Đà Nẵng: “Sức khỏe” của doanh nghiệp quyết định sự phục hồi của nền kinh tế

Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp Đà Nẵng năm 2021, diễn ra sáng 24/9. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thành phố đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 và đang tính kế hoạch mở cửa các hoạt động trở lại theo trạng thái bình thường mới.

Dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng kinh tế cũng bị tác động tiêu cực

Sáng 24/9, TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị “Đối thoại doanh nghiệp năm 2021” (khối doanh nghiệp trong nước) nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, đề xuất hiến kế của doanh nghiệp để cùng nghiên cứu, tháo gỡ, đồng hành cùng doanh nghiệp sẵn sàng trở lại hoạt động trong thái bình thường mới.

Đà Nẵng: Sức khỏe của doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu để quyết định sự phục hồi của nền kinh tế.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã tập trung nêu các khó khăn do dịch Covid - 19 gây ra, tập trung ở việc chi phí gia tăng, chi phí cố định (thuế, nợ ngân hàng, bảo hiểm y tế...), khó khăn đi lại (nhất là ra vào thành phố), khó khăn về đào tạo và tuyển dụng nhân lực,....

Theo Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng - ông Lê Trung Chinh, từ ngày 3/5 đến nay là khoảng thời gian khó khăn và thách thức đối với thành phố do dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp.

Từ ngày 16/8, thành phố đã thực hiện đợt phong tỏa “chưa từng có trong tiền lệ”, toàn thành phố đã tạm dừng hầu hết mọi hoạt động, thực hiện triệt để biện pháp “ai ở đâu ở yên đó”; đồng thời áp dụng nghiêm ngặt quy trình “3 tại chỗ” với số lượng nhân công cho phép tối đa 30% nhằm duy trì sản xuất tối thiểu, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng và hoạt động của doanh nghiệp.

Với những nỗ lực đó, hiện thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh, từng bước mở lại các hoạt động phục hồi và phát triển kinh tế.

Theo lãnh đạo TP. Đà Nẵng, việc triển khai các mô hình “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến” được biết đã gây gia tăng chi phí và phát sinh nhiều vấn đề trong vận hành nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều rất chủ động xây dựng phương án thích nghi với bối cảnh dịch bệnh và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. “Chính sự nỗ lực của các doanh nghiệp đã giúp thành phố đảm bảo “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, ông Chinh nói.

Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng thừa nhận các biện pháp mạnh nhằm khống chế dịch bệnh vừa qua đã tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp ước giảm 4,16%; nguồn thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 69,1% so với cùng kỳ năm 2020. Nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí giải thể.

Đà Nẵng: Sức khỏe của doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu để quyết định sự phục hồi của nền kinh tế.
Siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, Đà Nẵng đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn

Đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ

Đồng hành, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất trong phạm vi thẩm quyền cho phép để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng - ông Hồ Kỳ Minh, tính đến ngày 14/9, thành phố đã hỗ trợ được 11.275/12.527 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động với tổng số tiền 16,7 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ riêng của thành phố.

Đối với việc thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tổng số kinh phí đã hỗ trợ cho các đối tượng tại TP. Đà Nẵng đã thực hiện là gần 76,74 tỷ đồng.

Ngoài ra Liên đoàn lao động thành phố đã hỗ trợ cho hơn 7.300 người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, tổng số tiền khoảng 5 tỷ đồng; hỗ trợ 10.000 suất nhu yếu phẩm cho người lao động khó khăn bởi dịch Covid-19 với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng.

Các chương trình hỗ trợ về miễn giảm lãi, cho vay mới, hỗ trợ về thuế (giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế…) được triển khai có hiệu quả.

Thành phố cũng đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa Covid-19. Tính đến ngày 20/9/2021, thành phố đã tiêm 565.252 liều; trong đó 490.449 người đã tiêm 01 mũi (59,3%); 74.520 người đã tiêm 02 mũi (9,01%). Trong đó, ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp có số lượng người lao động lớn (trên 2.000 người) và các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết yếu như lương thực, thực phẩm, vận tải, hàng không, dược, vật tư, trang thiết bị y tế…

Không để doanh nghiệp nào bị bỏ lại phía sau

Theo Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, dù đã nỗ lực, tuy nhiên, nhiều giải pháp khi triển khai trong thực tế vẫn còn lúng túng, gây không ít trở ngại cho doanh nghiệp.

Đà Nẵng: Sức khỏe của doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu để quyết định sự phục hồi của nền kinh tế.
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng khẳng định, thành phố xác định “sức khoẻ” của doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng phục hồi của nền kinh tế thành phố

Trong thời gian tới, TP. Đà Nẵng sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine ngừa Covid-19 với mục tiêu đến cuối năm 2021 đạt 100% người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ đã có quyết định, dự kiến, thời gian tới, TP. Đà Nẵng sẽ hỗ trợ 50% phí sử dụng hạ tầng trong năm 2021 tại khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung. Hỗ trợ 30% lãi suất đối với các khoản vay tín dụng vốn lưu động trong thời gian 3 tháng (tháng 10-12/2021) cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, vận tải logistics, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao.

Hỗ trợ 50% chi phí xét nghiệm người lao động cho doanh nghiệp trong 3 tháng cuối năm 2021 (mức độ xét nghiệm căn cứ theo Kế hoạch phòng chống dịch và khôi phục kinh tế của thành phố);

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố để khôi phục sản xuất kinh doanh với lãi suất 0% trong thời hạn không quá 24 tháng.

TP. Đà Nẵng cũng kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành hỗ trợ thành phố ở một số lĩnh vực như ưu tiên nguồn vaccine; đề nghị điều chỉnh cơ cấu nợ kéo dài thành 24 tháng (thay vì 12 tháng như hiện nay); đề nghị giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của các doanh nghiệp trong năm 2021; miễn giảm một số loại thuế cho doanh nghiệp trong quý III & IV/2021; giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/9 – 31/12 cho các doanh nghiệp dịch vụ - du lịch....; có chính sách miễn, giảm, chậm đóng bảo hiểm xã hội.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng khẳng định: Thành phố xác định “sức khoẻ” của doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng phục hồi của nền kinh tế; đặc biệt sức mạnh nội lực đến từ các doanh nghiệp trong nước có ý nghĩa quan trọng vì đây chính là nhân tố bảo đảm việc phát huy hiệu quả các nguồn ngoại lực, tạo thành nguồn lực tổng hợp to lớn cho phát triển. "Cũng giống như phương châm chống dịch “không để ai bị bỏ lại phía sau”, lãnh đạo thành phố cam kết sẽ nỗ lực để “không doanh nghiệp nào bị bỏ lại phía sau”, tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng”, ông Lê Trung Chinh nói.

UBND TP. Đà Nẵng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tham mưu sửa đổi Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, nghiên cứu bổ sung đối tượng “cơ sở lưu trú du lịch” áp dụng giá bán lẻ điện bằng với giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất.
Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

TP. Hải Phòng khai thác thế mạnh địa phương, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và kêu gọi sự hợp tác, liên kết từ các địa phương, quốc gia, quốc tế.
Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

Việc đẩy mạnh liên kết vùng được cho là 'chìa khoá' để Quảng Ninh mở rộng không gian phát triển, từ đó tạo động lực phát triển mới.
An Giang:

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Trong danh mục các dự án trọng điểm mời gọi đầu tư tại tỉnh An Giang mới được công bố, có đến 14 dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp, sản xuất công nghiệp.
Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế đã di dời 206 hộ/577 khẩu sinh sống ở vùng có nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Sóng biển kèm theo gió mạnh khiến cho bờ biển phía bắc TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam bị xé toạc kéo dài hơn 200m, ăn sâu vào đến 7m.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Trưa nay (26/11), một cá thể voi đi lạc trên tuyến QL14E (đoạn xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) khiến nhiều người hiếu kỳ tập trung đến xem.
Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Thành phố Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), nơi tập trung nhiều đơn vị sản xuất, khai thác than lớn đã và đang chú trọng trong công tác bảo vệ môi trường xanh.
An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Ngày 26/11/2024, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Sở Công Thương 2 tỉnh An Giang và Tuyên Quang đã triển khai thỏa thuận, hợp tác phát triển về lĩnh vực Công Thương giữa hai địa phương.
Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc là địa phương có tỷ lệ công nghiệp hóa lên tới 64%, lưu lượng công nghiệp lớn, đây là cơ hội để địa phương phát triển ngành dịch vụ logistics.
Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Tối 25/11, Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 đã khai mạc tại Quảng trường Thái Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Hạ tầng số hiện đại -

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Nhờ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng số, Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong chuyển đổi số.
Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực, tăng tốc thực hiện mọi nhiệm vụ đề ra, đến thời điểm này, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2024 của tỉnh ước hoàn thành kế hoạch.
Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 2029/QĐ-UBND về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.
Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thành phố Thanh Hóa sẽ có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 0 giờ, ngày 1/1/2025
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.
Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Mưa lớn kéo dài, nước sông Trà Câu dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Mưa lớn nhiều khiến đất đá từ taluy dương phía sau tràn xuống làm sập một mảng tường lớn tại điểm trưởng Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Chính quyền địa phương đang tích cực hoàn tất các hạng mục khu tái định cư giai đoạn 4 để bố trí cho các hộ còn lại tại dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động