Đà Nẵng tiến tới “thành phố không ngủ” để thắp sáng kinh tế đêm

Với việc đưa vào vận hành những hoạt động giải trí ban đêm, thành phố Đà Nẵng đang dần thành công kích cầu hoạt động du lịch, đánh thức kinh tế đêm.
Đà Nẵng: Khởi động chương trình phát triển kinh tế đêm

Du lịch đêm giúp phát triển kinh tế

Trong thời gian vừa qua, với việc thành phố Đà Nẵng ra mắt, tổ chức hoạt động đêm như các đại nhạc hội đêm, lễ hội biểu diễn âm nhạc nghệ thuật Carnival đường phố, đưa vào khai thác bãi biển đêm Mỹ An, phố đi bộ An Thượng, bổ sung thêm ngày phun nước/lửa cho cầu Rồng vào thứ 6 bên cạnh Thứ 7 và Chủ nhật, cùng với các địa điểm chợ đêm Helio, chợ đêm Sơn Trà, chợ đêm Lê Duẩn, các địa điểm vui chơi giải trí hai bên bờ sông Hàn… đã mang đến những trải nghiệm sôi động, đáng nhớ, thành công thu hút hàng chục ngàn lượt khách mỗi ngày, từng bước khôi phục lại hoạt động du lịch, giúp người dân và thành phố phát triển kinh tế.

Đà Nẵng tiến tới “thành phố không ngủ” để thắp sáng kinh tế đêm
Bãi biển đêm Mỹ An là điểm sáng trong đề án phát triển kinh tế đêm của thành phố Đà Nẵng khi thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi ngày.

Theo thống kê, sau khi các hoạt động du lịch, giải trí về đêm trong tháng 7 được tăng cường, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 7/2022 ước đạt 2.407 tỷ đồng, tăng 11,2% so với tháng trước. Trong đó, doanh thu hoạt động lưu trú ước đạt 970 tỷ đồng, tăng 15,6% so với tháng 6; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 1.437 tỷ đồng, tăng 8,4% so với tháng 6. Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ trong tháng 7 ước đạt 514,8 nghìn lượt, tăng 13,1% so với tháng trước; cùng với dịch vụ lưu trú và ăn uống, doanh thu lữ hành và các hoạt động hỗ trợ du lịch cũng tiếp tục tăng cao, ước tính tháng 7 đạt 371 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của ngành du lịch Đà Nẵng, từ khi đưa khu tổ hợp vui chơi, giải trí về đêm Danabeach tại bãi biển Mỹ An vào khai thác, nơi đây đã thu hút lượng lớn người dân và du khách đến vui chơi, trải nghiệm các dịch vụ sôi động xuyên đêm. Thống kê sơ bộ, vào mùa du lịch cao điểm như hiện nay, trung bình mỗi ngày cuối tuần, khu tổ hợp này đón hơn 10 nghìn lượt khách đổ về - đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh thành phố tăng tốc phục hồi du lịch sau đại dịch.

Ông Trần Thanh Thiên - Giám đốc điều hành khu dịch vụ giải trí thể thao Danabeach cho biết, từ khi sản phẩm đưa vào vận hành, sự quan tâm của người dân và du khách là rất lớn, lượng khách đổ về đông, mức chi tiêu mạnh, đặc biệt du khách đều có nhu cầu thức suốt đêm để vui chơi giải trí, phù hợp để phát triển du lịch không ngủ.

Nhìn chung, kết quả hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng trong tháng đầu của Quý III/2022 đã cho thấy bước khởi đầu cho sự phục hồi của du lịch Đà Nẵng đang dần hiện hữu, hoàn thiện bức tranh kinh tế đêm, thực hóa ý tưởng “thành phố không ngủ” của thành phố biển Đà Nẵng đáng sống. Triển vọng đưa du lịch Đà Nẵng trở lại thời kỳ như trước khi dịch bệnh xảy ra là hoàn toàn có thể.

Phong phú hoạt động đêm để thu hút du khách

Theo đó, mặc dù các hoạt động du lịch đêm của thành phố chỉ mới ra mắt nhưng đã dần khẳng định nỗ lực của ngành du lịch Đà Nẵng trong việc khai thác tối đa các tài nguyên sẵn có, định vị nền kinh tế ban đêm so với những địa phương khác như TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Hà Nội…

Giờ đây, khi đến với thành phố Đà Nẵng, du khách không cần di chuyển nhiều nơi, mà các sản phẩm du lịch như ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, bar, pub, lounge, massage, karaoke… đều tập trung tại một địa điểm là phố đi bộ An Thượng và bãi biển đêm Mỹ An – những sản phẩm du lịch đêm mới được khai thác, thỏa mãn nhu cầu “vui chơi tới sáng” của du khách.

Đà Nẵng tiến tới “thành phố không ngủ” để thắp sáng kinh tế đêm
Phố đi bộ An Thượng đưa vào khai thác cùng với các sản phầm du lịch, dịch vụ kèm theo kỳ vọng sẽ kích thích tiêu dùng, du lịch của thành phố.

Đến với thành phố Đà Nẵng dịp này, chị Đồng Nhã Quỳnh (du khách từ thành phố Hồ Chí Minh) bất ngờ vì thành phố biển Đà Nẵng đã “thay da đổi thịt”, có nhiều sản phẩm du lịch đêm để lựa chọn hơn trước, phù hợp với mong muốn của chị cũng như những du khách khác muốn tận hưởng trải nghiệm du lịch đêm tại nơi đây.

“Sản phẩm du lịch tại Đà Nẵng là những điều mà khách du lịch như mình luôn tìm kiếm. Bởi vì khi mình đến với thành phố biển dịp này, nếu so sánh với TP. Hồ Chí Minh thì TP. Đà Nẵng có nhiều địa điểm thú vị hơn với không gian thoáng đãng, các sản phẩm, dịch vụ du lịch được xây dựng liền kề như bãi biển đêm Mỹ An, có thể ngồi café, ngồi ăn uống ngay trên bãi biển, phía sau là mini-bar”, chị Quỳnh chia sẻ.

Ông Trần Đại Nghĩa - Phó trưởng Ban quản lý bán đảo Sơn Trà (TP. Đà Nẵng) chia sẻ, sản phẩm du lịch mới tại bãi biển Mỹ An và khu phố An Thượng là một trong những điểm sáng trong đề án phát triển kinh tế đêm của thành phố, đây là tổ hợp kết hợp giữa phố và biển, độc đáo, sôi động, đầy màu sắc.

“Bãi biển đêm Mỹ An và khu phố đi bộ An Thượng là tổ hợp kết hợp giữa phố và biển, là địa điểm sôi động, độc đáo, đầy màu sắc, có nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới, đón người dân và du khách đến tham quan vui chơi, trải nghiệm rất nhiều dịch vụ”, ông Nghĩa cho hay.

Tuy nhiên, đứng trước cơ hội đón đầu làn sóng du lịch đổ về theo những sự kiện đêm bùng cháy, Đà Nẵng vẫn phải đối mặt với thách thức làm mới mình, làm sao để duy trì sức hấp dẫn trong mắt du khách, có thêm những hoạt động nổi bật bên cạnh những hoạt động đang triển khai thời gian qua.

Đà Nẵng tiến tới “thành phố không ngủ” để thắp sáng kinh tế đêm
Đà Nẵng cần thêm những show diễn nghệ thuật ban đêm đẳng cấp để thu hút du khách.

Ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, để phát triển kinh tế đêm, phải tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm phong phú, đa dạng và hoàn chỉnh, trong đó các sản phẩm về đêm là trụ cột quan trọng. Thời gian qua, thành phố đã đầu tư nhiều nhiều hạng mục quan trọng, nhưng để đưa Đà Nẵng trở thành trung tập du lịch đẳng cấp thì cần đầu tư nhiều hơn nữa, cần những mảnh ghép để du lịch đêm thành phố phát triển thêm hoàn chỉnh.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, nếu như so sánh với các tỉnh thành khác, các sản phẩm vui chơi giải trí về đêm của thành phố Đà Nẵng cơ bản đã hoàn thiện, có sự nổi trội hơn các địa phương, tuy nhiên Đà Nẵng vẫn rất cần có những hoạt động đẳng cấp khác biệt để níu chân du khách, khi nhìn qua tỉnh Quảng Nam láng giềng đang thực sự thành công với show diễn “Ký ức Hội An”.

“Thành phố phố cần đầu tư thêm các hoạt động về đêm như phố đi bộ Bạch Đằng, có thêm những trung tâm mua sắm lớn, bày bán những sản phẩm miễn thuế để kích cầu tiêu dùng các thu hút doanh nghiệp tham gia. Đặc biệt là có thêm những show diễn nghệ thuật lớn, hoành tráng, đẳng cấp. Đây đều là những nội dung trong kế hoạch phát triển của thành phố, nếu như hoàn thiện sẽ giúp hệ sinh thái du lịch đêm của thành phố vươn tầm”, ông Dũng gợi ý.

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Được kì vọng sẽ là nơi giao thương, tập kết hàng hoá của cả khu vực, tuy nhiên đến nay cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn chưa thể phát huy được lợi thế.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.
Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động