Mua xăng dầu qua sàn giao dịch hàng hoá

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và hạn chế tối đa rủi ro về giá

Theo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, việc mua xăng dầu qua sàn giao dịch hàng hoá sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm về giá và đảm bảo nguồn cung.
Bộ Công Thương sẽ kiến nghị phương án bỏ hay giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và thương nhân nhận quyền: Cùng nhau tiến xa hơn

Tại Diễn đàn kinh doanh Đa dạng hoá chuỗi cung ứng, phát triển thị trường, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều 26/6, tại Hà Nội, ông Trịnh Quang Khanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 83 ngày 03/9/2014 và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đang được các cơ quan chức năng góp ý xây dựng, cần bổ sung quy định về cho phép doanh nghiệp xăng dầu được mua xăng dầu qua sàn giao dịch của Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam. Giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm về giá và đảm bảo nguồn cung.

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và hạn chế tối đa rủi ro về giá
Mua xăng dầu qua sàn giao dịch là xu hướng của thế giới (Ảnh minh hoạ)

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), báo cáo mới nhất của Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) cho thấy, tỷ trọng của nhóm sản xuất và kinh doanh xăng dầu chiếm khoảng 60% quy mô toàn thị trường dầu kỳ hạn. Báo Tài chính Barron’s của Mỹ cho hay, các nhà sản xuất dầu của Mỹ thường sẽ bảo hiểm 40-50% sản lượng khai thác dự kiến cho ít nhất 12-15 tháng sau đó. Điều này giúp các doanh nghiệp luôn bảo đảm lợi nhuận trong nhiều kịch bản khác nhau của giá dầu, góp phần giúp thị trường xăng dầu tại Mỹ luôn được điều tiết ổn định và hiệu quả.

Hiện nay, giá dầu thế giới một lần nữa bật tăng trở lại khi căng thẳng tại khu vực Trung Đông đang có dấu hiệu leo thang. Theo số liệu từ MXV, giá dầu biến động mạnh trong 5 tháng đầu năm khiến dầu thô WTI là mặt hàng có khối lượng giao dịch đứng thứ hai tại Việt Nam, chiếm 12,35% tổng khối lượng giao dịch. Đứng thứ tư là dầu WTI micro, chiếm 10,44% tổng khối lượng giao dịch.

Trước những diễn biến thực tế của thị trường quốc tế, từ tính tất yếu của xu hướng giao dịch trong tương lai, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã kiến nghị bổ sung vào Dự thảo Nghị định mới của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP theo hướng thương nhân kinh doanh xăng dầu được quyền áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh thông qua Sở Giao dịch hàng hóa ở Việt Nam để bảo hiểm giá khi tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Cụ thể, sử dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh sẽ phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước. Theo MXV, trên thế giới, việc sử dụng công cụ, nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro cho giá hàng hóa đã diễn ra từ rất lâu và sôi động tại hầu hết các quốc gia phát triển. Sự kiện giá dầu biến động thời điểm đầu tháng 12/2021 là một trong số những minh chứng thực tế cho điều này. Thời điểm đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm giá bằng các Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, Hợp đồng quyền chọn ở vùng giá 65 - 70 USD/thùng, nhờ đó tiết kiệm được 40-50% chi phí giá vốn so với việc không thực hiện bảo hiểm giá.

Trong thời gian tới, giá xăng dầu thế giới được dự báo sẽ biến động bất ngờ theo cả hai chiều tăng và giảm do chịu tác động từ bất ổn địa chính trị gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ gián đoạn nguồn cung xăng dầu. Điều này càng khiến cho công tác dự báo, kiểm soát giá và phòng vệ rủi ro về giá nhằm ổn định thị trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chủ động bảo hiểm giá xăng dầu thông qua việc sử dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh giúp hạn chế những khó khăn, thua lỗ cho các thương nhân, góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trước những biến động bất thường.

Bên cạnh đó, việc có các công cụ bảo hiểm giá sẽ đảm bảo và duy trì vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành kinh doanh có điều kiện thông qua các công cụ thị trường.

Cụ thể, Mục 3, Chương II, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 từ Điều 63 đến Điều 73 về Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa đã quy định về các công cụ phái sinh được giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (bao gồm Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng quyền chọn), quyền sử dụng công cụ, nghiệp vụ phái sinh của các thương nhân kinh doanh xăng dầu đã được luật hóa vào các văn bản dưới Luật; khẳng định quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời duy trì sự quản lý, điều tiết thị trường của nhà nước đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện này.

Theo MXV, với mục tiêu thực hiện cơ chế thị trường đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, Nhà nước điều tiết hợp lý thông qua các công cụ thị trường (thuế, phí, các quỹ…), theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khóa X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, quyền áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh thông qua Sở Giao dịch hàng hóa nên được đưa vào Dự thảo bởi sự phù hợp với quan điểm xây dựng pháp luật. Đồng thời, dưới sự quản lý, điều tiết thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là Bộ Công Thương, việc chủ động lựa chọn sử dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm giá giúp hỗ trợ việc kinh doanh, mang lại hiệu quả và lợi ích kinh tế cao nhất cho các thương nhân kinh doanh xăng dầu.

Việc Dự thảo kế thừa quy định của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ghi nhận quyền của thương nhân kinh doanh xăng dầu trong việc áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh thông qua Sở Giao dịch hàng hóa ở Việt Nam để bảo hiểm giá có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa là cơ sở để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này an tâm kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, vừa bảo đảm duy trì sự quản lý, điều tiết hợp lý, hiệu quả của Nhà nước thông qua các công cụ thị trường.

Chuyên gia Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả - Bộ Tài chính khẳng định: “Bảo hiểm giá gần như là nghiệp vụ bắt buộc đối với các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế. Chúng ta cần học hỏi những công cụ mà thế giới đã áp dụng thành công hàng chục năm qua. Doanh nghiệp nào bắt kịp xu hướng của thế giới càng nhanh, sẽ càng tạo ra sự khác biệt và bứt phá mạnh mẽ”.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Slovakia cho biết, họ tiếp tục nhận khí đốt từ Nga trong bối cảnh có thông tin cho rằng nguồn cung khí đốt cho Áo bị cắt.
Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

PC Lào Cai:

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) triển khai giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương những tháng cuối năm 2024.
Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành 2 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV trên địa bàn.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động.
Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Theo Ban Quản lý dự án Điện 2 (EVNPMB2), các dự án thành phần tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch vẫn còn một số vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’ với các hoạt động phong phú, thiết thực để tri ân chân thành, sâu sắc đến khách hàng sử dụng điện.
Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Để cung cấp điện năm 2025, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng phụ tải.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Theo bài viết trên csis.org, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đang định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu, tuy nhiên giá dầu thế giới được cho vẫn bình ổn.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.
PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk tăng cường các công tác phát quang hành lang tuyến, tuyên truyền an toàn điện, đặc biệt là các khu vực có diện tích rừng trồng, rừng nguyên sinh lớn.
Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân về triển khai đầu tư dự án Trạm biến áp 110 kV Sân bay Cam Ranh và đấu nối.
Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh và đoàn công tác làm việc với PC Bình Định về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo, Trường Đại học Điện lực giới thiệu Dự án đào tạo về Điện gió tại Việt Nam.
Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Trong tháng 10/2024, sản lượng điện của Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã đạt gần 2,9 tỷ kWh, tương đương 109,1% kế hoạch.
Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Công ty Thủy điện Hòa Bình chính thức công bố đã đạt mốc sản lượng 280 tỷ kWh điện kể từ khi đưa tổ máy số 1 vào hoạt động vào năm 1988.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Trong tháng 10 năm 2024, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhân dân Thành phố.
Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề cấp bách. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để gấp rút sửa đổi Luật Điện lực trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động