Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp

PV TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng về quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp.
Ra mắt ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm quan hệ Việt Nam - Pháp Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp tân Đại sứ Pháp tại Việt Nam
Chú thích ảnh
Đại sứ Đinh Toàn Thắng, Đại diện thường trực của Chủ tịch nước bên cạnh Hội đồng thường trực Pháp ngữ (CPF) và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF)

Thưa Đại sứ, Việt Nam và Pháp mới kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược, liệu chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sắp tới liệu sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ giữa hai nước?

Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 11 năm quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ Việt Nam - Pháp đã có sự tích lũy cả về lượng và chất, đang chứng kiến những phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến CH Pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là lần đầu tiên sau 22 năm một nguyên thủ quốc gia Việt Nam đến thăm Pháp.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Pháp trải dài trong 4 ngày là sự kết hợp giữa cả hoạt động đa phương, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và các hoạt động song phương, thăm chính thức CH Pháp. Chương trình thăm song phương Pháp là sự thể hiện sự coi trọng vị trí của Pháp và qua Pháp là châu Âu trong định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam, cũng như đối với sự phát triển của quan hệ hai nước.

Chuyến thăm sẽ truyền tải mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam độc lập, tự chủ, chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, coi trọng củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước lớn, các nước đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, trong đó có Pháp, Liên minh châu Âu (EU), châu Âu, đồng thời khẳng định sự coi trọng và cam kết của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế.

Không chỉ góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc, các hoạt động thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới CH Pháp là dấu mốc quan trọng, sẽ tạo thêm khuôn khổ, động lực và mở ra giai đoạn mới để nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp lên một tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.

Theo Đại sứ, đâu là những thế mạnh và lĩnh vực cần thúc đẩy trong quan hệ giữa Việt Nam và Pháp?

Quan hệ Việt Nam - Pháp là quan hệ hữu nghị truyền thống, dù trải qua những thăng trầm, tiếp tục phát triển sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, với nhiều mối liên hệ về lịch sử và những điểm tương đồng về văn hóa.

Hiện nay, hai nước có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường quan hệ. Pháp là nước có vị thế và uy tín chính trị cao trên thế giới, có nền kinh tế phát triển, có vai trò quan trọng hàng đầu ở châu Âu, EU và đang tích cực phát huy vai trò toàn cầu, là thành viên sáng lập và chủ chốt của nhiều tốt chức khu vực và quốc tế quan trọng…, có lợi ích và ảnh hưởng quan trọng ở châu Á. Trong khi đó, Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh, năng động về đối ngoại và hội nhập, có vai trò quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hai nước coi trọng và đánh giá cao vai trò đối tác của nhau trong trong quan hệ giữa hai châu lục, hai khu vực và giữa ASEAN với EU, chia sẻ nhiều quan tâm chung về thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, những giá trị chung như chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc.

Trao đổi, giao lưu giữa hai nước trong các lĩnh vực, ở các cấp độ, quy mô khác nhau luôn sôi nổi và được duy trì ở các hình thức khác nhau trong bối cảnh mới. Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp đông đảo, lâu đời, có truyền thống yêu nước, có thế mạnh về tri thức, có vị trí trong xã hội Pháp, là nguồn lực và vốn quý làm cầu nối cho hai nước, đóng góp cho việc tăng cường hiểu biết và giao lưu.

Trong các tiếp xúc gần đây, lãnh đạo cấp cao hai nước đã khẳng định nhận thức chung về một tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp trên cơ sở các trụ cột hợp tác đã được xác định và tiếp tục được đổi mới, tăng cường. Nhiều điểm nhấn quan trọng cụ thể đã được định hình trong việc tăng cường tin cậy chính trị và giao lưu nhân dân; thúc đẩy hợp tác, tạo chuyển biến về cả chất và lượng trong các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, hàng không, chuyển đổi năng lượng, khoa học - công nghệ, văn hóa, kỹ thuật…

Trong bối cảnh các chuyển động địa chính trị và kinh tế toàn cầu, khu vực đã và đang tác động không nhỏ không chỉ đến quốc tế mà còn đến cả Việt Nam và Pháp, đòi hỏi cả hai bên tăng cường sự năng động trong đối ngoại và hội nhập, phối hợp cùng nhau để có thể tạo ra những chiến lược thích ứng phù hợp, nhằm chia sẻ lợi ích và phục vụ các mục tiêu đối ngoại và phát triển của cả hai nước. Các cơ quan, bộ, ban, ngành và các đối tác hai bên cần nỗ lực, nhanh chóng đề ra các biện pháp để có những hướng đi cụ thể trong lĩnh vực của mình, đáp ứng được các yêu cầu mới của cả Việt Nam và Pháp đang đặt ra ngày càng khẩn trương hơn và đa dạng hơn.

Theo Đại sứ, hai nước cần làm gì để nâng mối quan hệ này lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn?

Việt Nam và Pháp đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng tầm hợp tác song phương cả về lượng và chất, nhất là khi cả hai đều đang đứng trước những đòi hỏi lớn lao về phát triển đất nước cũng như cùng đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hoà bình, hợp tác và phát triển.

Quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo hai nước, sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, sự tham gia tích cực của các đối tác trên mọi lĩnh vực sẽ tạo động lực mới để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên. Mối quan hệ đó sẽ giúp cho cả Việt Nam và Pháp tiếp tục xây dựng sức mạnh và chỗ đứng của mình trong một thế giới đang có nhiều biến động và rất cần các mối hợp tác tăng cường để cùng ứng phó với các thách thức chung về phát triển, an ninh và ổn định.

Để quan hệ phát triển mạnh mẽ hơn, tôi cho rằng Việt Nam và Pháp cần phối hợp hiệu quả, toàn diện hơn nữa, từ hợp tác kinh tế, an ninh - quốc phòng, thương mại, đầu tư, đến khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, văn hóa và giao lưu nhân dân. Trong tất cả các lĩnh vực đều có những tiềm năng cần đánh thức, cần khai thác, cần phát huy hơn nữa. Mỗi bên cần xác định rõ nhu cầu và thế mạnh của mình để có được những mối hợp tác thiết thực thể hiện được tinh thần đối tác và cùng có lợi.

Tôi rất lạc quan và tin rằng với những khuôn khổ hợp tác và xung lực mới mà lãnh đạo hai nước sẽ tạo dựng nhân chuyến thăm chính thức sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, hai nước sẽ có thêm nhiều điều kiện và dư địa để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực và các kênh.

Xin trân trọng cám ơn Đại sứ!

Theo baotintuc.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc.
Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 4/11, đại biểu băn khoăn, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu.
Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Cùng với năng suất lao động thấp, trong khi chi phí logistic còn cao, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp phát triển cảng và đường thủy.
Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, trong tháng 11/2024, mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý dứt điểm tàu cá "03 không".
Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Tại Hội nghị thượng đỉnh GMS, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu sẽ thảo luận về những lĩnh vực hợp tác mới, tạo đột phá cho hợp tác tiểu vùng MeKong.
Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 4/11, đại biểu Rơ Châm H′Phik cho biết, cử tri tỉnh Gia Lai rất phấn khởi, kỳ vọng việc sửa đổi Luật Điện lực lần này.
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Theo đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng, quy định nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi về tiêu thụ trong nước đang gặp vướng mắc khiến nhiều doanh nghiệp bị khởi tố.
Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc dự kiến diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 8/11.
Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh trong tăng trưởng kinh tế-xã hội của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024.
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chúng ta cần đánh thức 3 động lực nội sinh đó là khu vực nông nghiệp, văn hóa và du lịch. Đây là những thế mạnh của Việt Nam.
Khoáng sản là

Khoáng sản là 'miếng mồi ngon', những người biết cách sẽ khai thác triệt để

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp nêu, khoáng sản là "miếng mồi ngon" mà những người biết cách sẽ khai thác triệt để, bất chấp hậu quả.
Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Đại biểu Phạm Văn Thịnh đề nghị cần thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 để không mất cơ hội phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Từ ngày 5-8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8.
Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Thống nhất trình Quốc hội xem xét việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Sáng 3/11, Tổng cục II tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo cho Trung tướng Trần Công Chính, Chính ủy Tổng cục II.
Năng lượng, thương mại, đầu tư - những lĩnh vực tiềm năng đưa quan hệ Việt Nam-Qatar phát triển toàn diện hơn

Năng lượng, thương mại, đầu tư - những lĩnh vực tiềm năng đưa quan hệ Việt Nam-Qatar phát triển toàn diện hơn

Lĩnh vực năng lượng và năng lượng tái tạo, thương mại đầu tư, Halal, giáo dục, du lịch... là những lĩnh vực tiềm năng hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Qatar.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, với vai trò Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Đổi mới Giáo dục và Đào tạo, đã chủ trì Phiên họp năm 2024 tại Trụ sở Chính phủ.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hérnandez

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hérnandez

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hérnandez nhân dịp thăm làm việc tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez

Chiều 2/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Tiếp tục phát triển quan hệ Việt Nam-Cuba lên tầm cao mới toàn diện, thực chất hơn

Tiếp tục phát triển quan hệ Việt Nam-Cuba lên tầm cao mới toàn diện, thực chất hơn

Hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Cuba với quyết tâm tiếp tục phát triển mạnh mẽ quan hệ lên tầm cao mới toàn diện, thực chất, hiệu quả và bền vững hơn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động