Thứ hai 12/05/2025 00:13

Đà Nẵng: Tăng cường xử lý vi phạm liên quan đến chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Thành phố Đà Nẵng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến chậm đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng, đến hết năm 2022, thành phố vẫn còn hơn 100 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với tổng số tiền hơn 70 tỷ đồng. Trong đó, có 15 doanh nghiệp nợ bảo hiểm hàng tỷ đồng. Bên cạnh những đơn vị nợ lớn, có những doanh nghiệp chỉ nợ vài trăm triệu đồng nhưng thời gian nợ kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động liên quan đến các chính sách của bảo hiểm.

Bảo hiễm xã hội Đà Nẵng sẽ quyết liệt trong công tác thanh tra, truy thu bảo hiểm xã hội và thu hồi nợ bảo hiểm xã hội

Ông Nguyễn Hùng Anh – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP. Đà Nẵng cho biết việc doanh nghiệp tập trung nguồn lực ổn định lại sản xuất sau dịch Covid – 19 là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành chính sách pháp luật và quan tâm quyền lợi cho người lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của một số chủ sử dụng lao động còn chưa cao; người lao động chưa hiểu rõ, đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nợ đọng, nợ kéo dài trong đóng bảo hiểm xã hội.

Để thực hiện tốt công tác thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, ngay từ đầu năm, bảo hiểm xã hội thành phố đã tập trung thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được giao. Đồng thời tăng cường thanh tra đột xuất đối với các đơn vị có dấu hiệu vi phạm, đơn vị nợ đóng bảo hiểm. Trong năm 2022, bảo hiểm xã hội đã tiến hành thanh kiểm tra tại 512 lượt đơn vị. Trong đó, thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 373 đơn vị theo kế hoạch; thực hiện thanh tra chuyên ngành đột xuất tại 129 đơn vị, thanh tra liên ngành đột xuất 10 đơn vị. Kết quả, đối với thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động theo kế hoạch, đã kiến nghị truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với 210 lao động chưa đóng, đóng thiếu thời gian với tổng số tiền 650 triệu đồng; kiến nghị truy đóng 120 lao động có mức đóng chưa đúng quy định với số tiền truy đóng là 511 triệu đồng; kiến nghị thu hồi tổng số nợ trước khi đi thanh tra là 50.479 triệu đồng, đến nay đã thu hồi được 12.195 triệu đồng; kiến nghị xuất toán và thu hồi số tiền hưởng chế độ sai quy định về quỹ bảo hiểm xã hội là 755 triệu đồng.

Tại các đơn vị thanh tra đột xuất, kiến nghị truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với 19 lao động chưa đóng, đóng thiếu thời gian với tổng số tiền 272 triệu đồng; kiến nghị truy đóng 10 lao động có mức đóng chưa đúng quy định với số tiền truy đóng là 46 triệu đồng; kiến nghị thu hồi tổng số nợ trước khi đi thanh tra là 40.000 triệu đồng, đến nay đã thu hồi được 2.106 triệu đồng.

Trong năm, Giám đốc bảo hiểm xã hội thành phố đã ký 09 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt 291 triệu đồng; chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng ký quyết định xử phạt 4 đơn vị vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 546 triệu đồng. Trong đó, mới đây nhất ngày 15/12, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo hiểm xã hội đối với Công ty TNHH Cơ khí và thiết bị Việt Khang (đường số 06B KCN Hòa Khánh, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) với mức xử phạt 150 triệu đồng vì vi phạm chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Để bảo đảm giải quyết tốt quyền lợi cho người lao động, bảo hiểm xã hội Đà Nẵng đang tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến các hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Chỉ riêng trong tháng 12/2022, Bảo hiểm xã hội thành phố đã ban hành 6 quyết định thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động có dấu hiệu vi phạm.

“Trong năm 2023, bảo hiểm xã hội TP. Đà Nẵng tiếp tục triển khai nhiệm hoạt động để thực hiện tốt công tác thu, chi bảo hiểm xã hội, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất; kịp thời xử lý, kiến nghị cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi của người lao động”, ông Nguyễn Hùng Anh nói.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

Chi tiết lịch chi trả lương hưu tháng 5 từ ngày 25/4

Sáp nhập tỉnh thành: Động lực mới cho ngành bảo hiểm nhân thọ

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau kỳ nghỉ lễ 30/4

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được tăng lương hưu?

Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Prudential duy trì biên thanh khoản cao 193%

Manulife Việt Nam công bố báo cáo tài chính năm 2024

3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn” với Ngày hội An toàn giao thông cấp liên tỉnh

Manulife phát động cuộc thi “Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á"

Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

Tập đoàn Prudential công bố báo cáo tài chính thường niên năm 2024: Từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược 2027

Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa