Thứ hai 05/05/2025 14:48
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV:

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ việc “thu đúng, thu đủ” trong giá dịch vụ khám chữa bệnh

Đại biểu Quốc hội đề nghị giá dịch vụ khám chữa bệnh phải được Nhà nước thống nhất quản lý tại Luật Giá (sửa đổi).

Giá dịch vụ khám, chữa bệnh phải được giải quyết thấu đáo

Việc “thu đúng, thu đủ” trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh là vấn đề được nhiều người quan tâm trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) lần này.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội

Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội cho biết, vấn đề giá dịch vụ khám chữa bệnh là vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Mặt khác, giá khám bệnh, chữa bệnh có tác động trực tiếp đến Quỹ Bảo hiểm y tế, ngân sách Nhà nước cũng như khả năng chi trả của mỗi người dân chúng ta.

Liên quan đến vấn đề này, dự thảo Luật tại Điều 108 đã quy định về chi phí khám, chữa bệnh; các căn cứ để tính giá khám chữa bệnh và được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá thông qua Luật Giá (sửa đổi). “Đề nghị Bộ Y tếcần phải phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá một cách kỹ lưỡng những quy định liên quan đến giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong dự thảo Luật Giá (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 này”- đại biểu nói.

Bên cạnh đó, vị đại biểu này nhấn mạnh, chúng ta cần hết sức quan tâm, nghiên cứu, cho ý kiến thật kỹ nội dung quan trọng này khi thảo luận về Luật Giá (sửa đổi). Vấn đề giá dịch vụ khám, chữa bệnh phải được giải quyết thấu đáo, hiệu quả để tháo gỡ được nhiều khó khăn, đặc biệt là đảm bảo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá, có khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, mở ra cơ hội tự chủ cho các cơ sở y tế, xã hội hóa ngành y tế.

Đại biểu nêu ví dụ, đối với vấn đề quản lý giá thuốc, hiện tại chúng ta chưa có quy định giá bán ra tại các cơ sở bán thuốc chữa bệnh, chỉ mới khống chế giá bán ra tại các cơ sở bán thuốc của bệnh viện.

Do vậy, vị đại biểu này cũng đề nghị giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải được Nhà nước thống nhất quản lý tại Luật Giá (sửa đổi) theo đó ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; Khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế, thực hiện cơ chế tự chủ và xã hội hóa; Quy định giá bán ra tại các cơ sở bán thuốc chữa bệnh.

Xã hội hóa trong y tế nhưng vai trò của Nhà nước vẫn là trọng tâm

Đại biểu Trần Văn Khải nêu rõ, qua nghiên cứu về Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra quy định khá cụ thể tại Điều 107 dự thảo Luật. “Có thể nói trong thời gian vừa qua, chúng ta cũng đã thể hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến nội dung này. Nghị quyết 20 của Đảng có nói đến xã hội hoá và thực tế cho thấy hệ thống y tế tư nhân về cơ bản hoạt động tốt, góp phần khám, chữa bệnh, đáp ứng được một phần nhu cầu của nhân dân”- đại biểu Trần Văn Khải nhấn mạnh.

Nói về vấn đề xã hội hoá y tế, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, đây cũng là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, trong khi nguồn lực của Nhà nước dành cho lĩnh vực y tế chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Mặc dù có xã hội hoá trong y tế nhưng hiện nay y tế công lập vẫn là chủ yếu, trên 90% vẫn thông qua hệ thống khám, chữa bệnh của Nhà nước.

Hướng tới tự chủ, xã hội hóa trong y tế nhưng vai trò của Nhà nước vẫn là chính, là trọng tâm, là chủ đạo.

Đại biểu chỉ ra, tại Điều 4, Điều 5 dự thảo Luật về các chính sách của Nhà nước, có quy định thể hiện Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản lý, phát triển hoạt động khám, chữa bệnh. Điều 5 có 5 nội dung nói về trách nhiệm quản lý Nhà nước về khám, chữa bệnh.

Đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra rà soát lại các nội dung để dự thảo Luật phản ánh đúng trách nhiệm và chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề khám, chữa bệnh đó là vai trò chủ đạo, tính chủ đạo được thể hiện ở những nội dung này, kể cả trong vấn đề xã hội hóa thì vai trò chủ đạo trong xã hội hóa đối với khám, chữa bệnh như thế nào. Theo tôi, Nhà nước luôn phải giữ vai trò chủ đạo trong khám chữa bệnh cho nhân dân, xã hội hóa y tế nhưng tránh bị lạm dụng”- vị đại biểu này lưu ý.

Quỳnh Nga- Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Tổng Bí thư thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus: Hướng đến '4 hơn' đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo