Gần 1/3 dân số thế giới dùng 5G vào năm 2025? |
Thách thức nhân loại phải đối mặt
Năm 2011, khi trái đất đạt mốc 7 tỉ người, nhà sinh học xã hội Edward O. Wilson, tác giả cuốn sách "Tương lai cuộc sống" (The Future of Life) đã dự báo giới hạn chịu đựng tối đa của trái đất đối với con người là khi dân số đạt 10 tỉ.
Ngày hôm nay (15/11) dân số thế giới đạt 8 tỉ người |
Vì vậy, thời điểm thế giới chạm cột mốc 8 tỉ người vừa là khoảnh khắc vui mừng cần được chào đón, nhưng cũng là lời kêu gọi khẩn thiết cho toàn nhân loại để cùng tìm kiếm những giải pháp giúp giải quyết những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt.
Những thách thức mà nhân loại phải đối mặt, có thể ảnh hưởng tới nhiều thế hệ như biến đổi khí hậu, xung đột, Covid-19... Các vấn đề này đang gây ra những tác động không đồng đều tới những nhóm dân số yếu thế và dễ bị tổn thương.
Cho đến nay, hàng triệu người vẫn tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói và thiếu dinh dưỡng, không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo trợ xã hội, không thể hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và trung học có chất lượng. Phụ nữ trên khắp thế giới vẫn chưa được thực hiện quyền cơ bản là đưa ra quyết định về cơ thể và tương lai của mình, và chúng ta đang chứng kiến một sự tụt hậu đáng lo ngại về việc thực hiện quyền của phụ nữ ở nhiều quốc gia.
Mặc dù còn nhiều thách thức trước mắt nhưng câu chuyện đằng sau con số 8 tỉ người và việc chúng ta chạm tới cột mốc quan trọng này là một câu chuyện về thành công. Chúng ta đã giảm được tỷ lệ nghèo đói và đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Chúng ta đang có dân số đông đảo hơn bao giờ hết, một phần là do tuổi thọ tăng lên và giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Các phát hiện chính của Báo cáo Triển vọng dân số thế giới năm 2022: Ngày nay, 2/3 dân số toàn cầu sống ở một quốc gia hoặc khu vực có mức sinh dưới 2,1 con trên một phụ nữ (còn gọi là mức sinh thay thế).
Tuổi thọ trung bình toàn cầu đạt 72,8 tuổi vào năm 2019, tăng gần 9 năm tuổi kể từ năm 1990. Nhưng vào năm 2021, tuổi thọ của các nước kém phát triển nhất đã tụt hậu 7 năm tuổi so với mức trung bình toàn cầu.
Ở nhiều nước đang phát triển, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (từ 25 - 64 tuổi) ngày càng tăng.
Con người là giải pháp, không phải là vấn đề
Giám đốc điều hành UNFPA, tiến sĩ Natalia Kanem nhận định: “Con người chính là giải pháp, không phải là vấn đề. Kinh nghiệm trước đây cho thấy đầu tư vào con người, vào quyền và sự lựa chọn của con người, là con đường dẫn đến xã hội hòa bình, thịnh vượng và bền vững.”
Hôm nay, ngay khi thế giới chạm đến cột mốc quan trọng 8 tỉ người, UNFPA sẽ phối hợp với các đối tác và cộng đồng khắp nơi trên thế giới để khai thác sức mạnh của 8 tỉ người - một phần trong sứ mệnh của chúng tôi nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPD) năm 1994. Khi các quyền và sự lựa chọn của mọi người dân đều được bảo vệ để ai cũng được hưởng một cuộc sống khỏe mạnh, được trao quyền và cơ hội, thì nhân loại sẽ nắm giữ chìa khóa vạn năng giúp khai phá tiềm năng của tất cả mọi người, từ đó giải quyết những thách thức đang đe dọa xã hội và các vấn đề toàn cầu khác.
Tại Việt Nam, để kỷ niệm ngày dân số thế giới chạm mốc 8 tỉ người, cuộc thi vẽ “Tôi và thế giới 8 tỉ người” đã được UNFPA đồng tổ chức với kênh VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam với thông điệp “Con người là giải pháp, không phải là vấn đề”.
Cuộc thi đã nhận được hơn 100 bài dự thi, các bài dự thi chia sẻ những ý tưởng sáng tạo để xây dựng một thế giới tốt đẹp và vững mạnh hơn, nơi mọi người có thể tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc, không ai bị bỏ lại phía sau. Ngoài ra, thông điệp “8 tỉ hi vọng, 8 tỉ giấc mơ, 8 tỉ giải pháp” cũng sẽ được in lên hai xe buýt liên tỉnh chạy dọc từ Bắc vào Nam từ ngày 16 - 30/11/2022.
Bà Naomi Kitahara - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam - phát biểu tại sự kiện quan trọng này: “Thế giới của chúng ta không chỉ đông đảo về số lượng mà còn như một gia đình. Số lượng rất quan trọng nhưng chúng ta cũng cần cẩn trọng. Chúng ta cần xây dựng một thế giới với 8 tỉ con người kiên cường, một thế giới đề cao quyền và lựa chọn của mỗi cá nhân, mang đến những khả năng vô hạn - khả năng cho con người, xã hội và hành tinh chung của chúng ta phát triển và thịnh vượng.”
Bà Kitahara cũng khẳng định: UNFPA sẽ tiếp tục thúc đẩy quyền cơ bản của mỗi cá nhân và cặp vợ chồng trong việc tự do đưa ra quyết định một cách có trách nhiệm về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh. UNFPA sẽ hỗ trợ Chính phủ và cộng đồng các nước nhằm xây dựng một thế giới không còn các ca mang thai ngoài ý muốn, một thế giới mà các trường hợp sinh nở đều được an toàn, và tiềm năng của mỗi người trẻ tuổi đều được phát triển một cách tối đa.
Dân số thế giới dự báo sẽ đạt mức cao nhất, khoảng 10,4 tỉ người vào những năm 2080 và duy trì ở mức đó cho đến năm 2100. 10 quốc gia đã đóng góp hơn một nửa mức tăng trưởng dân số từ 7 - 8 tỉ. Cho đến nay, Ấn Độ là nước đóng góp lớn nhất, tiếp theo là Trung Quốc và Nigeria. Châu Phi và châu Á sẽ thúc đẩy sự gia tăng dân số cho đến khi đạt được con số 9 tỉ người vào năm 2037. |