Thứ ba 26/11/2024 18:22

Đảm bảo nguồn cung và điều hành giá xăng dầu phù hợp với tình hình thực tế

Trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, diễn ra tối ngày 3/3/2022 liên quan đến nguồn cung và phương thức điều hành giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, xăng dầu là mặt hàng hết sức quan trọng, hết sức thiết yếu, nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đời sống của người dân. Giá xăng dầu cũng có ảnh hưởng đến chỉ số tiêu dùng CPI, qua đó ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Thời gian qua, thị trường xăng dầu có biến động rất lớn do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Về phía Bộ Công Thương, căn cứ tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có chỉ đạo về đảm bảo nguồn cung xăng dầu; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý tình trạng đầu cơ, trục lợi…trong hoạt động kinh doanh xăng dầu cũng như thực hiện công tác điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định.

Trước hết, về nguồn cung, hiện nay, nguồn cung xăng dầu từ sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 70% - 75%, (có những thời điểm lên đến 80%). Nguồn cung chủ yếu từ 2 nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn chiếm 35%-40% thị phần và nhà máy lọc hoá dầu Bình Sơn chiếm khoảng 35% thị phần.

Theo báo cáo của nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn, do khó khăn về tài chính và một số nguyên nhân nội tại của nhà máy nên từ đầu tháng 1/2022, nhà máy đã giảm công suất xuống 90%, rồi 80% và hiện nay đang chạy ở mức 55% -60% công suất. Điều này đã ảnh hưởng đến việc giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước theo cam kết, hợp đồng đã ký kết.

Theo đó, việc giao hàng cho các đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước trong tháng 2 đã bị giảm 43% so với kế hoạch bình quân giao hàng (kế hoạch là 680 nghìn m3, thực tế chỉ giao 390 nghìn m3). Dự kiến trong tháng 3 theo kế hoạch là giao 680 nghìn m3 nhưng chỉ giao được 540 nghìn m3, giảm 20%.

Để bù cho sự thiếu hụt này, Bộ Công Thương đã chỉ đạo nhà máy lọc hoá dầu Bình Sơn tăng công suất trong khả năng cho phép từ 100 % lên 103 % và từ 7/2/2022 nâng công suất lên 105%. Tuy nhiên mức tăng 5% của Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn tương đương với 28.000 m3, chưa đủ bù đắp nguồn cung do nhà máy Nghi Sơn giảm công suất nên đã dẫn đến tình trạng khai hiếm xăng dầu cục bộ như ở môt số tỉnh biên giới phía Nam, cá biệt có một số cửa hàng ở Tp. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, toàn bộ khu vực miền Bắc và miền Trung, nguồn cung vẫn được đảm bảo, không xảy ra tình trạng khan hiếm xăng dầu. Và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu nhà nước như Petrolimex, Xăng dầu quân đội, Pvoil… đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung xăng dầu, không những trong hệ thống phân phối của mình mà còn tăng cường nhập khẩu để bù đắp nguồn thiếu hụt của các đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu khác.

Ngay từ đầu tháng 1/2022, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối tăng cường nhập khẩu bù đắp sự thiếu hụt do việc giảm công suất sản xuất tại nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn. Cùng với lượng xăng dầu dự trữ, thì nguồn cung trong tháng 2/2022 đã được đảm bảo và Bộ Công Thương đã có những giải pháp, chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối cố gắng đảm bảo xăng dầu đến hết tháng 3/2022. Hiện, nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn cho biết, sẽ phục hồi 100% công suất sản xuất từ tháng 4/2022.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, ngày 24/2/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-BCT giao bổ sung hạn mức xăng dầu nhập khẩu cho 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa kể từ Quý II/2022, kể cả trong trường hợp nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn không thể phục hồi sản xuất.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại buổi họp báo Chính phủ

Đối với câu hỏi, trong thời gian tới, liệu chúng ta có đảm bảo được 100% nguồn cung xăng dầu hay không? Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ, việc xung đột giữa Nga và Ukraine đã ảnh hưởng toàn diện, sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu cũng như nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng thiết yếu (như xăng dầu, sắt thép, phân bón…) ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, mặc dù thị trường xăng dầu thế giới còn tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường nhưng Bộ Công Thương sẽ cố gắng, nỗ lực ở mức cao nhất, phối hợp với các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Về giá xăng dầu hiện nay tăng rất mạnh, ngày hôm qua, giá dầu thô tăng 10USD/thùng và hôm nay cũng tăng ở mức cao so với bình thường. Câu hỏi phóng viên đặt ra là có điều chỉnh giá xăng dầu sớm hơn bình thường không?

Về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, hiện công tác điều hành giá xăng dầu đang được thực hiện theo đúng quy định. Trước đây, theo Nghị định 83, giá xăng dầu được điều chỉnh 15 ngày/1 lần và hiện nay thực hiện 3 lần/tháng (10 ngày một lần) theo Nghị định 95 của Chính phủ (có hiệu lực từ 2/1/2022).

Đặc biệt trong Nghị định 95 có quy định, trường hợp giá xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hướng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân thì liên Bộ Công Thương, Tài Chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định có điều chỉnh hay không và điều chỉnh ở mức độ nào?.

Vừa qua, do tình hình biến động của mặt hàng xăng dầu trên thế giới, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo, 2 ngày một lần, Tổ điều hành xăng dầu liên Bộ Công Thương – Tài Chính rà soát về tình hình biến động của giá xăng dầu, để nếu cần thiết sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc có điều chỉnh giá xăng dầu sớm hơn so với quy định tại Nghị định 95 hay không.

Nỗ lực đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống

Bộ Công Thương cũng đã kiến nghị với các cơ quan liên quan để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu như: Kiến nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện về thủ tục và tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để kịp thời nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức được Bộ Công Thương phân giao bổ sung; Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo điều kiện về thủ tục nhập khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối nhập khẩu theo hạn mức đã được Bộ Công Thương phân giao…

Thứ trưởng cũng ghi nhận, đánh giá cao các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong việc chủ động, tích cực nhập khẩu nguồn xăng dầu để bù đắp sự thiếu hụt từ nguồn cung sản xuất trong nước, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tiếp tục chia sẻ với các doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm nguồn đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và người dân, đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 và những biến động của thị trường thế giới.

Thứ trưởng cũng khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ trục lợi và các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

Đ.Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Dầu Nga bất ngờ 'gặp khó' tại Ấn Độ

AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người