Chính sách hỗ trợ xây dựng chòi/phòng để tránh bão, lũ lụt ở Quảng Nam:

Dân không mặn mà, địa phương than khó, vì sao?

Nhiều hộ khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đăng ký nhận hỗ trợ xây dựng chòi/phòng trú bão, lũ lụt nhưng không triển khai vì nguồn hỗ trợ thấp.
Quảng Nam yêu cầu vận hành các hồ thủy điện đảm bảo an toàn vùng hạ du Quảng Nam lập tổ công tác liên ngành kiểm tra hoạt động "tín dụng đen"

Mức tiền hỗ trợ quá thấp

Quảng Nam là một trong những địa phương thường xuyên hứng chịu những cơn bão lũ lớn hàng năm, gây thiệt hại về người và tài sản.

Hàng loạt các địa phương trên địa bàn tỉnh như: Đại Lộc, Thăng Bình, Tam Kỳ, Duy Xuyên… từ nhiều năm nay được nhắc tới với tên “rốn lũ”, “rốn bão”. Hàng nghìn hộ dân sống trong những ngôi nhà xuống cấp phải di dời đến nơi kiên cố mỗi khi bão lũ, khiến công tác phòng, chống bão gặp nhiều vất vả.

Trước thực tế đó, tháng 9/2021, HĐND tỉnh Quảng Nam ban hành Nghị quyết 32/2021/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ xây dựng chòi/phòng để tránh bão, lũ, lụt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 với quy mô 10.000 hộ, kinh phí 100 tỷ đồng.

Đối tượng ưu tiên gồm: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ… Theo đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng (chòi hoặc phòng). Ngoài mức hỗ trợ này, địa phương kết hợp từ các nguồn xã hội hóa và từ các nguồn hợp pháp khác.

Có thể thấy, chủ trương xây dựng chòi/phòng trú bão lũ thể hiện sự quan tâm của chính quyền tỉnh Quảng Nam đối với những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn cần có nơi trú ẩn an toàn trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, Nghị quyết 32 khi áp dụng vào thực tế vẫn có những bất cập, nhiều hộ dân không mấy mặn mà vì mức hỗ trợ quá thấp trong khi chi phí bỏ ra để xây dựng chòi/phòng tránh lũ cao hơn gấp nhiều lần.

Dân không mặn mà, địa phương than khó, vì sao?
Bà Phương hiện nợ khoảng 100 triệu đồng sau khi xây nhà mới

Ghi nhận của phóng viên tại huyện Đại Lộc, ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Phương (73 tuổi, thôn Phú Phong, xã Đại Tân) vừa mới xây xong phần thô, nước mưa còn thấm khắp tường.

Cách đây 2 năm, nhà bà nằm ở chân đồi, nơi dễ bị sạt lở. Năm 2022, bà Phương có tên trong danh sách của xã trình lên UBND huyện Đại Lộc để được hỗ trợ xây công trình trú bão lũ theo Nghị quyết 32. Bà cũng được địa phương hỗ trợ thêm 40 triệu đồng theo diện xóa nhà tạm nên 2 mẹ con mạnh dạn vay mượn người thân cất ngôi nhà mới có gác lửng để tránh bão lũ. Ngôi nhà hoàn thành với số tiền gần 200 triệu đồng, mẹ con bà còn đang nợ khoảng 100 triệu đồng.

“Thật sự lúc đầu tôi không nghĩ đến việc xây nhà. Bản thân bệnh tật, con trai làm phụ hồ, công việc bấp bênh, tiền hỗ trợ thấp thì lấy gì mà xây nhà! Nhờ con trai quen biết mấy anh thợ nên làm giúp căn nhà để hai mẹ con tránh mưa, tránh bão. Tiền công họ cho hai mẹ con nợ, trả dần dần nên tui mới dám làm. Bây giờ hết lo lũ, thì lại lo trả nợ”, bà Phương chia sẻ.

Hay như hộ của bà Nguyễn Thị Đen (58 tuổi, trú thôn Phú Phong), năm vừa rồi, địa phương hỗ trợ 30 triệu đồng cùng với 10 triệu đồng từ Nghị quyết 32 nên bà và cha của mình (94 tuổi) đã bán xác nhà gỗ đang ở và mấy tấm ván dành để đóng hòm được 25 triệu đồng rồi vay mượn thêm bà con xung quanh để xây nhà. Nhà xây hết 130 triệu đồng, hiện còn nợ 70 triệu đồng.

Với số tiền Nhà nước hỗ trợ gần 1,3 triệu đồng/tháng (bà Đen 540.000 đồng và người cha 720.000 đồng) thì không biết bao giờ bà Đen mới trả hết số nợ trên.

Ông Phạm Văn Vinh - Công chức văn hóa xã hội phụ trách mảng lao động, thương binh xã Đại Tân cho biết, theo phê duyệt năm 2021 và 2022, trên địa bàn xã có 34 hộ dân đăng ký được hỗ trợ theo Nghị quyết 32, hiện mới chỉ giải ngân được 8 nhà.

Năm 2023, có ít hộ dân đăng ký hơn, có 5/6 hộ đã hoàn thành, 1 nhà không đủ điều kiện làm vì không đủ kinh phí.

Theo ông Vinh, chủ trương hỗ trợ kinh phí xây nhà tránh trú bão, lũ là một chính sách hay, cấp thiết của tỉnh, nhưng khi áp dụng vào thực tế vẫn có một số điểm chưa phù hợp. “Đơn cử như việc xây dựng phải thực hiện theo thiết kế của Sở Xây dựng. Với số tiền 10 triệu đồng hỗ trợ từ Nghị quyết 32 thì dân không thể làm theo được”, ông Vinh nói.

Không chỉ ở huyện Đại Lộc mà các địa phương khác trên địa bàn tỉnh cũng gặp tình trạng tương tự. Như tại huyện Thăng Bình, kinh phí năm 2023 phân bổ cho huyện là 1.699 hộ, nhưng hiện chỉ có 235 hộ thực hiện.

Đề nghị làm rõ các tồn tại, hạn chế

Ông Đặng Văn Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết, đến nay huyện đã duyệt 261 hộ nhưng có đến 138 hộ không thực hiện. Việc hỗ trợ gác, phòng trú bão, lũ, lụt cho hộ gia đình cư trú trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng là một chính sách nhân văn, thiết thực giúp người dân có cuộc sống an toàn, ổn định, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn.

Theo đó, trong giai đoạn khảo sát, các hộ nghèo có nhu cầu và đăng ký nhưng triển khai không được vì nguồn hỗ trợ quá thấp do giá cả nhân công, vật liệu tăng cao. Nhiều gia đình đã được phê duyệt danh sách hỗ trợ nhưng không đủ cho việc đối ứng nên xin rút làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chung.

Dân không mặn mà, địa phương than khó, vì sao?
Việc hỗ trợ người dân xây dựng phòng, gác trú bão lũ là chủ trương nhân văn, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn

Ngoài ra, nhiều địa phương chưa thực sự triển khai thực hiện được tiêu chí huy động thêm sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng, đặc biệt là sự đóng góp, chia sẻ của của bản thân hộ gia đình để tăng tính chủ động và trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng gác, phòng trú bão, lũ, lụt đảm bảo chất lượng, quy mô diện tích quy định trong tình hình giá thị trường đối với nhân công, vật liệu đang có nhiều thay đổi như hiện nay.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức rà soát, sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết số 32/2021 ngày 29/9/2021 và số 32/2022 ngày 14/10/2022 của HĐND tỉnh về quy định mức hỗ trợ xây dựng chòi/phòng trú bão, lũ, lụt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, làm rõ tồn tại, hạn chế và xác định nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn trong thời gian đến, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn phân bổ hằng năm. Sau khi rà soát, trường hợp các địa phương không còn nhu cầu hoặc có kiến nghị xây dựng chòi/phòng trú bão, lũ, lụt thì kịp thời tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định; tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 05/12/2023 để xem xét, chỉ đạo.

UBND tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để người dân xác định rõ đây là nguồn hỗ trợ để vận động người dân tham gia xây dựng nơi trú bão, lũ, lụt an toàn nhằm bảo vệ tính mạng trước thiên tai, góp phần ổn định đời sống người dân; trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có vướng mắc phát sinh thì phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành, đơn vị liên quan để giải quyết kịp thời. Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực hợp pháp khác để cùng với ngân sách cấp huyện, ngân sách tỉnh hỗ trợ đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết đã đề ra.

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.

Tin cùng chuyên mục

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị mạo danh, làm giả xuất hiện tràn lan một lần nữa báo động thực trạng giả mạo thương hiệu thông qua nhãn mác, bao bì, thậm chí là giả mạo gạo ST25.
Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Quý I/2024, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, khu vực này tiếp tục trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Nhà đất ở Hà Nội tăng giá theo ngày chỉ là ảo. Thống kê số lượng giao dịch thực tế từ cơ quan chức năng cho thấy không có cơn sốt đất nào cả!
Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Những kỳ nghỉ lễ kéo dài sẽ mang đến những tác động tích cực nhưng đồng thời cũng là những điểm hạn chế. Vậy giải pháp cho những vấn đề này là gì?
Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Sau việc 23 học sinh lớp 4 ở Quảng Trị vừa bị ngộ độc; 1 học sinh ở Nha Trang tử vong mới đây, câu chuyện về an toàn thực phẩm học đường tiếp tục được cảnh báo.
Bóng đá Việt Nam tự nâng tầm hay chìm trong "vũng lầy" kỷ luật?

Bóng đá Việt Nam tự nâng tầm hay chìm trong "vũng lầy" kỷ luật?

Tài năng trẻ Đình Bắc đã gặp phải những thử thách về mặt chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, điều này phản ánh những vấn đề sâu rộng hơn của nền bóng đá Việt Nam
Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra tại các thành phố, địa phương du lịch nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến cư dân bản địa mà còn đến khách du lịch...
Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Những ngày qua cộng đồng người bán hàng trên Shopee "dậy sóng" khi sàn thương mại điện tử này thay đổi chính sách trả hàng/hoàn tiền lên đến 15 ngày.
Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Lừa đảo trên mạng vẫn phức tạp và nguy hiểm hơn khi có xu hướng dịch chuyển "bắt kịp" những nhu cầu cao trong cộng đồng.
Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Với việc tập trung đầu tư vào hạ tầng, cảng biển, sân bay, đường bộ, ông Trần Bá Dương tin rằng, Quảng Nam sẽ trở thành trung tâm logistics trong tương lai.
“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

Từ việc đoàn khách đến Nha Trang du lịch bị tài xế taxi “tráo nhà hàng”, một lần nữa dấy lên vấn nạn “chi hoa hồng”, "chặt chém" vốn tồn tại nhiều năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động