về bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Điều 70, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt đề nghị Ban soạn thảo chọn phương án 2 được quy định trong dự thảo Luật này. Tuy nhiên, sau khi Luật Bảo hiểm và xã hội sửa đổi có hiệu lực, đề nghị Chính phủ cần có các nhóm giải pháp đồng bộ để hỗ trợ cho người lao động trong giai đoạn khó khăn trước mắt, đồng thời có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện phương án bảo hiểm xã hội một lần.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga - Đoàn Quảng Bình đề nghị rà soát hệ thống pháp luật liên quan và đánh giá tác động kỹ hơn các chính sách mới như là bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội, bổ sung nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc, giảm thời gian đóng bảo hiểm… để bảo đảm tính khả thi của dự thảo Luật, đặc biệt là các nguồn lực tài chính, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội, khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Rà soát kỹ về quyền trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là vấn đề xử lý vi phạm các đối tượng trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Góp ý về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga băn khoăn là tính khả thi trong tổ chức thực hiện và đề nghị ngoài thủ tục hành chính đơn giản thì Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích bước đầu bù đắp một phần đối với các đối tượng này; có chính sách bảo hiểm bắt buộc linh hoạt theo nguyên tắc đóng ít - hưởng ít, đóng nhiều - hưởng nhiều để tạo sự lựa chọn và sự hấp dẫn cho người tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Về việc giảm các điều kiện tham gia tối thiểu để đóng hưởng lương hưu từ 25 xuống 15 năm, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đề nghị là cần tiếp tục nghiên cứu để có các giải pháp đồng bộ, tránh tình trạng làm nảy sinh các kẽ hở dẫn đến việc lợi dụng.

Về bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, cần có một giải pháp đồng bộ để bảo vệ người lao động và để người lao động không muốn rút bảo hiểm một lần. Dự thảo Luật đề xuất 2 phương án, đại biểu cho rằng phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần.

Tuy nhiên, phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút bảo hiểm xã hội một lần. Do vậy, Luật có thể xem xét thiết kế thành các phương án để người lao động lựa chọn.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã

96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật 'Bài ca chiến thắng'

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả

Tổng Bí thư Tô Lâm sắp thăm Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Tổng Bí thư Tô Lâm sắp thăm Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Quy định mới về chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Quy định mới về chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội 'vàng' tăng trưởng công nghiệp, thương mại

Dấu ấn Công an TP. Hồ Chí Minh trong bảo vệ an ninh, an toàn chuỗi các sự kiện dịp 30/4

Dấu ấn Công an TP. Hồ Chí Minh trong bảo vệ an ninh, an toàn chuỗi các sự kiện dịp 30/4

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Thủ tướng đề nghị Việt Nam - Tanzania coi hợp tác kinh tế là trọng tâm

Thủ tướng đề nghị Việt Nam - Tanzania coi hợp tác kinh tế là trọng tâm