Đảm bảo an toàn hồ thủy điện: Nhìn từ kinh nghiệm các đập, hồ thủy điện phía Bắc ứng phó bão Yagi

Theo đại diện các nhà máy thủy điện, trong mưa bão, các đơn vị phải tuân thủ nghiêm các chỉ đạo vận hành, điều tiết hồ chứa; quy định vận hành liên hồ chứa.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Hội nghị đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện miền Trung – Tây Nguyên Những nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo an toàn đập, hồ thủy điện miền Trung – Tây Nguyên mùa mưa bão

Tuân thủ nghiêm các chỉ đạo vận hành, điều tiết hồ chứa; các quy định về quản lý và vận hành liên hồ, đơn hồ

Tại Hội nghị tăng cường công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức đang diễn ra tại TP. Đà Nẵng, đại diện nhiều thủy điện lớn khu vực phía Bắc đã đưa ra các bài học kinh nghiệm từ việc ứng phó chủ động, hiệu quả với thiên tai trong thời gian qua, đặc biệt là sau cơn bão số 3 (bão Yagi).

Trong đó, nổi bật, đại diện các thủy điện đều khẳng định để đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ thủy điện trong mùa mưa bão các đơn vị cần tuân thủ nghiêm, đúng các chỉ đạo vận hành, điều tiết hồ chứa; các quy định, quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ khi có mưa bão.

Đảm bảo an toàn hồ thủy điện: Nhìn từ kinh nghiệm các đập, hồ thủy điện phía Bắc ứng phó bão Yagi
Ông Lưu Khánh Toàn – Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La

Ông Lưu Khánh Toàn – Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La cho biết công ty luôn thực hiện đúng các quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng như Quy trình vận hành đơn hồ chứa thủy điện Sơn La, Lai Châu được Bộ Công Thương phê duyệt. Bên cạnh đó, lắp đặt vận hành trạm đo mưa tự động, trạm thủy văn để theo dõi sát sao dòng chảy từ thượng lưu sông Đà; lắp camera giám sát xả nước và truyền tín hiệu về các cơ quan quản lý nhà nước; lắp đặt vận hành các hệ thống cảnh báo hạ du; tăng cường quan trắc công trình… “Với việc chủ động nêu trên nên trong mùa mưa lũ vừa qua, đặc biệt cơn bão số 3 Công ty Thủy điện Sơn La đã thực hiện tốt công tác quản lý vận hành và phòng chống thiên tai”.

Đảm bảo an toàn hồ thủy điện: Nhìn từ kinh nghiệm các đập, hồ thủy điện phía Bắc ứng phó bão Yagi
Ông Phạm Văn Vương – Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình

Tương tự, ông Phạm Văn Vương – Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình thông tin, qua công tác điều tiết hồ chứa trong mùa lũ năm nay và đặc biệt là ứng phó với cơn bão số 3, công ty nhận thấy để thực hiện tốt công tác chống lũ cần thực hiện tốt công tác phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc theo dõi, thông tin và vận hành công trình trong mưa bão. Ông Phạm Văn Vương nhấn mạnh: “Tuyệt đối tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa (đối với thủy điện Hòa Bình là quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019), các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Chính quyền địa phương. Chấp hành nghiêm các lệnh điều tiết hồ của Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai”.

Đặc biệt, bài học từ việc phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, có hiệu quả từ cấp Trung ương đến công trình thủy điện tại công trình thủy điện Thác Bà trong đợt mưa lũ của cơn bão số 3 vừa qua là minh chứng rõ nét về vai trò và tầm quan trọng trong tuân thủ các quy định vận hành, điều tiết hồ thủy điện trong mưa lũ.

Đảm bảo an toàn hồ thủy điện: Nhìn từ kinh nghiệm các đập, hồ thủy điện phía Bắc ứng phó bão Yagi
Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Thác Bà

Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Thác Bà cho biết, ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 3 đã gây mưa lũ trên diện rộng thuộc lưu vực Sông Chảy – Hồ Thác Bà. Đỉnh lũ lên tới trên 5.620 m3/s, vượt trên thiết kế của công trình (5.100 m3/s), đe dọa đến an toàn của công trình Thủy điện Thác Bà, đến tính mạng, tài sản của nhân dân vùng hạ du trên diện rộng, địa bàn bao gồm nhiều tỉnh thành. Nhờ có dung tích hồ lớn, với lưu lượng nước về thượng nguồn hồ Thác Bà trên 4000 m3/s và đặc biệt đỉnh lũ 5620 m3/s đã được hồ thủy điện Thác Bà ngăn lại để điều tiết và công trình thủy điện Thác Bà chỉ phải xả xuống hạ du với lưu lượng 3200 m3/s. “Nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ và các cơ quan ban ngành của Trung ương; sự chỉ đạo, phối hợp kịp thời của chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Yên Bái và các tỉnh lân cận, của lực lượng vũ trang nhân dân, cùng với ý chí kiên cường, kinh nghiệm và sự linh hoạt của tập thể Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà, công trình thủy điện Thác Bà đã thực hiện điều tiết thành công cơn lũ lịch sử, đảm bảo an toàn công trình, góp phần giảm bớt thiệt hại do mưa lũ gây ra cho vùng hạ du cũng như công trình, nhà máy, hồ chứa Thủy điện Thác Bà”, ông Nguyễn Mạnh Cường nói.

Đảm bảo an toàn hồ thủy điện: Nhìn từ kinh nghiệm các đập, hồ thủy điện phía Bắc ứng phó bão Yagi
Hội nghị ''Tăng cường công tác phòng chống thiên tai và đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2024'' đúc rút kinh nghiệm để đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện miền Trung - Tây Nguyên mùa mưa bão năm 2024

Đề xuất nghiên cứu điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa theo hướng linh hoạt

Từ kinh nghiệm vận hành thực tiễn, để chủ động hơn nữa trong công tác phòng chống thiên tai và vận hành hồ chứa hiệu quả, đại diện một số thủy điện đề xuất Bộ Công Thương nghiên cứu, xem xét điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa theo hướng linh hoạt.

Theo đại diện Công ty Thủy điện Hòa Bình, trong những năm gần đây tình hình thủy văn diễn biến bất thường có năm lũ xuất hiện sớm, có năm lũ xuất hiện muộn, có năm không xuất hiện lũ. Tuy nhiên, quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng quy định mực nước hồ để cố định theo từng thời kỳ lũ, dẫn đến vận hành có nhiều bất cập (phải vận hành mở cửa xả quả tràn để đưa dần mực nước hồ về mức quy định trong khi lưu lượng nước về hồ thời gian thực chỉ tương đương lưu lượng nước phát điện qua 8 tổ máy), đến cuối mùa lũ rất khó khăn tích đầy nước hồ nếu không tiết giảm công suất phát điện. “Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng nước cho phát điện và ảnh hưởng đến việc chuẩn bị nguồn nước phục vụ tưới cho nông nghiệp vào mùa khô, nhất là vụ Đông Xuân. Vì vậy, việc nghiên cứu vận hành các hồ linh hoạt theo thời gian thực là hết sức cần thiết để khai thác tối ưu nguồn nước”, ông Phạm Văn Vương phân tích.

Đồng quan điểm, ông Lưu Khánh Toàn – Công ty Thủy điện Sơn La cũng đề xuất tiếp tục xem xét điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa theo hướng linh hoạt dựa trên bản tin dự báo khí tượng thủy văn để sử dụng tối ưu nguồn nước.

Theo ông Trịnh Văn Thuận – Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương cho biết, hiện đề xuất về điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa theo hướng linh hoạt đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và trình lãnh đạo Chính phủ xem xét trong thời gian tới.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa trong quý I/2025 và định hướng trong thời gian tới.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ định bí thư, phó bí thư và nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập, bảo đảm tính ổn định, thống nhất và hiệu quả tổ chức bộ máy.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình mở ra không gian văn hóa - kinh tế liên vùng, khơi dậy bản sắc, tạo nền tảng phát triển bền vững từ lòng dân.
Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào thống nhất mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD trong những năm tới, với kế hoạch tăng trưởng từ 10-15% trong năm 2025.
Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục để đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục...

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm cải cách, tinh gọn bộ máy, cùng quyết tâm xây dựng hệ thống chính trị hiện đại, linh hoạt.
Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng sẽ mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị, Cục trưởng Cục Trinh sát, Bộ đội Biên phòng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Đảng bộ Báo Công Thương đã nỗ lực, không ngừng đoàn kết, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào thành công chung của ngành Công Thương.
Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa cho biết, từ khâu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất và bán thuốc giả đều trên không gian mạng nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng.
Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Lào cùng bày tỏ quan điểm cần cách thức đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác, trong đó có lĩnh vực thương mại song phương.
Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ rõ, việc sửa Luật Doanh nghiệp lần này với tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines  phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam - Philippines cần đẩy mạnh kết nối, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 10 tỷ USD.
Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu hoàn thiện thủ tục, khởi công đúng hạn hai dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành và Ninh Bình - Hải Phòng.
4 Thiếu tướng, 6 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

4 Thiếu tướng, 6 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812 ngày 24/4 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình nhằm kiến tạo tỉnh Phú Thọ mới theo mô hình đa trung tâm, tích hợp vùng, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.
Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chiều 24/4, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường diễn ra tại Phủ Chủ tịch nước Lào. Chuyến thăm sẽ tạo xung lực, đưa quan hệ hai nước phát triển đột phá.
Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chiều 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Tại buổi tiếp đại sứ một số nước đến trình Quốc thư, sáng 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước.
Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Nhiệm kỳ 2020 -2025, Đảng bộ Báo Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo, đưa Báo phát triển toàn diện, hướng tới trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu.
Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Những điểm mới của Luật 57/2024/QH15 sửa đổi các quy định về quy hoạch, đầu tư, PPP, đấu thầu, tạo hành lang pháp lý minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư.
Mobile VerionPhiên bản di động