Đảm bảo an ninh năng lượng tại Việt Nam: Không thể phụ thuộc vào nguồn điện năng lượng tái tạo

PV

PV

Khủng hoảng năng lượng thế giới thời gian gần đây là một hồi chuông cảnh báo và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc mất cân bằng năng lượng nếu chuyển đổi quá nhanh và thiên về một nguồn điện mới mà không duy trì nguồn điện nền. Để rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tài Sơn – nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1.

Ông có nhận định gì về cuộc khủng hoảng năng lượng, trong đó có điện năng đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới?

Các hệ thống năng lượng toàn cầu đang được kết nối với nhau, do đó khủng hoảng cũng đang được lan truyền trên nhiều quốc gia trên thế giới. Cuộc khủng hoảng đã gây ra những tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp, cản trở sản xuất, làm gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm và chuỗi cung ứng trở nên khó khăn.

Tại Hoa Kỳ, giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay, trước khi nhu cầu cao nhất đi kèm với cái lạnh mùa đông. Với 40% điện năng của Hoa Kỳ hiện được tạo ra từ khí đốt, những mức giá cao hơn chắc chắn sẽ đẩy hóa đơn tiền điện tăng lên.

Đảm bảo an ninh năng lượng tại Việt Nam: Không thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện năng lượng tái tạo
Ông Nguyễn Tài Sơn – nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1

Ở Trung Quốc, ngay cả khi chính phủ thúc đẩy tăng cường năng lượng tái tạo, nền kinh tế công nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch: than đá, khí đốt và dầu mỏ. Và khi các nhà máy của họ bắt đầu hoạt động trở lại sau khi kiểm soát được dịch bệnh đã xảy ra tình trạng không có đủ nhiên liệu, chi phí năng lượng tăng vọt đã trở thành cú sốc lớn nhất đối với nền kinh tế kể từ đầu đại dịch, các dự báo mới nhất nhận định do khủng hoảng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc từ 1,5 – 2,5%.

Khủng hoảng thiếu năng lượng đang diễn ra gay gắt tại châu Âu, Trung Quốc… giá gas, dầu, than đá đã tăng rất nhanh và cao, đây là những nguồn nhiên liệu chính để sản xuất điện ở các nước. Do thiếu nguồn nhiên liệu, nhiều nhà máy điện đã phải giảm công suất và đã có nhà máy phải đóng cửa, dẫn đến các nước đã phải áp dụng cắt điện hoặc tiết giảm điện ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Ngay tại Mỹ, trong năm 2021 cũng xuất hiện hiện tượng cắt điện do cung không đủ cầu cục bộ tại một số nơi, nhưng nguyên nhân lại do cơ cấu nguồn không hợp lý gặp tình trạng biến đổi khí hậu làm thời tiết lạnh cực đoan gây ra (bang Texas)…

Gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng và biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra khó khăn cho sản xuất điện ở các khu vực nói trên.

Theo ông, đâu là những nguyên nhân chính khiến cho các quốc gia này rơi vào khủng hoảng năng lượng?

Từ các số liệu thực tế trong thời gian qua đã phản ánh một thực tế là các nguồn cung không đủ cho nhu cầu và có thể thấy các nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân trước mắt: do dịch COVID 19 ở các nước đã bắt đầu được kiểm soát, nhu cầu năng lượng tăng cao để khôi phục và phát triển sản xuất.

Nguyên nhân sâu xa do nguồn cung năng lượng trên toàn cầu là hữu hạn và phân bố không đều giữa các quốc gia; một số nước có nguồn tài nguyên dồi dào có thể xuất khẩu năng lượng, những nước còn lại sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Khi có yếu tố kinh tế - chính trị can thiệp vào công việc xuất – nhập khẩu tất yếu sẽ dẫn đến thiếu nguồn cung và dẫn đến khủng hoảng thiếu ở một số nước.

Chính sách năng lượng của các quốc gia đang rơi vào khủng hoảng có thể chưa hoàn toàn đúng đắn như vội vã chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời…) với tỷ lệ chưa phù hợp và sự cân đối giữa các thành phần của nguồn điện (nhiệt điện than, khí, thủy điện, điện hạt nhân, gió, mặt trời). Tình hình khủng hoảng hiện nay của các nước châu Âu và Trung Quốc đang cho thấy các nước này đang giảm nguồn năng lượng truyền thống (các nhà máy nhiệt điện than) và tăng nhanh các nguồn năng lượng gió, mặt trời đã dẫn đến hệ thống điện không đáp ứng đủ nhu cầu khi khí hậu không thuận lợi cho năng lượng tái tạo.

Cùng với đó, khi đồng thời nguồn cung và tỷ trọng thành phần các nguồn năng lượng trong một quốc gia có sự mất cân đối thì khủng hoảng năng lượng sẽ càng dễ xảy ra hơn. Phần lớn các nước châu Âu và Trung Quốc phụ thuộc nguồn cung cấp than và khí từ bên ngoài kết hợp nguồn cung hạn chế đã làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

Đảm bảo an ninh năng lượng tại Việt Nam: Không thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện năng lượng tái tạo

Từ cuộc khủng hoảng này ở các quốc gia trên thế giới, theo ông các nhà hoạch định chính sách cần làm gì để “tránh vết xe đổ” từ các quốc gia, nhất là trong quy hoạch điện VIII đang được thẩm định?

Các nhà hoạch định chính sách xần phải đánh giá lại toàn bộ các nguồn cung trước mắt và lâu dài, xác định cơ cấu nguồn hợp lý về chi phí, sau đó tạo ra chính sách khuyến khích khai thác nguồn có chi phí hợp lý, ví dụ bằng chính sách giá mua điện để kích thích hoặc hạn chế đầu tư loại nguồn điện.

Cơ cấu nguồn hợp lý và lựa chọn thời điểm sử dụng loại nguồn mới là điều quan trọng, có thể nói đây là giải pháp tổng hợp liên quan đến khả năng của nguồn cung cấp, độ tin cậy của đối tác và chi phí của hệ thống. Khai thác tối ưu các nguồn năng lượng trong nước hiện có, bao gồm cả chính sách tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

Có ý kiến cho rằng để tránh khủng hoảng năng lượng, đặc biệt lĩnh vực điện, bất cứ quốc gia nào cũng cần phải chủ động nguồn cung?

Chủ động nguồn cung luôn là chiến lược để cung cấp năng lượng cho quốc gia, tuy nhiên đi vào chi tiết cụ thể hiện đang còn nhiều tranh cãi, theo tôi để chủ động nguồn cung, trước hết về mặt tổng quan cần đánh giá lại khả năng các nguồn cung trong và ngoài nước, sau đó là xác định chi phí khai thác tối ưu trong điều kiện đảm bảo an ninh năng lượng đối với từng nguồn và từng loại năng lượng. Việt Nam hiện nay là đất nước nhập khẩu năng lượng do các nguồn năng lượng trong nước không đủ cho nhu cầu, do đó xác định được nguồn cung ổn định là rất quan trọng.

Trong tình hình ở Việt Nam hiện nay, cần có nhận thức lại trong xã hội về các nguồn năng lượng hiện tại, tránh tư tưởng cực đoan khi đánh giá một nguồn năng lượng nào đó như chỉ có điện mặt trời, gió mới tốt, mới văn minh còn các các nguồn khác là không tốt. Mỗi nguồn năng lượng đều có hai mặt của nó, không loại trừ gió hay mặt trời.

Đảm bảo an ninh năng lượng tại Việt Nam: Không thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện năng lượng tái tạo
Phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng nhưng cần tính toán hợp lý cho từng giai đoạn

Vậy theo ông để Việt Nam chủ động nguồn cung thì cần có hướng phát triển nguồn điện nào?

Có thể thấy rằng giai đoạn hiện nay, chúng ta vẫn phải cần thêm các nhà máy nhiệt than là nguồn phát điện rất ổn định với chi phí thấp. Mọi người thường nghĩ trở ngại chính là yếu tố phát thải Carbon, tuy nhiên cũng cần nhìn nhận lại, hiện nay tỷ lệ nhiệt điện than trong hệ thống của Việt Nam đang thấp so với các nước phát triển. Tuy nhiên vẫn cần thận trọng do phụ thuộc vào nguồn cung cấp than ngắn hạn (kinh nghiệm từ một số nhà máy nhiệt điện than của châu Âu và Trung Quốc phải đóng cửa do thiếu than).

Nguồn thủy điện có chi phí và ảnh hưởng môi trường thấp nhưng trữ năng không còn nhiều, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác hết và còn lãng phí, lý do là trong xã hội còn nhiều định kiến vô căn cứ như thủy điện gây lũ lụt, hạn hán. Các định kiến này cần phải có chính sách truyền thông đúng đắn để khắc phục. Có thể thấy ở các nước phát triển hiện nay đều khai thác triệt để nguồn thủy điện, các thủy điện có hồ chứa lớn không những phát huy khai thác điện tốt mà còn là giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước.

Nguồn năng lượng hạt nhân có ưu điểm là nguồn phát điện rất ổn định, tuy nguồn cung là nhập khẩu nhưng thời gian nạp nhiên liệu rất dài cho nên khó bị động trong việc cung cấp nhiên liệu, vấn đề còn lại là nâng cao văn hóa an toàn hạt nhân.

Nhiệt điện khí cũng có ưu điểm là nguồn phát điện ổn định nhưng cũng phụ thuộc vào nguồn cung ngắn hạn từ bên ngoài.

Năng lượng gió và mặt trời nếu sử dụng đúng nghĩa là một nguồn điện thì hiện nay sẽ có chí phí tương đối đắt vì phải bao gồm đầu tư cho nhà máy và hệ thống tích trữ năng lượng, khi đó chí phí cho môi trường cũng rất lớn. Hiện nay năng lượng gió và mặt trời ở Việt Nam đang được khai thác chưa phải là một nguồn điện hoàn chỉnh mà là giải pháp tiết kiệm năng lượng thì đúng hơn. Có nghĩa là phải có nguồn khác để dự phòng cho nó khi vào những giờ không thể phát. Khi đó tỷ trọng các nguồn gió, mặt trời trong hệ thống cần xác định đúng và phụ thuộc vào năng lực thay thế của các nguồn khác, kinh nghiệm của các nước đã xảy ra khủng hoảng nói trên có thấy tỷ lệ của các nguồn NLTT chỉ nên dưới 10% trong giai đoạn hiện nay.

Trân trọng cảm ơn ông!

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Sáng 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hoà Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện mùa nắng
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Ngày 24/4, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đã tới làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản) và trao đổi về việc thực hiện dự án Nhà máy điện sinh khối Bảo Thắng
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Nhiều tháng qua, một doanh nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng than gặp khó trong việc chuyển nhượng dự án, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thì xin lỗi vì chậm tham mưu.
Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.
Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Từ ngày 15-21/4/2024, phụ tải tiếp tục duy trì ở mức cao, riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 13 triệu kWh/ngày so với tuần trước do nắng nóng.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Dịp cao điểm hè 2024, Điện lực Tuyên Quang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền cho nhân dân, khách hàng trên địa bàn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Công nghệ động cơ đốt trong được coi là "chìa khóa" quan trọng mở ra cơ hội giúp ổn định nguồn năng lượng tái tạo và tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero.
EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí cũng như quá trình thương thảo hợp đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới đây đã gửi một số kiến nghị tới Thủ tướng.
Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đạt 56,76% khối lượng

Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đạt 56,76% khối lượng

Tính đến thời điểm này, dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đã đạt tiến độ tổng thể khoảng 56,76% khối lượng.
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

EVNHANOI cho biết, đơn vị đã chuẩn bị các phương án đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ các hoạt động văn hoá thể thao và lễ hội trong dịp nghỉ lễ.
Công ty Điện lực Thanh Hóa chuẩn bị phương án cấp điện phục vụ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5

Công ty Điện lực Thanh Hóa chuẩn bị phương án cấp điện phục vụ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có giải pháp cấp điện hè 2024, trước mắt sẽ đảm bảo điện an toàn, ổn định phục vụ khách hàng trong thời gian nghỉ Lễ ngày 30/4-1/5
Phát động Giải Báo chí toàn quốc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải Báo chí toàn quốc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Sáng 22/4 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng TK&HQ 2024.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG để lấy ý kiến rộng rãi.
Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 và quyết tâm bàn giao dự án vào ngày 30/6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Sáng nay (20/4), tại huyện Mường Tè, Công ty Điện lực Lai Châu tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, cứu nạn, xử lý sự cố lưới điện và an toàn lao động...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động