Đảm bảo minh bạch, công bằng khi chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip
Doanh nghiệp vì Người tiêu dùng 03/12/2021 16:03 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip: Mục tiêu của ngành ngân hàng năm mới |
Mới đây, CHT và NAPAS đã phối hợp ban hành Quy định chuyển đổi trách nhiệm rủi ro đối với giao dịch giả mạo (Quy định chuyển đổi trách nhiệm).
Quy định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 nhằm bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng, tổ chức tài chính đã thực hiện nâng cấp và chuyển đổi đáp ứng Bộ tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) về thẻ chip nội địa đồng thời thúc đẩy chuyển đổi thẻ/thiết bị chấp nhận thẻ.
Thẻ từ với công nghệ bảo mật thấp, dễ bị kẻ gian giả mạo, lấy cắp thông tin để thực hiện các giao dịch gian lận giả mạo; việc không đồng bộ chuyển đổi thẻ chip và nâng cấp thiết bị chấp nhận thẻ chip có thể dẫn đến việc các giao dịch thanh toán được thực hiện bằng thẻ từ và phát sinh rủi ro của các giao dịch thẻ giả mạo.
Về nguyên tắc, Tổ chức phát hành thẻ (TCPHT) khi cấp phép thực hiện giao dịch sẽ chịu mọi trách nhiệm trong trường hợp phát sinh rủi ro của các giao dịch thẻ giả mạo. Chuyển đổi trách nhiệm là việc khi phát sinh giao dịch giả mạo liên quan đến thẻ, TCPHT chuyển rủi ro sang Tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT) trong trường hợp TCTTT chưa thực hiện nâng cấp, chuyển đổi các thiết bị chấp nhận thẻ chip.
![]() |
Theo số liệu từ các ngân hàng, tính đến hết quý III/2021, trên toàn thị trường, tỷ lệ chuyển đổi của thẻ chip nội địa đạt khoảng 25% |
Căn cứ tình hình thực tế nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của thiết bị chấp nhận thẻ (ATM/POS) và chuyển đổi thẻ chip nội địa trên thị trường cũng như thông lệ quốc tế và các nước trong khu vực ASEAN, Chi hội thẻ và NAPAS ban hành Quy định chuyển đổi trách nhiệm nhằm quy định nguyên tắc chung về trách nhiệm đối với tổn thất phát sinh của giao dịch thẻ giả mạo thuộc về TCPHT, TCTTT chưa thực hiện chuyển đổi hoặc xử lý giao dịch không tuân theo Bộ TCCS về thẻ chip nội địa do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Quy định được áp dụng cho tất cả TCPHT, TCTTT và bao gồm cả thẻ chip có giải từ (thẻ lai) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về việc chuyển đổi trách nhiệm.
Theo lộ trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip tại Thông tư 41/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, đến thời hạn 31/12/2021, 100% thiết bị chấp nhận thẻ (ATM/POS) đang hoạt động tại Việt Nam và 100% thẻ thanh toán đang lưu hành phải tuân thủ Bộ TCCS về thẻ chip nội địa do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Theo số liệu từ các ngân hàng, tính đến hết quý III/2021, trên toàn thị trường, tỷ lệ chuyển đổi của thẻ chip nội địa đạt khoảng 25% và tỷ lệ chuyển đổi thiết bị chấp nhận thẻ chip (ATM/POS) đạt khoảng 90%. Do đó, quy định chuyển đổi trách nhiệm kịp thời được ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các ngân hàng, các tổ chức tài chính đã thực hiện chuyển đổi đáp ứng Bộ TCCS về thẻ chip nội địa, đồng thời, thúc đẩy quá trình chuyển đổi của các ngân hàng diễn ra nhanh hơn.
Ông Nguyễn Đăng Hùng - Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh NAPAS - cho biết: “Trên cơ sở đồng thuận của các ngân hàng và tổ chức thành viên, Chi hội thẻ và NAPAS đã ban hành Bộ quy định chuyển đổi trách nhiệm nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và thúc đẩy quá trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip theo quy định tại Thông tư 41 của Ngân hàng Nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng sử dụng thẻ. Với vai trò là đơn vị chuyển mạch, NAPAS có trách nhiệm vận hành hệ thống chuyển mạch hoạt động liên tục, thông suốt và phát triển hạ tầng thanh toán thẻ đa dịch vụ, đồng bộ và an toàn”.
Hiện tại, 43 TCTV đã sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật chấp nhận và phát hành thẻ tuân thủ Bộ TCCS về thẻ chip nội địa do Ngân hàng Nhà nước ban hành, trong đó 7 ngân hàng đầu tiên đã hoàn thành 100% công tác chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là MB, LienVietPostBank, VietBank, Standard Chartered, Hongleongbank, IBK Hồ Chí Minh, IBK Hà Nội.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

PC Đắk Lắk: Hoàn thành tốt công tác quản lý cáp viễn thông năm 2022

Tổng Lãnh sự quán New Zealand thăm và làm việc tại WinMart

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ đồ ăn nhẹ

Điện lực Kim Bảng đảm bảo ổn định hệ thống lưới điện trước các diễn biến bất thường của thời tiết

Phụ nữ mang thai có được ăn mì ăn liền?
Tin cùng chuyên mục

Bộ tiêu chí Văn hoá kinh doanh Việt Nam gồm các nội dung nào?

Hội nghị triển khai tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam khu vực Đông Bắc

Hệ thống siêu thị Co.opmart nói không với rau củ VietGAP “dỏm”

Khám phá 10 dấu ấn của cao tốc Vân Đồn - Móng Cái

Vedan Việt Nam hưởng ứng “Ngày cuối tuần phòng, chống sốt xuất huyết”

Bí quyết chọn bộ cửa nhôm hiện đại cho các gia đình

Tập đoàn Sơn Hà vào Top 10 thương hiệu xuất sắc châu Á 2022

Central Retail Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu các mô hình kinh tế tuần hoàn

Phát động chiến dịch “Tương lai xanh” đối với ngành hàng chăm sóc gia đình

Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam

Công bố 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam

Nestlé MILO đồng hành cùng ‘Nói không với ống hút nhựa dùng một lần’

Vissan đưa hàng tươi sống lên Tiki Ngon

Saigon Co.op ứng dụng giải pháp công nghệ mới tăng trải nghiệm khách hàng

Diageo Việt Nam lan tỏa thông điệp sống qua chiến dịch uống có trách nhiệm

Bia Việt đồng hành cùng người Việt về nhà ăn Tết

Á Châu bắt tay đơn vị chống hàng giả phát hành tem chống mũ bảo hiểm rởm

C.P. Việt Nam đồng hành cùng FoodBank WareHouse và dự án “Bếp yêu thương”

C.P. Việt Nam nhận bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phòng chống dịch Covid-19
