Đại biểu Quốc hội: Các "tư lệnh ngành" phải đề cao trách nhiệm, tránh tình trạng "hứa suông"

Các đại biểu Quốc hội đều khẳng định Kỳ họp thứ 5 đã đạt được những kết quả tích cực theo kế hoạch đề ra, đáp ứng yêu cầu, mong đợi của cử tri và nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội: Chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Ngày 24/6, Quốc hội xem xét công tác nhân sự, bế mạc kỳ họp thứ 5

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương: 3 ấn tượng về dấu ấn nổi bật đóng góp vào thành công chung kỳ họp

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, đạt được những kết quả tích cực theo kế hoạch đã đề ra, đáp ứng yêu cầu, mong đợi của cử tri và nhân dân, trong đó kết quả công tác lập pháp tại kỳ họp là dấu ấn quan trọng, nổi bật, đóng góp ý nghĩa vào thành công chung của kỳ họp.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương)
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương

Tôi có ba ấn tượng về dấu ấn nổi bật, đóng góp vào thành công chung Kỳ họp thứ 5. Đầu tiên, về công tác tổ chức. Kỳ họp đã được chia thành hai đợt thay vì một đợt như những lần trước đây. Trong một tuần nghỉ giữa hai đợt đã giúp các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra có thời gian tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội; tổng hợp báo cáo và giải trình các nội dung được đại biểu quan tâm. Tại đợt họp thứ hai của kỳ họp, Quốc hội đã xem xét thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng.

Thứ hai, về công tác lập pháp, kỳ họp có khối tượng công việc rất khổng lồ, lên đến 20 dự án luật và các nghị quyết quan trọng. Đây là một con số kỷ lục trong việc xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội, đòi hỏi các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ cũng như bản thân các đại biểu phải làm việc hết công suất.

Thứ ba, về thái độ, tinh thần làm việc của các đại biểu Quốc hội. Kỳ họp thứ 5 diễn ra trong không khí sôi nổi, các ý kiến đóng góp cho các dự án luật, nghị quyết và những vấn đề quan trọng khác có số ý kiến đóng góp rất lớn, thậm chí những con số đăng ký phát biểu cũng rất kỷ lục.

Đơn cử, trong các phiên chất vấn, số đại biểu đăng ký chất vấn các Bộ trưởng từ 100-120 lượt; có những phiên thảo luận như về Luật Đất đai (sửa đổi) có đến hơn 170 đại biểu đăng ký phát biểu. Trong khi đó, đây là một dự án luật chuyên ngành khó, đồ sộ và liên quan đến hơn 100 luật, bộ luật khác nhau. Dù vậy, với tinh thần làm việc trách nhiệm, số lượng đại biểu đăng ký phát biểu, tranh luận rất nhiều, thể hiện sự nghiên cứu chuyên sâu của đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - đoàn Thừa Thiên - Huế: Bớt những "sạn, cát", khuyết thiếu trong dự thảo luật

Mỗi kỳ họp Quốc hội đều có sự đổi mới về phương pháp chỉ đạo, điều hành và tổ chức. Từ chuẩn bị các dự luật, dự thảo Nghị quyết, các chương trình lấy ý kiến Quốc hội, công tác tham gia nghiên cứu tài liệu, tham gia phát biểu, thảo luận đến công tác tiếp thu, giải trình, kết luận trước khi thông qua... rất chặt chẽ, cặn kẽ.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn Thừa Thiên Huế)
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - đoàn Thừa Thiên Huế

Tôi cho rằng các đại biểu Quốc hội ngày càng thể hiện được trách nhiệm bằng cách đầu tư thời gian, đăng ký phát biểu. Số lượng đại biểu đăng ký phát biểu ngày càng nhiều, nên phải có sự xem xét điều chỉnh lại nội dung chương trình cho phù hợp, phải có dự đoán, tính toán nội dung chương trình nào có nhiều đại biểu đăng ký phát biểu để tiệm cận số lượng đăng ký với số lượng được phát biểu.

Kỳ họp Quốc hội nhiệm kỳ mới có sự đổi mới về mặt thời gian, mỗi kỳ họp rút ngắn hơn. Về phương pháp, có sự sắp xếp cho những đại biểu kiêm nhiệm, đại biểu chuyên trách, nhưng cần có sự xem xét, đánh giá, điều chỉnh lại các nội dung, phương pháp lấy ý kiến, làm sao có nhiều ý kiến đại biểu được tổng hợp vào ác dự thảo Nghị quyết, đặc biệt là các dự luật. Với sự đổi mới này sẽ bớt đi những "sạn, cát", khuyết thiếu trong dự thảo luật, dự thảo Nghị quyết đã được chuẩn bị ở cơ quan soạn thảo hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tôi đánh giá cao về tần suất tranh luận của đại biểu Quốc hội với những nội dung tranh luận mang tính chất lợi ích chung chứ không vì quyền lợi của cá nhân nào đó.

Tôi cũng đánh giá cao các cơ quan truyền thông, báo chí tại kỳ họp có sự phân công, bố trí, sắp xếp hài hoà và truyền tải thông tin rất nhanh. Những phát biểu của đại biểu, có những ý kiến sáng tạo đều được các cơ quan truyền thông lĩnh hội, tạo thành những tác phẩm càng ngày càng thể hiện trình độ, tính văn hoá trong truyền thông. Theo tôi, điều này rất nên phát huy.

Đại biểu Trịnh Xuân An - đoàn Đồng Nai: Tuyệt đối không để tình trạng "hứa suông, hứa hão mà không làm”.

Kết quả giám sát của Quốc hội khóa XV mang tính chất song hành với hoạt động điều hành rất trực tiếp. Trong giám sát, hoạt động giám sát của Quốc hội không làm thay cho thanh tra, điều tra nhưng điều quan trọng nhất giám sát của Quốc hội đó là chỉ ra được nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý về mặt chính sách, xử lý về mặt trách nhiệm.

Đại biểu Quốc hội: Các "tư lệnh ngành" phải đề cao trách nhiệm, tránh tình trạng "hứa suông"
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An - đoàn Đồng Nai

Nhưng có một điều các đại biểu Quốc hội và cá nhân tôi trăn trở về những Nghị quyết giám sát về chất vấn, đánh giá về trách nhiệm chưa đúng với kỳ vọng.

Do đó, các đại biểu Quốc hội rất mong muốn chỉ rõ thêm phần trách nhiệm, đúng với chỉ đạo của Đảng là phải làm rõ được trách nhiệm trong quản lý, điều hành với tinh thần dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Tôi cho rằng, việc này cần phải làm đậm nét hơn trong hoạt động giám sát.

Đặc biệt, các Bộ trưởng, Trưởng ngành qua hoạt động chất vấn, giám sát phải ý thức được trách nhiệm của mình. Tôi cho rằng, nếu không làm được nên đứng sang một bên. Bởi, nhận thức được vấn đề, xác định được tồn tại, hạn chế nhưng nếu không có tinh thần trách nhiệm sẽ làm vật cản, cản trở tiến trình phát triển. Quan điểm đưa ra là trách nhiệm phải được đề cao, giải quyết được công việc hiệu quả.

Đối với Quốc hội trong hoạt động chất vấn tuyệt đối không để tình trạng "hứa suông, hứa hão mà không làm”. Với nội dung các Bộ trưởng đã hứa, ghi trong Nghị quyết mà các kỳ họp sau kiểm điểm lại nếu không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn, Quốc hội phải có ý kiến. Các đại biểu Quốc hội chúng tôi sẽ tiếp tục bám nắm những nội dung này.

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.
Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Đại tướng Lương Tam Quang đã có bài viết "Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và tổng kết 40 năm công tác Công an phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu Campuchia, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước.
Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đã gửi thư tới lãnh đạo và giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA tới Saudi Arabia, Qatar
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Trao đổi với Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Australia thời gian tới.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động