Đảm bảo an toàn lao động khi nới trần làm thêm giờ

Nới trần giờ làm thêm là giải pháp trước mắt giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo chế độ, quyền lợi và an toàn cho người lao động.

Giải pháp tạm thời

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Theo nghị quyết, số giờ làm thêm trong 1 năm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ; số giờ làm thêm trong 1 tháng trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ.

Đảm bảo an toàn lao động khi nới trần làm thêm giờ
Tăng giờ làm thêm phải có sự chấp thuận của người lao động

Trừ các trường hợp: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi...

Theo ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - qua khảo sát có những doanh nghiệp tới 20% thậm chí 70% số lao động mắc Covid-19 dẫn đến thiếu hụt lao động cục bộ trong thời điểm 1 tuần hoặc nửa tháng. Trước thực tế này, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp lớn, công ty có ý kiến, giải pháp hỗ trợ. Nới trần giờ làm thêm lên 60 giờ/tháng cũng là một giải pháp giúp doanh nghiệp đáp ứng được những đơn hàng trong thời điểm như hiện nay.

Qua khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian qua, dịch Covid-19 đã khiến doanh nghiệp dệt may, da giày giảm 30 - 50% lao động trong khi vẫn cần bảo đảm đơn hàng. Nếu không có chính sách để doanh nghiệp phục hồi thì dễ dẫn đến nguy cơ làm chậm đà phát triển kinh tế, kém hấp dẫn trong thu hút đầu tư và có thể doanh nghiệp chuyển dịch đầu tư sang nước khác có cơ chế tốt hơn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lẫn người lao động cũng mong muốn được thỏa thuận làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, bù cho khoảng thời gian ngừng việc, với nhu cầu làm thêm hơn 40 giờ/tháng và từ hơn 200 - 300 giờ/năm, không bị giới hạn ở một số ngành nghề, công việc.

Về phía người lao động, theo ông Thắng, qua khảo sát, đa số đồng tình và muốn tăng giờ làm thêm. Vì thời gian qua, doanh nghiệp ngừng làm việc thì người lao động cũng ngừng việc, thậm chí nhiều người phải về quê.

An toàn lao động được đặt lên hàng đầu

Việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về nới trần làm thêm giờ được dư luận đồng tình và nhận định là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, hậu Covid-19 khiến sức khoẻ người lao động giảm sút, xuất hiện tình trạng mất ngủ, mất tập trung…

Vì vậy, việc nới trần làm thêm giờ chỉ là giải pháp tình thế, trong thời gian ngắn. Khi doanh nghiệp ổn định trở lại thì quay lại quy định theo Bộ luật Lao động. Bởi mục tiêu lâu dài vẫn là phải ứng dụng khoa học - công nghệ, tăng năng suất, tăng lương, giảm giờ làm.

Lãnh đạo Cục An toàn lao động cũng lưu ý, đây là trần giờ làm thêm, không bắt buộc và phải có sự chấp thuận của người lao động thì chủ sử dụng lao động mới được sử dụng.

Để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, về lâu dài cần có những nghiên cứu tổng thể để quy định làm thêm giờ phù hợp với thể chất của người lao động; đảm bảo chế độ tiền lương giờ làm thêm cho người lao động; tổ chức sản xuất, giám sát thanh tra kiểm tra, khám sức khoẻ hậu Covid-19 cho người lao động… Có như vậy vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao thu nhập và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Kiên - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết, trong bối cảnh phục hồi kinh tế, câu chuyện đảm bảo việc làm cho người lao động rất cấp bách. Nới trần làm thêm giờ chỉ là giải pháp tình thế. Hết năm nay, sẽ quay trở lại theo quy định của Bộ luật Lao động kèm với đó là giải pháp đảm bảo quyền lợi, chế độ của người lao động trong làm thêm giờ.

Giới chuyên gia cho rằng, để tránh tình trạng doanh nghiệp lách luật, ép người lao động làm thêm quá nhiều, cơ quan chức năng và tổ chức đại diện cho người lao động cần thường xuyên đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát.

Đại diện tiếng nói của người lao động, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - cho hay: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xác định có vai trò rất lớn, có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn, đặc biệt là công đoàn cơ sở trong việc giám sát thực hiện quy định mới.

Xác định sức khỏe người lao động là yếu tố quan trọng để duy trì sản xuất ổn định trong bối cảnh thiếu hụt lao động cục bộ vì Covid-19, theo ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Catalan: Đặc thù dây truyền sản xuất gạch với lò nung nhiệt độ cao là không thể khởi động xong lại dừng, nên luôn cần có công nhân lao động để duy trì sản xuất. Do đó, chăm sóc sức khỏe cho người lao động luôn được doanh nghiệp quan tâm đặc biệt.

Dự kiến, nới trần giờ làm thêm chỉ áp dụng đến ngày 30/12/2022, đi kèm với đó là nhiều biện pháp bảo vệ, chăm lo sức khoẻ của người lao động.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Ngày 22/12, Bộ Y tế đã có thông tin chính thức về sự cố sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa tại Hàn Quốc.
Bộ Y tế thông tin mới nhất về

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bộ Y tế đã trình Chính phủ đề án, trong đó đề xuất cơ chế đặc thù để sớm đưa Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 vào hoạt động năm 2025.
Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021, bệnh lý tim mạch (bao gồm thiếu máu cơ tim và đột quỵ) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới.
Dòng sữa thanh trùng ít đường mới của Mộc Châu Milk được người tiêu dùng yêu thích

Dòng sữa thanh trùng ít đường mới của Mộc Châu Milk được người tiêu dùng yêu thích

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) vừa ra mắt hai sản phẩm mới gồm sữa thanh trùng ít đường và sữa chua ít đường.
Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Với mục tiêu chia sẻ giải pháp sáng tạo trong quản lý sức khỏe hô hấp, GSK tổ chức Hội nghị RespiVerse lần thứ ba vào giữa tháng 12 tại Bangkok, Thái Lan.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

Sáng 19/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cafe ở Hà Nội và yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương.
400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

Ngày 14/12/2024, chương trình “Khám sàng lọc bệnh Hô hấp và Ung thư phổi” năm 2024 đã khám miễn phí cho khoảng 400 người dân tại Hưng Yên.
80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố.
Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bắt đầu từ tháng 1/2025, Bệnh viện FV triển khai chương trình trả góp viện phí và cho người bệnh không có bảo hiểm sức khỏe.
Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến dịch bệnh, khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp với căn bệnh lạ.
Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Nghiên cứu mới nhất từ AstraZeneca cho thấy nhiều dữ liệu quan trọng trong lĩnh vực điều trị ung thư phổi, ung thư vú và ung thư tiêu hóa tại châu Á.
Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Dược phẩm Thái Minh vừa chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu và bao bì mới cho các sản phẩm, thể hiện cam kết “Tiên phong khoa học, chăm sóc trọn đời”.
Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga Hải Phòng đã thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe nhãn khoa.
Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trong y tế, giúp tầm soát các bệnh lý dễ dàng hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Theo khảo sát được thực hiện tại 28 tỉnh, thành phố cho thấy, Cần Thơ là địa phương có tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành cao nhất.
Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Chủ cơ sở bánh mì - xôi Cô Ba (Vũng Tàu) ngoài bị phạt tiền phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc.
Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Chiều 3/12, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Toạ đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?” để tìm ra giải pháp ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết.
Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Mới đây, Bộ Công Thương vừa có văn bản về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.
Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thương hiệu sữa Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi…đã được vinh danh trong “Top 100 doanh nghiệp bền vững - CSI 2024”
Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Với Gen Z, dù đêm trước phải cày deadline thiếu ngủ thế nào thì sáng hôm sau vẫn phải thật xinh tươi để bắt đầu ngày mới dịp cuối năm này.
Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Qua xét nghiệm, các mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mì, xôi C.B (phường 7, TP. Vũng Tàu) có nhiễm vi khuẩn Salmonella và E.coli.
Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Nhiều bạn trẻ làm nghề tự do vừa tìm cách thanh lọc, làm mát cơ thể khỏi nóng trong người, vừa “vắt chân lên cổ” chạy đua cày việc thời điểm cuối năm.
Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Một bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì C.B trên đường Nguyễn An Ninh, phường 7, TP. Vũng Tàu đã tử vong.
Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành ca ghép tim xuyên Việt, thời gian hơn 4 tiếng từ Hà Nội về Huế. Đây là một kỷ lục thời gian được đội ngũ y bác sĩ thực hiện.
Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, tổ chức tăng cường đầu tư, phân bổ ngân sách cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động