Đặc khu kinh tế: Cần “phá rào” để vượt trội

Trong phiên thảo luận tại nghị trường sáng 23/5, hầu hết Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, các điều khoản cho đặc khu kinh tế cần “phá rào” để vượt trội hơn nữa.
Đặc khu kinh tế: Cần “phá rào” để vượt trội
Phối cảnh một dự án của nhà đầu tư chiến lược tại Vân Đồn (Quảng Ninh)

Cần tạo đột phá cho nền kinh tế

Phiên thảo luận tại nghị trường Quốc hội “nóng” với những luận điểm về tính cấp thiết của việc xây dựng 3 đặc khu kinh tế (ĐKKT) Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trong điều kiện kinh tế đất nước hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) phân tích, hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã xây dựng và thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế mới, tuy nhiên cơ bản vẫn theo cung cách và phương thức thông thường, bộ máy quản lý vẫn được tổ chức theo mô hình truyền thống, chưa có những đột phá về thẩm quyền, phương thức thực hiện…

Đó là lý do khiến nền kinh tế nước ta không thể cạnh tranh được với ĐKKT của các quốc gia có vị trí tương đồng Việt Nam. Bởi vậy, việc xây dựng mô hình mới với sự thay đổi toàn diện từ tư duy, nhận thức đến hệ thống thể chế chính sách và phương thức quản lý, điều hành là nhu cầu cấp thiết, là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế. “Đó là bước chuyển từ cơ chế thụ động, chờ đợi các nhà đầu tư sang cơ chế chủ động chào mời và lựa chọn các nhà đầu tư” - đại biểu Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đánh giá, ĐKKT là mô hình mang tính đột phá, là động lực trong chiến lược phát triển kinh tế mà nhiều nước trên thế giới đã làm, như Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải của Trung Quốc, khu kinh tế tự do của Incheon, thành phố quốc tế tự do của Jeju, Hàn Quốc hoặc Dubai... Đây cũng là bước đi mới nhằm khắc phục tình trạng tăng trưởng kinh tế còn thấp, các giải pháp phát triển kinh tế đang có dấu hiệu bão hòa, sức cạnh tranh thấp, thu ngân sách chưa vững chắc. Thực tế là nhiều tỉnh hiện vẫn chủ yếu dựa vào tiền thuế đất hoặc tiền bán đất.

Đặc khu kinh tế: Cần “phá rào” để vượt trội
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn do Sungroup làm chủ đầu tư đang được gấp rút hoàn thiện

ĐBQH Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) khẳng định, nếu dự án Luật Đặc khu được Quốc hội thông qua thì đây là một dấu mốc lịch sử, không chỉ cho riêng 3 địa phương mà còn là của cả nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn cuối cùng của thời kỳ dân số vàng, nguy cơ chưa giàu đã già như cảnh báo của nhiều chuyên gia kinh tế đang về đến sân ga cuối cùng của chuyến hành trình.

"Chúng ta không còn nhiều thời gian và cơ hội để tạo nên sự khác biệt, vì thế những đột phá để đổi mới tinh thần táo bạo, dám nghĩ, dám làm là điều cấp thiết để giảm những nguy cơ đang từng ngày hiển hiện trong tương lai gần. Dự luật lần này lại một lần nữa cần sự táo bạo phá rào trong tư duy để tiếp tục đổi mới đất nước" - đại biểu Phạm Trọng Nhân phát biểu trước Quốc hội.

Đừng quá cầu toàn

Mặc dù đánh giá cao các ý kiến tiếp thu, giải trình của đơn vị soạn thảo luật, tuy nhiên không ít đại biểu bày tỏ băn khoăn khi nhiều điều, khoản được đưa ra trong dự luật còn mang tính quá an toàn. Theo đại biểu Phạm Trọng Nhân, dự luật lần này cần sự táo bạo phá rào trong tư duy để tiếp tục đổi mới đất nước.

“Xin đừng nhìn ba đặc khu đối với tương quan các địa phương trong cả nước mà hãy đặt trong việc cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Có như vậy, chúng ta mới xác lập được tâm thế để bước qua tư duy cục bộ” - đại biểu Phạm Trọng Nhân kiến nghị.

Theo nhiều đại biểu, đây là lần đầu tiên chúng ta xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt dựa trên học tập kinh nghiệm và mô hình phù hợp của nước ngoài, nên việc tiến hành phải vừa mạnh dạn, vừa thận trọng nhưng không quá cầu toàn để không làm chậm các cơ hội thu hút đầu tư nhằm tạo cực tăng trưởng mới để phát triển kinh tế đất nước. Việc tổng kết, đánh giá sau một thời gian vận hành là cần thiết để tiến tới hoàn thiện và mở rộng đến các khu vực, địa bàn khác có điều kiện, khả năng phù hợp.

Đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết của ĐBQH, song Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng - cho rằng, đây là một luật mới, luật khó và chưa có tiền lệ ở Việt Nam, nên tính phức tạp và phạm vi ảnh hưởng rất lớn, sự thận trọng là cần thiết nhưng cũng không nên quá cầu toàn bởi lẽ trong quá trình triển khai thực hiện, có thể xem xét để điều chỉnh, sửa đổi chứ không chỉ dừng lại ở đây. Hiện nay, Hàn Quốc trong 10 năm đã sửa 6 lần, Nhật Bản trong 3 năm sửa 2 lần.

Về cơ chế chính sách, dự thảo luật cũng đã được xây dựng theo theo hai hướng: Hướng thứ nhất là tạo lập môi trường, thể chế một cách thuận lợi, điều kiện và thủ tục thật hấp dẫn và thông thoáng. Có như vậy mới đủ sức hấp dẫn, lôi kéo và thu hút nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược.

Đặc khu kinh tế: Cần “phá rào” để vượt trội
Đại biểu Phạm Trọng Nhân

Ưu đãi mới ở mức bình quân so với các nước

Để các ĐKKT Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đáp ứng được sứ mệnh của nó, thì theo nhiều đại biểu, cần có nhiều ưu đãi vượt trội hơn nữa để thu hút các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư chiến lược.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) thẳng thắn: “Tôi cho rằng một số cơ chế, chính sách thể hiện trong dự thảo luật chưa thực sự có những bước đột phá, thể hiện tính chất vượt trội, đặc biệt. Một số ưu đãi chưa mang tầm quốc tế và tính cạnh tranh chưa cao”.

Ví dụ, về biểu đồ so sánh cơ chế ưu đãi của dự thảo luật với quốc tế được gửi kèm theo trong hồ sơ dự án luật cho thấy còn có những cơ chế ưu đãi mới đạt ở mức độ bình quân của các nước khác, thậm chí còn kém hơn các quy định hiện hành dành cho các khu kinh tế... Điều đó sẽ giảm tính hấp dẫn của các đặc khu. Trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã hình thành nhiều khu kinh tế với ưu đãi hấp dẫn hơn nữa, thì việc chúng ta quá thận trọng, dè dặt khi dành ưu đãi cho ĐKKT sẽ bỏ lỡ cơ hội thu hút nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư chiến lược.

Liên quan đến vấn đề nhiều ý kiến tranh luận về thời hạn cho thuê đất là 70 năm hay 99 năm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nêu quan điểm: “Ở đây phải nhận thức thuê đất 99 năm không giống như tô nhượng của Hồng Kông và Ma Cao đối với toàn bộ lãnh thổ mà đây chúng ta chỉ xem xét vào một số các dự án cụ thể mà dự án này phải được xem xét hết sức cẩn thận, lựa chọn những nhà đầu tư thông minh và những nhà đầu tư có tiềm năng, chứ không phải lo là không thể kiểm soát”.

Đặc khu kinh tế: Cần “phá rào” để vượt trội
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình)

Tán thành thời hạn cho thuê đất cần đưa lên tới 99 năm để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào ĐKKT, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) nhận định: “99 năm mới đảm bảo tính vượt trội và đột phá. Nếu không đưa ra điều này, thì các nhà đầu tư sẽ nhìn vào, so sánh với nước khác, và nếu chúng ta không vượt trội hơn ở điểm đó thì các nhà đầu tư sẽ không vào. Chúng ta cũng không có lo ngại gì, vì tài sản, công trình của họ ở đất nước mình".

Nói như đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang), Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất có những công trình đồ sộ, độc đáo như cụm tòa nhà ETH cao nhất nhì thế giới, khách sạn dát vàng, hay khu phức hợp nghỉ dưỡng cành cọ… đem lại nguồn thu ngân sách rất lớn từ du lịch cho chính quyền nước này. Vậy nếu không thực sự đột phá, vượt trội thì rõ ràng dù có xây dựng ĐKKT, cũng khó kỳ vọng có được những công trình kiến trúc đặc sắc, nổi trội thu hút khách du lịch tương tự như vậy.

TIN LIÊN QUAN
Các đại biểu Quốc hội nói gì về dự án Luật Đặc khu?
Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Bổ sung ngành, nghề ưu tiên phát triển tại từng đặc khu
Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ Kazakhstan, hàng Việt

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Hàng xuất khẩu hai nước không cạnh tranh trực tiếp, Việt Nam có thể xuất nông sản, thủy sản, dệt may... sang Kazakhstan và tới các nước Trung Á, châu Âu.
Việt Nam - Kazakhstan: Nhiều dư địa thúc đẩy hợp tác chiến lược về công nghiệp, năng lượng

Việt Nam - Kazakhstan: Nhiều dư địa thúc đẩy hợp tác chiến lược về công nghiệp, năng lượng

Việt Nam và Kazakhstan nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược, mở rộng hợp tác kinh tế số, logistics, công nghiệp, năng lượng, công nghiệp sạch.
Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực tập luyện để chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Liên bang Nga).
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Việt Nam - Kazakhstan đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Tổng Bí thư Tô Lâm được trao Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm được trao Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất tại Kazakhstan

Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất là nguồn khích lệ to lớn để Việt Nam - Kazakhstan tiếp tục gây dựng những điều tốt đẹp nhất cho tình hữu nghị hai nước.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược

Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược

Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược mở ra bước ngoặt hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Kazakhstan, coi thành công của Kazakhstan là niềm tự hào chung.
Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Chuyến thăm Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương, đưa quan hệ Việt Nam - Kazakhstan phát triển toàn diện.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư khẳng định với khát vọng và mục tiêu phát triển chung, tiềm năng rộng mở, quan hệ hai nước chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển hiệu quả, thực chất.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các tổ chức hội đoàn người Việt tại Kazakhstan trở thành cầu nối vững chắc giữa cộng đồng kiều bào và quê hương.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Mobile VerionPhiên bản di động