Đắk Lắk: Nhiều thách thức trong công tác điều độ vận hành lưới điện
Năng lượng 30/10/2020 18:32 Theo dõi Congthuong.vn trên
Mặc dù việc đưa vào vận hành các nguồn NLTT nói chung và điện mặt trời, điện gió nói riêng phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật, tính toán để không gây quá tải lưới điện. Tuy nhiên, với đặc điểm công suất phát hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn năng lượng sơ cấp mang tính bất định, khó dự báo thì công tác vận hành lưới điện hiện nay và trong thời gian sắp đến thực sự là một thách thức rất lớn.
Đối với lưới điện 110kV khu vực tỉnh Đắk Lắk cũng như các tỉnh Tây Nguyên nói chung, do trước đây có rất nhiều Nhà máy Thủy điện đã vận hành nên trong thời gian gần đây, khi các nguồn từ điện mặt trời, điện gió đồng loạt đi vào vận hành thì hầu hết đã mang tải ở mức cao.Trong đó, một số đường dây 110kV liên tỉnh giữa Đắk Lắk- Gia Lai, giữa Đắk Lắk – Đắk Nông một số thời điểm đã vận hành với mức mang tải 100% công suất cho phép. Do đó, khi vận hành đường dây 110kV, đặc biệt là trong trường hợp theo sơ đồ kết dây không cơ bản sẽ gặp một phải trở ngại lớn.
![]() |
Việc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều nguồn năng lượng tái tạo sẽ tạo ra nhiều thách thức trong công tác điều độ vận hành lưới điện |
Theo Công ty Điện lực Đắk Lắk (PC Đắk Lắk) khi phải ngừng vận hành, cắt điện một đường dây bất kỳ trong khu vực thì đơn vị quản lý vận hành phải tính toán lại biểu đồ, huy động công suất toàn bộ các Nhà máy điện trong khu vực để tránh quá tải lưới điện. Việc này đối với các Nhà máy Thủy điện thì thực hiện tương đối thuận lợi nhưng đối với các Nhà máy Điện mặt trời, Điện gió lại rất khó khăn.
Lý giải nguyên nhân trên, PC Đắk Lắk cho rằng do các công trình này hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn năng lượng sơ cấp và không dự báo chính xác trước được. Ngoài ra, do lưới điện thường xuyên vận hành mang tải ở mức cao nên khi xảy ra sự cố trên một phần tử (đường dây, nhà máy điện) thì nguy cơ gây mất ổn định lưới điện, mất điện trên diện rộng là rất lớn.
Đối với lưới điện trung, hạ áp thì việc đưa các nguồn điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) vào vận hành phân tán, rải đều trên tất cả các khu vực và ở mức công suất phù hợp (tương đương với phụ tải) thì rất thuận lợi trong công tác vận hành. Tuy nhiên, khi các dự án ĐMTMN phát triển nhiều, công suất lớn hơn phụ tải tiêu thụ thì các xuất tuyến trung áp sẽ phát ngược công suất lên lưới điện 110kV. Lúc đó, mỗi xuất tuyến này sẽ trở thành một “nhà máy điện”.
Như vậy, gần 80 xuất tuyến trung áp trên lưới điện thì Đắk Lắk sẽ tương ứng với 80 “nhà máy điện” được đưa vào vận hành với tổng công suất đến cuối năm 2020 dự kiến đạt khoảng 500MW. Đây thực sự sẽ là một thách thức không nhỏ trong công tác điều độ, vận hành lưới điện. Trước hết, công tác tính toán phương thức vận hành trên lưới điện sẽ rất khó khăn do tính không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào “ông trời” của các nguồn ĐMTMN.
Bên cạnh đó, nguy cơ quá tải cục bộ đường dây, máy biến áp khi có sự thay đổi sơ đồ kết dây do sự cố hoặc cắt điện công tác làm thay đổi phân bố công suất trên lưới điện… rất lớn. Ngoài ra, hiện nay tại cấp điều độ phân phối chưa có công cụ dự báo, truy xuất số liệu theo thời gian thực và điều chỉnh công suất đối với các nguồn ĐMTMN nên cũng gây rất nhiều khó khăn trong công tác vận hành lưới điện.
Để đảm bảo vận hành an toàn lưới điện trước các thách thức như trên, ngành điện phải chủ động chuẩn bị các điều kiện về lưới điện cũng như tính toán các giải pháp trong điều độ - vận hành lưới điện. Mặt khác, các chủ đầu tư cần tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định trong việc lựa chọn thiết bị các công trình NLTT và phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc thoả thuận kỹ thuật, thử nghiệm hoặc nghiệm thu trước khi đóng điện vận hành.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Dịch chuyển phát triển năng lượng xanh- Xu hướng không thể đảo ngược

Diễn đàn “Thúc đẩy tiến trình phát triển năng lượng xanh, sạch và bền vững tại Việt Nam”

8 tháng đầu năm, nhập khẩu than tăng mạnh về lượng và giảm về trị giá

Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023 và năm 2024

Thông tin thêm về giá thành đầu tư và giá bán lẻ điện bình quân vùng sâu vùng xa
Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa: Đến năm 2030, 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà

Kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than và kinh nghiệm từ Nhật Bản

Đề xuất vốn điều lệ cho Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia khi trở thành công ty

Growatt hỗ trợ công tác bảo trì hệ thống điện mặt trời cho khách hàng

Công ty Than Quang Hanh sẵn sàng cho Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên TKV năm 2023

Đảm bảo cung cấp khí ổn định cho phát điện

Giá dầu giằng co trước tác động trái chiều bởi thiếu hụt nguồn cung

Petrovietnam tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ điện gió ngoài khơi

Bài 2: Sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện – Giải pháp thiết thực để “xanh hóa” công nghiệp

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán giá điện

Siết chặt điều kiện kinh doanh khí để chống gas lậu, giảm cháy nổ?

Giải pháp nào để năng lượng Việt Nam chuyển sang “xanh”?

20 tỷ USD vốn tư nhân và nước ngoài đổ vào năng lượng tái tạo

Góp ý đổi mới Nghị định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh khí

PC Hải Phòng thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về những ngày cuối tháng

Gỡ vướng mắc mặt bằng các dự án truyền tải điện tại Gia Lai

Thi công Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 và Phước Thái 3

Chung tay tiết kiệm điện qua Chương trình DR

Chuyển đổi sang sử dụng thiết bị điện hiệu suất cao: Lợi ích lớn
